Cú sốc Barca bị loại ở tứ kết năm nay thêm một lần nữa cho thấy nỗ lực chinh phục Champions League hai mùa liên tiếp khó hơn cả lên đỉnh Everest. 24 CLB đã cố gắng tìm cách phá bỏ lời nguyền suốt thời gian qua, nhưng tất cả đều thất bại. Không có đội nào bảo vệ được ngôi vương châu Âu kể từ sau thời Milan của HLV Arrigo Sacchi đánh bại Benfica vào năm 1990.
Carlo Ancelotti là người có đủ trải nghiệm để biết rõ hơn hầu như bất kỳ ai về những thách thức để nâng cao Cup vô địch và cố gắng giữ được nó. Cựu tuyển thủ Italy này chính là thành viên không thể thiếu trong đội hình của Milan oai hùng đoạt Cup C1 liên tiếp hai năm 1989 và 1990.
Ancelotti là thành viên đội bóng gần nhất vô địch châu Âu cấp CLB hai năm liền. Nhưng điều này đã không xảy ra kể từ khi giải đổi tên thành Champions League kể từ mùa 1992-1993. Ảnh: AFP. |
Ông cũng đã nếm vị ngọt chiến thắng ba lần khi cầm quân tại Champions League, với Milan vào các năm 2003 và 2007, và với Real Madrid cách đây hai năm.
“Tôi nghĩ rằng rất khó khăn để giành chức vô địch Champions League, bởi vì giải đấu ngày càng tăng sức cạnh tranh so với quá khứ. Khi chúng tôi đoạt danh hiệu liên tiếp vào năm 1989 và 1990, thời đó không có nhiều trận đấu trên đường tiến vào chung kết và cũng không có nhiều CLB cạnh tranh”, HLV người Italy phân tích trên tờ Goal.
Ông nói tiếp: “Trong quá khứ, chỉ có một CLB đại diện cho mỗi quốc gia giành quyền chơi ở Cup C1. Còn bây giờ, có tới ba hoặc bốn đội từ mỗi quốc gia. Vì điều này, ngày càng khó để bất kỳ đội nào có thể giành chiến thắng chung cuộc”.
Từ 1956 đến 1990, có tới tám CLB giành được hai Cup C1 liên tiếp hoặc nhiều hơn. Đó là Real Madrid (5 lần liên tiếp: 1956-60), Benfica (2: 1961 và 1962), Inter (2: 1964 và 1965), Ajax (3: 1971-73), Bayern (3: 1974-1976), Liverpool (2: 1977 và 1978), Nottingham Forest (2: 1979 và 1980), Milan (2: 1989 và 1990).
Kể từ khi giải đổi tên thành Champions League vào năm 1992 với nhiều cải cách về thể thức thi đấu, không có đội nào đăng quang hai năm liền.
Quan điểm của Ancelotti về quy mô giải đấu với số trận nhiều hơn trước đây tạo ra thách thức lớn hơn là hoàn toàn có cơ sở.
Trước kỷ nguyên Champions League, Cup C1 là một giải đấu theo thể thức loại trực tiếp suốt từ đầu tới khi kết thúc, không có vòng đấu bảng. Sự dễ dàng hơn cho các đội vào tới chung kết thời kỳ trước là điều không thể phủ nhận, với một ví dụ dễ thấy là chức vô địch của PSV năm 1988. CLB của Hà Lan chỉ phải thi đấu tất cả chín trận mùa đó, trong đó thắng ba và không thắng trận nào kể từ vòng tứ kết (đoàn quân của Guus Hiddink khi ấy loại Bordeaux và Real Madrid chỉ nhờ luật bàn thắng sân khách sau cả bốn trận đều hòa, trước khi đánh bại Benfica ở loạt sút luân lưu chung kết).
Ngược lại hoàn toàn, các đội ngày nay phải chơi tối đa tới 13 trận, bao gồm một vòng đấu bảng làm giảm nguy cơ các CLB lớn mạnh nhất có thể sớm bất ngờ bị loại.
