Trước khi về Mỹ, Lee Nguyễn đang nhận mức lương tháng 12.000 đôla và khoản lót tay 250.000 đôla mỗi mùa ở CLB Bình Dương. Nhưng Bình Dương lúc đó trải qua giai đoạn khủng hoảng nội bộ, thay tới bốn HLV chỉ trong thời gian ngắn. Bản thân Lee Nguyễn thì chấn thương, gãy xương ngón út bàn chân, phải về Mỹ phẫu thuật để nẹp đinh. Anh bắt đầu nghĩ đến việc trở lại hẳn xứ sở cờ hoa.
Lee Nguyễn quyết định việc này rất dứt khoát, trong khi ông Nguyễn Văn Phẩm vẫn boăn khoăn vì đã tốn rất nhiều công sức nhập tịch Việt Nam. “Cò” Trần Tiến Đại thì thường xuyên chào mời anh về Sài Gòn Xuân Thành của bầu Thụy với số tiền khủng.
Chấn thương và bất ổn ở Bình Dương khiến Lee Nguyễn (trái) quyết định dứt khoát trở lại Mỹ, khép lại một giai đoạn không thành công với bóng đá Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng. |
"Trước đây, trong nhiều chuyện quan trọng, chẳng hạn như về Việt Nam, Lee đều để cho tôi quyết định. Nhưng lần này, nó rất cương quyết, khi nói rằng 'Ba phải nghe con'. Một người quen khác, am hiểu và biết rõ sự phức tạp của bóng đá Việt Nam, cũng khuyên tôi chân tình rằng Lee Nguyễn có cố ở lại cũng không đá được đâu. Vì vậy, tôi đành thu xếp việc ở Bến Tre rồi cùng với Lee về Mỹ vào tháng 10/2011", ông Phẩm kể lại vớiVnExpress.
Việc đầu tiên của Lee Nguyễn khi trở lại Mỹ là tập vật lý trị liệu, để phục hồi dần vết gãy bàn chân. Nền tảng thể lực lẫn cảm giác bóng của Lee Nguyễn khi đó đều sa sút sau gần hai tháng liền bó bột và đi bằng nạng. Cho đến đầu tháng 1/2012, khi đã bình phục, Lee Nguyễn mới nhờ công ty đại diện liên hệ với ban tổ chức giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) để tìm kiếm đội bóng mới đầu quân.
MLS có đặc thù khác với hầu hết các nền bóng đá chuyên nghiệp khác ở chỗ Ban tổ chức giải cung cấp ba triệu đôla mỗi năm cho các CLB. Vì thế, ban tổ chức, chứ không phải CLB, giữ quyền quyết định mức lương sàn cho cầu thủ. CLB nào muốn mời cầu thủ ngôi sao ở châu Âu lĩnh lương hàng triệu đôla về đầu quân, thì ông chủ CLB đó tự trả tiền nếu vượt ngân khoản mà ban tổ chức phân bổ.
Lấy lý do Lee Nguyễn vừa có ba năm (2009-2011) thi đấu ở Việt Nam, vốn là nền bóng đá thấp, MLS đưa ra mức lương chưa thuế 44.000 đôla mỗi năm, tức là chỉ bằng cầu thủ trẻ mới tốt nghiệp Học viện. Trong khi đó, cuối năm 2006 chính MLS từng chào mời mức lương 200.000 đôla với Lee Nguyễn. Còn so với khoản tiền khổng lồ mà anh kiếm được ở Việt Nam, 44.000 đôla cứ như một con số để "trêu tức nhau". Nhưng Lee Nguyễn chấp nhận, vì xác định từ trước chuyện sẽ bị MLS chơi ép.
"Tôi không muốn mình bị xem như một người bỏ đi. Tôi luôn ý thức rằng sự nghiệp cầu thủ rất ngắn ngủi và không muốn người ta khi nghĩ đến Lee Nguyễn, chỉ nhớ rằng đó từng là một cầu thủ trẻ tiềm năng", Lee Nguyễn lý giải với VnExpress về chuyện anh chấp nhận bị MLS phân biệt đối xử.
