- Ông đánh giá thế nào về tình huống vào bóng của Quế Ngọc Hải với Trần Anh Khoa?
- Tôi xem lại tình huống này mà thấy rợn người. Trong pha bóng này, nếu Anh Khoa không nhanh chân nhảy lên, chấn thương của cậu ấy còn khủng khiếp hơn rất nhiều, có thể dập nát ống đồng. Sau trận đấu, Ngọc Hải có lên tiếng thanh minh, cho rằng lỗi do chơi nhiệt, không phải ác ý. Tuy nhiên, tôi cho rằng trung vệ của Sông Lam đừng biện minh gì cả, chỉ nên ăn năn hối lỗi thì hơn. Đó là một pha bóng bạo lực, mang tính triệt hạ đối thủ, không thể chấp nhận được.
Ngọc Hải là đội trưởng U23 Việt Nam, thời gian gần đây là hình tượng tốt, được rất nhiều người hâm mộ. Vậy mà cậu ấy không có ý thức giữ gìn đôi chân cho đồng nghiệp, làm vậy cũng chính là không tôn trọng nghề nghiệp của bản thân, không tôn trọng khán giả, không tôn trọng tinh thần fair-play của bóng đá.
Hình ảnh tốt đẹp mà Quế Ngọc Hải (áo vàng) gầy dựng vài năm qua đang bị làm xấu đi vì pha phạm lỗi với Anh Khoa cuối tuần qua. |
- Trước thềm mùa giải 2015, lãnh đạo VFF tuyên bố sẽ làm mọi cách để ngăn chặn tình trạng bạo lực ở V-League. Tuy nhiên, hàng loạt sự cố vẫn xảy ra. Theo ông nguyên nhân vì đâu?
- VFF, VPF và Ban tổ chức V-League đang dung túng cho hành vi bạo lực trên sân cỏ. Ví dụ điển hình như sự cố trong trận Sông Lam Nghệ An và Đà Nẵng, đáng ra các bên phải lên tiếng ngay, lập tức đưa ra hình phạt bổ sung như treo giò dài hạn, cấm khoác áo tuyển quốc gia… nhằm răn đe, thì họ lại im lặng. Ban trọng tài cũng cần phải treo còi trọng tài Phùng Đình Dũng. Anh ta đứng gần, thấy rất rõ tình huống vào bóng kinh người đó, nhưng chỉ rút thẻ vàng, thay vì thẻ đỏ. Nếu tiếp tục dung túng như vậy, chuyện V-League hết bạo lực sẽ không bao giờ xảy ra. Các cầu thủ Việt quen chơi bóng ác ý như vậy rồi, khi đi thi đấu quốc tế, sẽ ăn thẻ đỏ ngay lập tức.
- Sông Lam Nghệ An thường tự hào về lối chơi máu lửa của họ. Liệu đó có phải là nguồn gốc dẫn tới việc hàng loạt cầu thủ của CLB này như Huy Hoàng, Đình Đồng, Ngọc Hải…có những pha vào bóng gây thương tổn nặng cho cầu thủ đối phương?
- Khi trò chuyện với tôi, ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch CLB Sông Lam Nghệ An, nói rằng nếu đội bóng mất đi lối chơi máu lửa, nhiệt thì họ không còn là chính mình, mất đi bản sắc. Tuy nhiên, giữa thi đấu máu lửa và thô bạo cách nhau một khoảng vô cùng mong manh. Tôi nghĩ CLB xứ Nghệ nên xem lại mình, họ đã ít nhiều thất bại trong việc giáo dục cầu thủ, khi để hàng loạt ngôi sao của mình thực hiện các pha vào bóng triệt hạ đối phương.
Quế Ngọc Hải đang phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích sau pha vào bóng khiến Anh Khoa phải nằm cáng rời sân. |
- Thời của các ông được dạy như thế nào về việc tôn trọng đôi chân của đối thủ?
- Thời tôi khoác áo Thể Công, chúng tôi luôn được dạy khi thi đấu phải biết phòng thủ, phải biết tránh các pha vào bóng ác ý. Khi bị chơi xấu, tuyệt đối không được đá kiểu trả đũa, đời cầu thủ ngắn, chúng tôi phải biết trân quý đôi chân cho nhau. Chúng tôi được dạy hàng ngày, thậm chí ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, nên tất cả có ý thức khi thi đấu. Nếu Ngọc Hải khoác áo Thể Công ở thời của tôi, cậu ấy sẽ bị đuổi khỏi đội sau pha vào bóng ác ý với Anh Khoa.
- Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng bạo lực là một phần nguyên nhân khiến khán giả chán bóng đá, không đến sân?
- Khán giả đến sân là để thưởng thức bóng đá, không phải để xem thi đấu võ. Xem tình huống Ngọc Hải vào bóng với Anh Khoa, là người từng thi đấu như tôi còn rùng mình, nói gì tới khán giả. Nếu các cầu thủ tiếp tục đá như vậy, chuyện các khán đài V-League vắng dần là tất yếu.