Đó là lý do vì sao chỉ có ba đội vào chung kết được đánh giá là hiện tượng thực sự bất ngờ trong kỷ nguyên Champions League: Porto và Monaco, khi họ đấu chung kết 2004, và Bayer Leverkusen của năm 2002.
Những nhà vô địch trong kỷ nguyên Champions League càng về sau càng phải đá nhiều trận và khiến họ kiệt sức khi vào sâu. Ảnh: Reuters. |
Người ta có thể tranh luận rằng cả Real Madrid và Liverpool cũng đều không mạnh khi vô địch năm 1998 và 2005. Nhưng cả hai CLB này đều là siêu cường truyền thống của đấu trường châu lục.
Juventus vào chung kết năm 2015 cũng được coi là một bất ngờ. Nhưng họ là đội vô địch Serie A bốn mùa liên tiếp khi hành quân tới Berlin đấu chung kết với Barca.
Năm giải đấu vô địch quốc gia hàng đầu của châu Âu hiện nay đều có ít nhất ba đại diện tại Champions League. Nghĩa là về cơ bản, các đội muốn đi tới chung kết sẽ phải thi đấu nhiều hơn với các đối thủ có chất lượng cao hơn so với thể thức loại trực tiếp cả giải của Cup C1 trước kia.
Và khi Champions League bước vào các vòng đấu loại trực tiếp, sự hiện diện của đa số các đội có đẳng cấp thực sự sẽ khiến cho cách biệt trình độ giữa các cặp đấu không còn lớn như trước kia. Bất kỳ đội nào cũng có thể bị loại.
“Champions League không phải là giải vô địch quốc gia. Đến các vòng này, mỗi cuộc đấu chỉ còn là hai trận sân nhà và sân khách, và nếu bạn không đạt trạng thái tốt bạn sẽ bị loại”, Ancelotti bình luận thêm. “Những chi tiết dù nhỏ, may mắn và các chấn thương đều thực sự quan trọng với đội của bạn khi vào tới giai đoạn cuối của giải”.
Thực tế, ngay cả những đội hình tài năng nhất cũng có thể sai lầm và thất bại trong những đêm đấu loại trực tiếp, giống như trường hợp của Juve dưới thời Marcello Lippi (bất ngờ thua Dortmund với tỷ số 1-3 ở chung kết tại Munich 1997).
Barcelona thời Pep Guardiola được đánh giá là CLB mạnh nhất mà châu Âu từng chứng kiến kể từ sau Milan của Sacchi. Nhưng ngay cả khi đội bóng của Pep đoạt hai chức vô địch Champions League (mùa 2008–09, và 2010–11), họ cũng không lần nào bảo vệ thành công danh hiệu.
Năm 2010, họ phải dừng lại tại bán kết khi đụng phải Inter của Mourinho. Năm 2012, họ phải trả giá vì cú sút phạt đền hỏng ăn của Messi và hàng loạt cơ hội bỏ lỡ trước khung thành Chelsea tại bán kết.
Barca là đội vô địch phải thoái vị ở mùa kế tiếp nhiều lần nhất, cùng với Real (cùng 4 lần). Ảnh: Reuters. |
Khối lượng công việc lớn của các CLB hàng đầu ngày nay cũng ảnh hưởng tới phong độ tại thời điểm nhất định. Chẳng hạn như Barca của Luis Enrique mùa này không chỉ có mục tiêu bảo vệ Champions League mà còn chịu sức ép giành cú ăn ba mùa thứ hai liên tiếp, đồng thời phải dự cả Club World Cup.
Champions League thay đổi nhiều so với Cup C1 có phải là điều tốt hơn cho bóng đá châu Âu tới giờ vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Nhưng chắc chắn là giải đấu đã trở nên khó khăn hơn để giành chiến thắng.