Ông Phẩm thì cho rằng con trai bị trả đũa, vì trước đây từng bỏ qua MLS để sang Hà Lan: "Họ cứ vin vào lý do Việt Nam bóng đá kém phát triển, chứ thực ra là họ muốn dằn mặt Lee vì năm xưa, con trai tôi chê họ để sang Hà Lan. Ban tổ chức MLS rất độc đoán, cầu thủ nào chê lời mời của họ hoặc đang đá ở MLS rồi bỏ sang nước khác mà họ không đồng ý, thì sau này quay lại Mỹ cầu thủ đó dễ bị họ o ép. Con trai tôi là một trường hợp như thế".
Lee Nguyên chấp nhận bị phân biệt đối xử khi trở lại Mỹ, nhưng vẫn không giấu thất vọng khi bị Vancouver Whitecaps thải loại. Ảnh: PNG. |
Vì Lee Nguyễn ký hợp đồng với MLS, Ban tổ chức giải thông báo đến các CLB thành viên là họ sẽ tổ chức "quay xổ số" để các đội bốc thăm chọn lựa. Theo kết quả hồi cuối tháng 1/2012, Lee Nguyễn được Vancouver Whitecaps bốc trúng.
Khăn gói sang Canada tập luyện cùng đội bóng mới, tiền vệ sinh năm 1986 tưởng như yên tâm cho mùa giải đầu tiên ở MLS. Nhưng sau một tháng tập luyện cùng CLB và chỉ còn một tuần trước khi khai mạc mùa bóng 2012, trong chuyến tập huấn tại thành phố Orlando (Florida), HLV Martin Rennie của Vancouver Whitecaps gọi Lee Nguyễn ra sảnh khách sạn, thông báo rằng anh không có tên ở CLB và nên tìm đội bóng khác.
Lee Nguyễn nhớ lại: "Trong tập luyện lẫn khi đá giao hữu, tôi thường xuyên bị ông ấy xếp ở đội hình dự bị. Nhưng khi nhận được thông báo, tôi vẫn không giấu nổi thất vọng". Anh sau đó gọi cho bố, và thu xếp đồ đạc để chuẩn bị bay về Dallas với ý nghĩ: "Lại về nhà ngồi chơi xơi nước nữa rồi".
Mắt xanh thấy được người tài
Khi biết chuyện con trai bị Whitecaps thải loại, ông Phẩm liền báo tin cho công ty đại diện của Lee Nguyễn, đồng thời thông báo về tình trạng "thất nghiệp" của anh đến các CLB khác ở MLS với hy vọng còn nước còn tát.
Tin Lee Nguyễn bị sa thải vừa đưa ra, công ty đại diện nhận được ngay cú điện thoại của HLV Jay Heaps đội New England Revolution với yêu cầu đặt vé máy bay cho Lee Nguyễn đến thẳng Boston. Từ sân bay ở Orlando City, Lee Nguyễn đổi vé đến Boston để gặp Jay Heaps. Ở đó anh được New England Revolution ký hợp đồng luôn mà không cần thử việc.
Lee Nguyễn gặp may mắn phút chót là bởi HLV trẻ Jay Heaps, lúc còn thi đấu năm 2005, đã rất ngưỡng mộ tài nghệ Lee Nguyễn khi xem anh đá ở Đại học Indiana, ở tuyển U20 và tuyển Mỹ. "Tôi biết cậu ấy là mẫu cầu thủ có kỹ thuật siêu việt, chơi sáng tạo. Tôi tin rằng một cầu thủ đạt đẳng cấp, được PSV Eindhoven mời về không dễ mai một tài năng, khi mới 25 tuổi", Jay Heaps nói với báo chí Mỹ về lý do tuyển mộ Lee Nguyễn cho New England.
HLV Jay Heaps (giữa) đã không tin nhầm người khi quyết định giang tay chào đón Lee Nguyễn về New England Revolution. Ảnh: USA Today. |
Cặp mắt tinh tường của HLV Jay Heaps đã không nhìn nhầm người tài. Bản hợp đồng Lee Nguyễn với giá “rẻ mạt” trở thành một trong những hợp đồng thành công nhất trong lịch sử New England Revolution. Được Jay Heaps bố trí ở vị trí nhạc trưởng, dẫn dắt lối chơi, Lee Nguyễn chơi thăng hoa như cá gặp nước. Với anh truyền cảm hứng dạt dào, Revolution, từ một đội bóng với ngân quỹ eo hẹp, trở thành thế lực tại MLS mà đỉnh cao là lọt vào trận chung kết MLS Cup 2014. Mùa đó Lee Nguyễn ghi 18 bàn, đóng góp năm lần kiến tạo trong 32 trận. Thậm chí chín trong số những pha lập công của anh đều có tính quyết định, trực tiếp mang về chín trong 17 chiến thắng của đội bóng nước Mỹ - kỷ lục mới của CLB đồng thời cũng là thành tích tốt thứ hai trong lịch sử MLS.
