Mua cầu thủ giá cao: Biện pháp “chữa cháy” của các CLB

Cũng từ đây, Navibank Sài Gòn phải chi vài mươi tỉ đồng để mua cầu thủ với mong muốn có thành tích khả quan ở V-League 2011. Xót tiền lắm nhưng đành phải chấp nhận, vì đó là biện pháp chữa cháy trong lúc này.

Bầu Trường (bìa phải) - người từng có những vụ chuyển nhượng đình đám với trung vệ Như Thành và tiền đạo Việt Thắng - Ảnh: Sĩ Huyên

Theo quy định, từ V-League 2011 trở đi mỗi CLB phải có tối thiểu năm cầu thủ dưới 21 tuổi. Đây là quy định tốt giúp cầu thủ trẻ có cơ hội phát triển. Để thực hiện quy định nói trên, Navibank Sài Gòn sẽ sớm làm việc với Trường Năng khiếu TDTT TP.HCM để xin tăng cường năm cầu thủ trẻ giỏi nhất.

Bên cạnh đó, CLB sẽ liên kết với trường năng khiếu để đào tạo cầu thủ trẻ. Ngoài ra, lò đào tạo Scavi (đang đóng quân tại Trung tâm thể thao Thành Long) cũng là nơi CLB nhắm tới để chọn lọc cầu thủ trẻ thời gian tới. Nếu không chuẩn bị ngay từ bây giờ, vài năm tới Navibank Sài Gòn tiếp tục bỏ ra một “núi tiền” để mua cầu thủ”.

Còn theo HLV Nguyễn Văn Sỹ: “Để đáp ứng yêu cầu đạt thành tích cao của ông bầu hay nhà tài trợ, chúng tôi phải chọn mua các cầu thủ giỏi. Tuy nhiên, do cầu thủ giỏi hiện quá hiếm nên phải chấp nhận giá chuyển nhượng cao. Để cho ra lò một lứa cầu thủ chất lượng cao là điều không dễ chút nào, bởi rất cần kinh phí và sự kiên nhẫn từ các ông bầu do đây là công việc đòi hỏi thời gian rất dài. Là tân binh ở V-League nên việc đào tạo trẻ của V.Ninh Bình đang trong giai đoạn ban đầu, vì vậy CLB buộc phải chi nhiều tiền để có thể mua các cầu thủ giỏi”.

Tròn chục năm góp mặt ở V-League, dù từng trình làng những tên tuổi nổi bật như Văn Giàu, Tài Em, Hoàng Thương, Thanh Xuân, Nguyễn Nhân, Tiến Phong... nhưng hiện nay lớp kế thừa có chất lượng cao như lứa đàn anh nói trên ở Đồng Tâm Long An vẫn chưa xuất hiện, dù hệ thống đào tạo trẻ của CLB này vẫn được duy trì với sự hỗ trợ từ Trường Năng khiếu thể thao Long An.

Với 11 CLB chuyên nghiệp còn lại, tuy công tác đào tạo trẻ đang vận hành khá tốt nhưng chỉ mới có Đồng Tháp, Sông Lam Nghệ An, Khánh Hòa sử dụng khá nhiều sản phẩm “cây nhà lá vườn” do CLB đào tạo. Còn tại SHB Đà Nẵng, dù có năm đội trẻ thường trực (11-21 tuổi) được đào tạo chính quy nhưng nguồn bổ sung cầu thủ chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng đầy đủ. Do đó, SHB Đà Nẵng buộc phải “đi chợ” cầu thủ với giá chuyển nhượng cao.

S.H.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
75729
Số người truy cập:
8721567