“Nếu trông chờ vào tiền đầu tư của bộ môn cờ vua, Tổng cục Thể dục Thể thao, Quang Liêm không thể có được vị thế như ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi không muốn nói lại chuyện gia đình đã đầu tư như thế nào, mang tiếng kêu ca”, bà Mỹ Lệ chia sẻ với VnExpress. “Tôi chỉ xin kể một câu chuyện mà gia đình không bao giờ quên. Khoảng năm 1998-1999, Quang Liêm lần đầu tiên đi nước ngoài đánh giải nhưng gia đình không có tiền. Đi vay cho con sang Ấn Độ thì buồn cười, vợ chồng tôi quyết định bán mảnh đất mà gia đình dự định để xây nhà, lấy tiền chênh lệch, cho con gần 30 triệu làm kinh phí xuất ngoại. Mảnh đất ở Quận 2 đó bây giờ rất có giá nhưng gia đình không bao giờ hối tiếc vì quyết định năm xưa. Thương con, muốn cho con theo đuổi đam mê nên chúng tôi chấp nhận”.
Tại World Cup vừa qua, Quang Liêm không được Tổng cục Thể dục Thể thao chi tiền vé máy bay. Nguyên nhân là bởi Quang Liêm đang học ở Mỹ, bay thẳng từ xứ cờ hoa sang Azerbaijan trong khi Tổng cục Thể dục Thể thao chỉ chi tiền vé nếu bay từ Việt Nam. Tuy nhiên, kỳ thủ số một Việt Nam cũng như gia đình anh đã gạt đi những điều không hài lòng để thi đấu, vì màu cờ sắc áo quốc gia, vì danh dự cờ vua Việt Nam và vì đam mê của bản thân.
Quang Liêm sang Mỹ học một mình, khoảng hai ngày lại điện về nhà một lần. Ảnh:NVCC |
Quang Liêm bây giờ là kỳ thủ đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, với anh và gia đình, việc học hành vẫn là quan trọng số một. “Khi Quang Liêm 14 tuổi, nhiều người nói rằng con tôi nên gác học văn hóa, chuyên tâm vào cờ. Nếu toàn tâm toàn ý cho cờ vua, ba năm cháu có thể trở thành đại kiện tướng. Bản thân Quang Liêm và gia đình không đồng ý. Cờ vua là đam mê, nhưng học văn hóa mới là quan trọng. Quang Liêm vì vậy vẫn cố học văn hóa và một năm sau đã trở thành đại kiện tướng”,bà Mỹ Lệ tâm sự.
Sau mỗi giải đấu, Quang Liêm lại cuống cuồng lao vào học bù văn hóa để theo kịp chúng bạn. Nhìn cảnh con ngày chỉ được ngủ bốn tiếng, bà Mỹ Lệ xót. Tuy nhiên, bà chỉ khuyên con trai cân nhắc có nên dừng đam mê với cờ vua hay không, chứ chưa một lần nói tới chuyện gác lại việc học.
Quang Liêm không những vươn tới đỉnh cao cờ vua, việc học hành cũng suôn sẻ. Anh đang học tại đại học Webster (Mỹ), chuyên ngành tài chính kế toán như ước mơ từ nhỏ của anh.
Mỗi khi mẹ nói tới chuyện dừng cờ vua, Quang Liêm lại nói: "Con cố được cả học văn hóa và cờ vua, mẹ cứ để con tiếp tục". Ảnh: Đức Đồng |
Để mỹ mãn cả trong cờ vua lẫn học văn hóa, ngoài nỗ lực của Quang Liêm còn có sự hy sinh của người anh trai Quang Long. Hơn hai tuổi, mỗi khi em trai đi thi đấu người anh lại cặm cụi chép bài hộ. Bà Mỹ Lệ cho hay Quang Long không photo bài vở mà chọn cách chép bài để tranh thủ hệ thống lại, khi về Quang Liêm dễ học hơn và có gì khó hỏi thì Quang Long sẽ giải thích thêm. Hiện tại, anh trai của kỳ thủ số một Việt Nam đang làm tiến sĩ tại Pháp.
Việc Quang Liêm vào đại học và sang Mỹ du học là cả một câu chuyện dài. Kỳ thủ số một Việt Nam được tuyển thẳng vào đại học Thể dục Thể thao nhưng muốn theo học tài chính nên thi vào Đại học TP.HCM, sau đó bảo lưu kết quả. Ngay sau đó, anh nhận được học bổng từ một trường đại học uy tín tại Texas nhưng từ chối.
“Học bổng từ Texas quá hấp dẫn, tôi khuyên Liêm nên cân nhắc. Tuy nhiên, Liêm nói muốn bỏ ra hai năm để chuyên tâm theo đuổi cờ vua, sau đó dùng tiền kiếm được để theo đuổi việc học hành cũng không sao. Bất ngờ năm 2013 Quang Liêm lại được Đại học Webster tặng học bổng”, bà Mỹ Lệ kể lại.