Về phần Lee Nguyễn, khi được hỏi vì sao lại dễ dàng chấp nhận mức lương bèo bọt mà MLS đưa ra, anh trả lời: "Khát khao thi đấu luôn bỏng cháy trong tôi. Tôi chấp nhận tất cả để được ra sân và thỏa ước muốn của mình. Mặt khác, số tiền kiếm được ở Việt Nam mà tôi để dành là đủ đảm bảo tương lai. Tôi rất trân trọng thời gian ở V-League, và muốn gửi lời cảm ơn đến ông chủ của HAGL, Bình Dương vì những ưu ái họ đã dành cho tôi".
Đăng KhoaTrước khi về Mỹ, Lee Nguyễn đang nhận mức lương tháng 12.000 đôla và khoản lót tay 250.000 đôla mỗi mùa ở CLB Bình Dương. Nhưng Bình Dương lúc đó trải qua giai đoạn khủng hoảng nội bộ, thay tới bốn HLV chỉ trong thời gian ngắn. Bản thân Lee Nguyễn thì chấn thương, gãy xương ngón út bàn chân, phải về Mỹ phẫu thuật để nẹp đinh. Anh bắt đầu nghĩ đến việc trở lại hẳn xứ sở cờ hoa.
Lee Nguyễn quyết định việc này rất dứt khoát, trong khi ông Nguyễn Văn Phẩm vẫn boăn khoăn vì đã tốn rất nhiều công sức nhập tịch Việt Nam. “Cò” Trần Tiến Đại thì thường xuyên chào mời anh về Sài Gòn Xuân Thành của bầu Thụy với số tiền khủng.
Lee-4773-1444003479.jpg
Chấn thương và bất ổn ở Bình Dương khiến Lee Nguyễn (trái) quyết định dứt khoát trở lại Mỹ, khép lại một giai đoạn không thành công với bóng đá Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.
"Trước đây, trong nhiều chuyện quan trọng, chẳng hạn như về Việt Nam, Lee đều để cho tôi quyết định. Nhưng lần này, nó rất cương quyết, khi nói rằng 'Ba phải nghe con'. Một người quen khác, am hiểu và biết rõ sự phức tạp của bóng đá Việt Nam, cũng khuyên tôi chân tình rằng Lee Nguyễn có cố ở lại cũng không đá được đâu. Vì vậy, tôi đành thu xếp việc ở Bến Tre rồi cùng với Lee về Mỹ vào tháng 10/2011", ông Phẩm kể lại với VnExpress.
Việc đầu tiên của Lee Nguyễn khi trở lại Mỹ là tập vật lý trị liệu, để phục hồi dần vết gãy bàn chân. Nền tảng thể lực lẫn cảm giác bóng của Lee Nguyễn khi đó đều sa sút sau gần hai tháng liền bó bột và đi bằng nạng. Cho đến đầu tháng 1/2012, khi đã bình phục, Lee Nguyễn mới nhờ công ty đại diện liên hệ với ban tổ chức giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) để tìm kiếm đội bóng mới đầu quân.
MLS có đặc thù khác với hầu hết các nền bóng đá chuyên nghiệp khác ở chỗ Ban tổ chức giải cung cấp ba triệu đôla mỗi năm cho các CLB. Vì thế, ban tổ chức, chứ không phải CLB, giữ quyền quyết định mức lương sàn cho cầu thủ. CLB nào muốn mời cầu thủ ngôi sao ở châu Âu lĩnh lương hàng triệu đôla về đầu quân, thì ông chủ CLB đó tự trả tiền nếu vượt ngân khoản mà ban tổ chức phân bổ.