Nam Anh- Ông đánh giá thế nào về tình huống vào bóng của Quế Ngọc Hải với Trần Anh Khoa?
- Tôi xem lại tình huống này mà thấy rợn người. Trong pha bóng này, nếu Anh Khoa không nhanh chân nhảy lên, chấn thương của cậu ấy còn khủng khiếp hơn rất nhiều, có thể dập nát ống đồng. Sau trận đấu, Ngọc Hải có lên tiếng thanh minh, cho rằng lỗi do chơi nhiệt, không phải ác ý. Tuy nhiên, tôi cho rằng trung vệ của Sông Lam đừng biện minh gì cả, chỉ nên ăn năn hối lỗi thì hơn. Đó là một pha bóng bạo lực, mang tính triệt hạ đối thủ, không thể chấp nhận được.
Ngọc Hải là đội trưởng U23 Việt Nam, thời gian gần đây là hình tượng tốt, được rất nhiều người hâm mộ. Vậy mà cậu ấy không có ý thức giữ gìn đôi chân cho đồng nghiệp, làm vậy cũng chính là không tôn trọng nghề nghiệp của bản thân, không tôn trọng khán giả, không tôn trọng tinh thần fair-play của bóng đá.
NH-3359-1442387596.jpg
Hình ảnh tốt đẹp mà Quế Ngọc Hải (áo vàng) gầy dựng vài năm qua đang bị làm xấu đi vì pha phạm lỗi với Anh Khoa cuối tuần qua.
- Trước thềm mùa giải 2015, lãnh đạo VFF tuyên bố sẽ làm mọi cách để ngăn chặn tình trạng bạo lực ở V-League. Tuy nhiên, hàng loạt sự cố vẫn xảy ra. Theo ông nguyên nhân vì đâu?
- VFF, VPF và Ban tổ chức V-League đang dung túng cho hành vi bạo lực trên sân cỏ. Ví dụ điển hình như sự cố trong trận Sông Lam Nghệ An và Đà Nẵng, đáng ra các bên phải lên tiếng ngay, lập tức đưa ra hình phạt bổ sung như treo giò dài hạn, cấm khoác áo tuyển quốc gia… nhằm răn đe, thì họ lại im lặng. Ban trọng tài cũng cần phải treo còi trọng tài Phùng Đình Dũng. Anh ta đứng gần, thấy rất rõ tình huống vào bóng kinh người đó, nhưng chỉ rút thẻ vàng, thay vì thẻ đỏ. Nếu tiếp tục dung túng như vậy, chuyện V-League hết bạo lực sẽ không bao giờ xảy ra. Các cầu thủ Việt quen chơi bóng ác ý như vậy rồi, khi đi thi đấu quốc tế, sẽ ăn thẻ đỏ ngay lập tức.
- Sông Lam Nghệ An thường tự hào về lối chơi máu lửa của họ. Liệu đó có phải là nguồn gốc dẫn tới việc hàng loạt cầu thủ của CLB này như Huy Hoàng, Đình Đồng, Ngọc Hải…có những pha vào bóng gây thương tổn nặng cho cầu thủ đối phương?
- Khi trò chuyện với tôi, ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch CLB Sông Lam Nghệ An, nói rằng nếu đội bóng mất đi lối chơi máu lửa, nhiệt thì họ không còn là chính mình, mất đi bản sắc. Tuy nhiên, giữa thi đấu máu lửa và thô bạo cách nhau một khoảng vô cùng mong manh. Tôi nghĩ CLB xứ Nghệ nên xem lại mình, họ đã ít nhiều thất bại trong việc giáo dục cầu thủ, khi để hàng loạt ngôi sao của mình thực hiện các pha vào bóng triệt hạ đối phương.
A2-4648-1442386904.jpg
Quế Ngọc Hải đang phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích sau pha vào bóng khiến Anh Khoa phải nằm cáng rời sân.
- Thời của các ông được dạy như thế nào về việc tôn trọng đôi chân của đối thủ?
- Thời tôi khoác áo Thể Công, chúng tôi luôn được dạy khi thi đấu phải biết phòng thủ, phải biết tránh các pha vào bóng ác ý. Khi bị chơi xấu, tuyệt đối không được đá kiểu trả đũa, đời cầu thủ ngắn, chúng tôi phải biết trân quý đôi chân cho nhau. Chúng tôi được dạy hàng ngày, thậm chí ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, nên tất cả có ý thức khi thi đấu. Nếu Ngọc Hải khoác áo Thể Công ở thời của tôi, cậu ấy sẽ bị đuổi khỏi đội sau pha vào bóng ác ý với Anh Khoa.
- Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng bạo lực là một phần nguyên nhân khiến khán giả chán bóng đá, không đến sân?
- Khán giả đến sân là để thưởng thức bóng đá, không phải để xem thi đấu võ. Xem tình huống Ngọc Hải vào bóng với Anh Khoa, là người từng thi đấu như tôi còn rùng mình, nói gì tới khán giả. Nếu các cầu thủ tiếp tục đá như vậy, chuyện các khán đài V-League vắng dần là tất yếu.
Nam Anh