Gia đình khuyên nhiều, Quang Liêm lăn tăn về chuyện học tại Đại học Webster. Nhân việc đang đánh giải tại Mỹ, gia đình kỳ thủ số một tới thăm trường để biết điều kiện ra sao. Bất ngờ hiệu trưởng trường đề nghị gặp và cấp ngay học bổng. “Họ nhiệt tình vậy, mình sao từ chối được. Vậy là Quang Liêm quyết định đi du học”, mẹ kỳ thủ số một Việt Nam cười vui kể lại.
Trên đất Mỹ, từ thứ hai tới thứ sau Quang Liêm chuyên tâm cho việc học, hai ngày cuối tuần là dành cho cờ vua. Chỉ khi sắp bước vào giải đấu nào, Quang Liêm mới bớt thời gian học để luyện thêm cờ.
Cuối buổi trò chuyện với VnExpress, bà Mỹ Lệ vẫn trăn trở với chuyện tại Việt Nam nhiều vận động viên thể thao thường chọn cách bỏ học văn hóa. Bà hy vọng rằng câu chuyện của Quang Liêm sẽ trở thành chút động lực cho các vận động viên, dù biết rằng để học tốt văn hóa mà vẫn thành tài ở các môn thể thao là điều vô cùng vất vả.
Lâm Thỏa“Nếu trông chờ vào tiền đầu tư của bộ môn cờ vua, Tổng cục Thể dục Thể thao, Quang Liêm không thể có được vị thế như ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi không muốn nói lại chuyện gia đình đã đầu tư như thế nào, mang tiếng kêu ca”, bà Mỹ Lệ chia sẻ với VnExpress. “Tôi chỉ xin kể một câu chuyện mà gia đình không bao giờ quên. Khoảng năm 1998-1999, Quang Liêm lần đầu tiên đi nước ngoài đánh giải nhưng gia đình không có tiền. Đi vay cho con sang Ấn Độ thì buồn cười, vợ chồng tôi quyết định bán mảnh đất mà gia đình dự định để xây nhà, lấy tiền chênh lệch, cho con gần 30 triệu làm kinh phí xuất ngoại. Mảnh đất ở Quận 2 đó bây giờ rất có giá nhưng gia đình không bao giờ hối tiếc vì quyết định năm xưa. Thương con, muốn cho con theo đuổi đam mê nên chúng tôi chấp nhận”.
Tại World Cup vừa qua, Quang Liêm không được Tổng cục Thể dục Thể thao chi tiền vé máy bay. Nguyên nhân là bởi Quang Liêm đang học ở Mỹ, bay thẳng từ xứ cờ hoa sang Azerbaijan trong khi Tổng cục Thể dục Thể thao chỉ chi tiền vé nếu bay từ Việt Nam. Tuy nhiên, kỳ thủ số một Việt Nam cũng như gia đình anh đã gạt đi những điều không hài lòng để thi đấu, vì màu cờ sắc áo quốc gia, vì danh dự cờ vua Việt Nam và vì đam mê của bản thân.
me-quang-liem-tung-ban-dat-cho-con-di-dau-co-vua
Quang Liêm sang Mỹ học một mình, khoảng hai ngày lại điện về nhà một lần. Ảnh: NVCC
Quang Liêm bây giờ là kỳ thủ đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, với anh và gia đình, việc học hành vẫn là quan trọng số một. “Khi Quang Liêm 14 tuổi, nhiều người nói rằng con tôi nên gác học văn hóa, chuyên tâm vào cờ. Nếu toàn tâm toàn ý cho cờ vua, ba năm cháu có thể trở thành đại kiện tướng. Bản thân Quang Liêm và gia đình không đồng ý. Cờ vua là đam mê, nhưng học văn hóa mới là quan trọng. Quang Liêm vì vậy vẫn cố học văn hóa và một năm sau đã trở thành đại kiện tướng”,bà Mỹ Lệ tâm sự.
Sau mỗi giải đấu, Quang Liêm lại cuống cuồng lao vào học bù văn hóa để theo kịp chúng bạn. Nhìn cảnh con ngày chỉ được ngủ bốn tiếng, bà Mỹ Lệ xót. Tuy nhiên, bà chỉ khuyên con trai cân nhắc có nên dừng đam mê với cờ vua hay không, chứ chưa một lần nói tới chuyện gác lại việc học.