Nguyễn PhátCú sốc Barca bị loại ở tứ kết năm nay thêm một lần nữa cho thấy nỗ lực chinh phục Champions League hai mùa liên tiếp khó hơn cả lên đỉnh Everest. 24 CLB đã cố gắng tìm cách phá bỏ lời nguyền suốt thời gian qua, nhưng tất cả đều thất bại. Không có đội nào bảo vệ được ngôi vương châu Âu kể từ sau thời Milan của HLV Arrigo Sacchi đánh bại Benfica vào năm 1990.
Carlo Ancelotti là người có đủ trải nghiệm để biết rõ hơn hầu như bất kỳ ai về những thách thức để nâng cao Cup vô địch và cố gắng giữ được nó. Cựu tuyển thủ Italy này chính là thành viên không thể thiếu trong đội hình của Milan oai hùng đoạt Cup C1 liên tiếp hai năm 1989 và 1990.
vi-sao-cac-nha-vo-dich-champions-league-kho-bao-ve-ngoi-bau
Ancelotti là thành viên đội bóng gần nhất vô địch châu Âu cấp CLB hai năm liền. Nhưng điều này đã không xảy ra kể từ khi giải đổi tên thành Champions League kể từ mùa 1992-1993. Ảnh: AFP.
Ông cũng đã nếm vị ngọt chiến thắng ba lần khi cầm quân tại Champions League, với Milan vào các năm 2003 và 2007, và với Real Madrid cách đây hai năm.
“Tôi nghĩ rằng rất khó khăn để giành chức vô địch Champions League, bởi vì giải đấu ngày càng tăng sức cạnh tranh so với quá khứ. Khi chúng tôi đoạt danh hiệu liên tiếp vào năm 1989 và 1990, thời đó không có nhiều trận đấu trên đường tiến vào chung kết và cũng không có nhiều CLB cạnh tranh”, HLV người Italy phân tích trên tờ Goal.
Ông nói tiếp: “Trong quá khứ, chỉ có một CLB đại diện cho mỗi quốc gia giành quyền chơi ở Cup C1. Còn bây giờ, có tới ba hoặc bốn đội từ mỗi quốc gia. Vì điều này, ngày càng khó để bất kỳ đội nào có thể giành chiến thắng chung cuộc”.
Từ 1956 đến 1990, có tới tám CLB giành được hai Cup C1 liên tiếp hoặc nhiều hơn. Đó là Real Madrid (5 lần liên tiếp: 1956-60), Benfica (2: 1961 và 1962), Inter (2: 1964 và 1965), Ajax (3: 1971-73), Bayern (3: 1974-1976), Liverpool (2: 1977 và 1978), Nottingham Forest (2: 1979 và 1980), Milan (2: 1989 và 1990).
Kể từ khi giải đổi tên thành Champions League vào năm 1992 với nhiều cải cách về thể thức thi đấu, không có đội nào đăng quang hai năm liền.
Quan điểm của Ancelotti về quy mô giải đấu với số trận nhiều hơn trước đây tạo ra thách thức lớn hơn là hoàn toàn có cơ sở.
Trước kỷ nguyên Champions League, Cup C1 là một giải đấu theo thể thức loại trực tiếp suốt từ đầu tới khi kết thúc, không có vòng đấu bảng. Sự dễ dàng hơn cho các đội vào tới chung kết thời kỳ trước là điều không thể phủ nhận, với một ví dụ dễ thấy là chức vô địch của PSV năm 1988. CLB của Hà Lan chỉ phải thi đấu tất cả chín trận mùa đó, trong đó thắng ba và không thắng trận nào kể từ vòng tứ kết (đoàn quân của Guus Hiddink khi ấy loại Bordeaux và Real Madrid chỉ nhờ luật bàn thắng sân khách sau cả bốn trận đều hòa, trước khi đánh bại Benfica ở loạt sút luân lưu chung kết).
Ngược lại hoàn toàn, các đội ngày nay phải chơi tối đa tới 13 trận, bao gồm một vòng đấu bảng làm giảm nguy cơ các CLB lớn mạnh nhất có thể sớm bất ngờ bị loại.
Đó là lý do vì sao chỉ có ba đội vào chung kết được đánh giá là hiện tượng thực sự bất ngờ trong kỷ nguyên Champions League: Porto và Monaco, khi họ đấu chung kết 2004, và Bayer Leverkusen của năm 2002.
vi-sao-cac-nha-vo-dich-champions-league-kho-bao-ve-ngoi-bau-1
Những nhà vô địch trong kỷ nguyên Champions League càng về sau càng phải đá nhiều trận và khiến họ kiệt sức khi vào sâu. Ảnh: Reuters.
Người ta có thể tranh luận rằng cả Real Madrid và Liverpool cũng đều không mạnh khi vô địch năm 1998 và 2005. Nhưng cả hai CLB này đều là siêu cường truyền thống của đấu trường châu lục.
Juventus vào chung kết năm 2015 cũng được coi là một bất ngờ. Nhưng họ là đội vô địch Serie A bốn mùa liên tiếp khi hành quân tới Berlin đấu chung kết với Barca.
Năm giải đấu vô địch quốc gia hàng đầu của châu Âu hiện nay đều có ít nhất ba đại diện tại Champions League. Nghĩa là về cơ bản, các đội muốn đi tới chung kết sẽ phải thi đấu nhiều hơn với các đối thủ có chất lượng cao hơn so với thể thức loại trực tiếp cả giải của Cup C1 trước kia.
Và khi Champions League bước vào các vòng đấu loại trực tiếp, sự hiện diện của đa số các đội có đẳng cấp thực sự sẽ khiến cho cách biệt trình độ giữa các cặp đấu không còn lớn như trước kia. Bất kỳ đội nào cũng có thể bị loại.
“Champions League không phải là giải vô địch quốc gia. Đến các vòng này, mỗi cuộc đấu chỉ còn là hai trận sân nhà và sân khách, và nếu bạn không đạt trạng thái tốt bạn sẽ bị loại”, Ancelotti bình luận thêm. “Những chi tiết dù nhỏ, may mắn và các chấn thương đều thực sự quan trọng với đội của bạn khi vào tới giai đoạn cuối của giải”.
Thực tế, ngay cả những đội hình tài năng nhất cũng có thể sai lầm và thất bại trong những đêm đấu loại trực tiếp, giống như trường hợp của Juve dưới thời Marcello Lippi (bất ngờ thua Dortmund với tỷ số 1-3 ở chung kết tại Munich 1997).
Barcelona thời Pep Guardiola được đánh giá là CLB mạnh nhất mà châu Âu từng chứng kiến kể từ sau Milan của Sacchi. Nhưng ngay cả khi đội bóng của Pep đoạt hai chức vô địch Champions League (mùa 2008–09, và 2010–11), họ cũng không lần nào bảo vệ thành công danh hiệu.
Năm 2010, họ phải dừng lại tại bán kết khi đụng phải Inter của Mourinho. Năm 2012, họ phải trả giá vì cú sút phạt đền hỏng ăn của Messi và hàng loạt cơ hội bỏ lỡ trước khung thành Chelsea tại bán kết.
vi-sao-cac-nha-vo-dich-champions-league-kho-bao-ve-ngoi-bau-2
Barca là đội vô địch phải thoái vị ở mùa kế tiếp nhiều lần nhất, cùng với Real (cùng 4 lần). Ảnh: Reuters.
Khối lượng công việc lớn của các CLB hàng đầu ngày nay cũng ảnh hưởng tới phong độ tại thời điểm nhất định. Chẳng hạn như Barca của Luis Enrique mùa này không chỉ có mục tiêu bảo vệ Champions League mà còn chịu sức ép giành cú ăn ba mùa thứ hai liên tiếp, đồng thời phải dự cả Club World Cup.
Champions League thay đổi nhiều so với Cup C1 có phải là điều tốt hơn cho bóng đá châu Âu tới giờ vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Nhưng chắc chắn là giải đấu đã trở nên khó khăn hơn để giành chiến thắng.
Nguyễn Phát