Quang Liêm không những vươn tới đỉnh cao cờ vua, việc học hành cũng suôn sẻ. Anh đang học tại đại học Webster (Mỹ), chuyên ngành tài chính kế toán như ước mơ từ nhỏ của anh.
me-quang-liem-tung-ban-dat-cho-con-di-dau-co-vua-1
Mỗi khi mẹ nói tới chuyện dừng cờ vua, Quang Liêm lại nói: "Con cố được cả học văn hóa và cờ vua, mẹ cứ để con tiếp tục". Ảnh: Đức Đồng
Để mỹ mãn cả trong cờ vua lẫn học văn hóa, ngoài nỗ lực của Quang Liêm còn có sự hy sinh của người anh trai Quang Long. Hơn hai tuổi, mỗi khi em trai đi thi đấu người anh lại cặm cụi chép bài hộ. Bà Mỹ Lệ cho hay Quang Long không photo bài vở mà chọn cách chép bài để tranh thủ hệ thống lại, khi về Quang Liêm dễ học hơn và có gì khó hỏi thì Quang Long sẽ giải thích thêm. Hiện tại, anh trai của kỳ thủ số một Việt Nam đang làm tiến sĩ tại Pháp.
Việc Quang Liêm vào đại học và sang Mỹ du học là cả một câu chuyện dài. Kỳ thủ số một Việt Nam được tuyển thẳng vào đại học Thể dục Thể thao nhưng muốn theo học tài chính nên thi vào Đại học TP.HCM, sau đó bảo lưu kết quả. Ngay sau đó, anh nhận được học bổng từ một trường đại học uy tín tại Texas nhưng từ chối.
“Học bổng từ Texas quá hấp dẫn, tôi khuyên Liêm nên cân nhắc. Tuy nhiên, Liêm nói muốn bỏ ra hai năm để chuyên tâm theo đuổi cờ vua, sau đó dùng tiền kiếm được để theo đuổi việc học hành cũng không sao. Bất ngờ năm 2013 Quang Liêm lại được Đại học Webster tặng học bổng”, bà Mỹ Lệ kể lại.
Gia đình khuyên nhiều, Quang Liêm lăn tăn về chuyện học tại Đại học Webster. Nhân việc đang đánh giải tại Mỹ, gia đình kỳ thủ số một tới thăm trường để biết điều kiện ra sao. Bất ngờ hiệu trưởng trường đề nghị gặp và cấp ngay học bổng. “Họ nhiệt tình vậy, mình sao từ chối được. Vậy là Quang Liêm quyết định đi du học”, mẹ kỳ thủ số một Việt Nam cười vui kể lại.
Trên đất Mỹ, từ thứ hai tới thứ sau Quang Liêm chuyên tâm cho việc học, hai ngày cuối tuần là dành cho cờ vua. Chỉ khi sắp bước vào giải đấu nào, Quang Liêm mới bớt thời gian học để luyện thêm cờ.
Cuối buổi trò chuyện với VnExpress, bà Mỹ Lệ vẫn trăn trở với chuyện tại Việt Nam nhiều vận động viên thể thao thường chọn cách bỏ học văn hóa. Bà hy vọng rằng câu chuyện của Quang Liêm sẽ trở thành chút động lực cho các vận động viên, dù biết rằng để học tốt văn hóa mà vẫn thành tài ở các môn thể thao là điều vô cùng vất vả.
Lâm Thỏa“Nếu trông chờ vào tiền đầu tư của bộ môn cờ vua, Tổng cục Thể dục Thể thao, Quang Liêm không thể có được vị thế như ngày hôm nay. Tuy nhiên, tôi không muốn nói lại chuyện gia đình đã đầu tư như thế nào, mang tiếng kêu ca”, bà Mỹ Lệ chia sẻ với VnExpress. “Tôi chỉ xin kể một câu chuyện mà gia đình không bao giờ quên. Khoảng năm 1998-1999, Quang Liêm lần đầu tiên đi nước ngoài đánh giải nhưng gia đình không có tiền. Đi vay cho con sang Ấn Độ thì buồn cười, vợ chồng tôi quyết định bán mảnh đất mà gia đình dự định để xây nhà, lấy tiền chênh lệch, cho con gần 30 triệu làm kinh phí xuất ngoại. Mảnh đất ở Quận 2 đó bây giờ rất có giá nhưng gia đình không bao giờ hối tiếc vì quyết định năm xưa. Thương con, muốn cho con theo đuổi đam mê nên chúng tôi chấp nhận”.
Tại World Cup vừa qua, Quang Liêm không được Tổng cục Thể dục Thể thao chi tiền vé máy bay. Nguyên nhân là bởi Quang Liêm đang học ở Mỹ, bay thẳng từ xứ cờ hoa sang Azerbaijan trong khi Tổng cục Thể dục Thể thao chỉ chi tiền vé nếu bay từ Việt Nam. Tuy nhiên, kỳ thủ số một Việt Nam cũng như gia đình anh đã gạt đi những điều không hài lòng để thi đấu, vì màu cờ sắc áo quốc gia, vì danh dự cờ vua Việt Nam và vì đam mê của bản thân.
me-quang-liem-tung-ban-dat-cho-con-di-dau-co-vua
Quang Liêm sang Mỹ học một mình, khoảng hai ngày lại điện về nhà một lần. Ảnh: NVCC
Quang Liêm bây giờ là kỳ thủ đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, với anh và gia đình, việc học hành vẫn là quan trọng số một. “Khi Quang Liêm 14 tuổi, nhiều người nói rằng con tôi nên gác học văn hóa, chuyên tâm vào cờ. Nếu toàn tâm toàn ý cho cờ vua, ba năm cháu có thể trở thành đại kiện tướng. Bản thân Quang Liêm và gia đình không đồng ý. Cờ vua là đam mê, nhưng học văn hóa mới là quan trọng. Quang Liêm vì vậy vẫn cố học văn hóa và một năm sau đã trở thành đại kiện tướng”,bà Mỹ Lệ tâm sự.
Sau mỗi giải đấu, Quang Liêm lại cuống cuồng lao vào học bù văn hóa để theo kịp chúng bạn. Nhìn cảnh con ngày chỉ được ngủ bốn tiếng, bà Mỹ Lệ xót. Tuy nhiên, bà chỉ khuyên con trai cân nhắc có nên dừng đam mê với cờ vua hay không, chứ chưa một lần nói tới chuyện gác lại việc học.
Quang Liêm không những vươn tới đỉnh cao cờ vua, việc học hành cũng suôn sẻ. Anh đang học tại đại học Webster (Mỹ), chuyên ngành tài chính kế toán như ước mơ từ nhỏ của anh.
me-quang-liem-tung-ban-dat-cho-con-di-dau-co-vua-1
Mỗi khi mẹ nói tới chuyện dừng cờ vua, Quang Liêm lại nói: "Con cố được cả học văn hóa và cờ vua, mẹ cứ để con tiếp tục". Ảnh: Đức Đồng
Để mỹ mãn cả trong cờ vua lẫn học văn hóa, ngoài nỗ lực của Quang Liêm còn có sự hy sinh của người anh trai Quang Long. Hơn hai tuổi, mỗi khi em trai đi thi đấu người anh lại cặm cụi chép bài hộ. Bà Mỹ Lệ cho hay Quang Long không photo bài vở mà chọn cách chép bài để tranh thủ hệ thống lại, khi về Quang Liêm dễ học hơn và có gì khó hỏi thì Quang Long sẽ giải thích thêm. Hiện tại, anh trai của kỳ thủ số một Việt Nam đang làm tiến sĩ tại Pháp.
Việc Quang Liêm vào đại học và sang Mỹ du học là cả một câu chuyện dài. Kỳ thủ số một Việt Nam được tuyển thẳng vào đại học Thể dục Thể thao nhưng muốn theo học tài chính nên thi vào Đại học TP.HCM, sau đó bảo lưu kết quả. Ngay sau đó, anh nhận được học bổng từ một trường đại học uy tín tại Texas nhưng từ chối.
“Học bổng từ Texas quá hấp dẫn, tôi khuyên Liêm nên cân nhắc. Tuy nhiên, Liêm nói muốn bỏ ra hai năm để chuyên tâm theo đuổi cờ vua, sau đó dùng tiền kiếm được để theo đuổi việc học hành cũng không sao. Bất ngờ năm 2013 Quang Liêm lại được Đại học Webster tặng học bổng”, bà Mỹ Lệ kể lại.
Gia đình khuyên nhiều, Quang Liêm lăn tăn về chuyện học tại Đại học Webster. Nhân việc đang đánh giải tại Mỹ, gia đình kỳ thủ số một tới thăm trường để biết điều kiện ra sao. Bất ngờ hiệu trưởng trường đề nghị gặp và cấp ngay học bổng. “Họ nhiệt tình vậy, mình sao từ chối được. Vậy là Quang Liêm quyết định đi du học”, mẹ kỳ thủ số một Việt Nam cười vui kể lại.
Trên đất Mỹ, từ thứ hai tới thứ sau Quang Liêm chuyên tâm cho việc học, hai ngày cuối tuần là dành cho cờ vua. Chỉ khi sắp bước vào giải đấu nào, Quang Liêm mới bớt thời gian học để luyện thêm cờ.
Cuối buổi trò chuyện với VnExpress, bà Mỹ Lệ vẫn trăn trở với chuyện tại Việt Nam nhiều vận động viên thể thao thường chọn cách bỏ học văn hóa. Bà hy vọng rằng câu chuyện của Quang Liêm sẽ trở thành chút động lực cho các vận động viên, dù biết rằng để học tốt văn hóa mà vẫn thành tài ở các môn thể thao là điều vô cùng vất vả.
Lâm Thỏa