Lấy lý do Lee Nguyễn vừa có ba năm (2009-2011) thi đấu ở Việt Nam, vốn là nền bóng đá thấp, MLS đưa ra mức lương chưa thuế 44.000 đôla mỗi năm, tức là chỉ bằng cầu thủ trẻ mới tốt nghiệp Học viện. Trong khi đó, cuối năm 2006 chính MLS từng chào mời mức lương 200.000 đôla với Lee Nguyễn. Còn so với khoản tiền khổng lồ mà anh kiếm được ở Việt Nam, 44.000 đôla cứ như một con số để "trêu tức nhau". Nhưng Lee Nguyễn chấp nhận, vì xác định từ trước chuyện sẽ bị MLS chơi ép.
"Tôi không muốn mình bị xem như một người bỏ đi. Tôi luôn ý thức rằng sự nghiệp cầu thủ rất ngắn ngủi và không muốn người ta khi nghĩ đến Lee Nguyễn, chỉ nhớ rằng đó từng là một cầu thủ trẻ tiềm năng", Lee Nguyễn lý giải với VnExpress về chuyện anh chấp nhận bị MLS phân biệt đối xử.
Ông Phẩm thì cho rằng con trai bị trả đũa, vì trước đây từng bỏ qua MLS để sang Hà Lan: "Họ cứ vin vào lý do Việt Nam bóng đá kém phát triển, chứ thực ra là họ muốn dằn mặt Lee vì năm xưa, con trai tôi chê họ để sang Hà Lan. Ban tổ chức MLS rất độc đoán, cầu thủ nào chê lời mời của họ hoặc đang đá ở MLS rồi bỏ sang nước khác mà họ không đồng ý, thì sau này quay lại Mỹ cầu thủ đó dễ bị họ o ép. Con trai tôi là một trường hợp như thế".
Whitecaps-7953-1444003480.jpg
Lee Nguyên chấp nhận bị phân biệt đối xử khi trở lại Mỹ, nhưng vẫn không giấu thất vọng khi bị Vancouver Whitecaps thải loại. Ảnh: PNG.
Vì Lee Nguyễn ký hợp đồng với MLS, Ban tổ chức giải thông báo đến các CLB thành viên là họ sẽ tổ chức "quay xổ số" để các đội bốc thăm chọn lựa. Theo kết quả hồi cuối tháng 1/2012, Lee Nguyễn được Vancouver Whitecaps bốc trúng.
Khăn gói sang Canada tập luyện cùng đội bóng mới, tiền vệ sinh năm 1986 tưởng như yên tâm cho mùa giải đầu tiên ở MLS. Nhưng sau một tháng tập luyện cùng CLB và chỉ còn một tuần trước khi khai mạc mùa bóng 2012, trong chuyến tập huấn tại thành phố Orlando (Florida), HLV Martin Rennie của Vancouver Whitecaps gọi Lee Nguyễn ra sảnh khách sạn, thông báo rằng anh không có tên ở CLB và nên tìm đội bóng khác.
Lee Nguyễn nhớ lại: "Trong tập luyện lẫn khi đá giao hữu, tôi thường xuyên bị ông ấy xếp ở đội hình dự bị. Nhưng khi nhận được thông báo, tôi vẫn không giấu nổi thất vọng". Anh sau đó gọi cho bố, và thu xếp đồ đạc để chuẩn bị bay về Dallas với ý nghĩ: "Lại về nhà ngồi chơi xơi nước nữa rồi".
Mắt xanh thấy được người tài
Khi biết chuyện con trai bị Whitecaps thải loại, ông Phẩm liền báo tin cho công ty đại diện của Lee Nguyễn, đồng thời thông báo về tình trạng "thất nghiệp" của anh đến các CLB khác ở MLS với hy vọng còn nước còn tát.
Tin Lee Nguyễn bị sa thải vừa đưa ra, công ty đại diện nhận được ngay cú điện thoại của HLV Jay Heaps đội New England Revolution với yêu cầu đặt vé máy bay cho Lee Nguyễn đến thẳng Boston. Từ sân bay ở Orlando City, Lee Nguyễn đổi vé đến Boston để gặp Jay Heaps. Ở đó anh được New England Revolution ký hợp đồng luôn mà không cần thử việc.
Lee Nguyễn gặp may mắn phút chót là bởi HLV trẻ Jay Heaps, lúc còn thi đấu năm 2005, đã rất ngưỡng mộ tài nghệ Lee Nguyễn khi xem anh đá ở Đại học Indiana, ở tuyển U20 và tuyển Mỹ. "Tôi biết cậu ấy là mẫu cầu thủ có kỹ thuật siêu việt, chơi sáng tạo. Tôi tin rằng một cầu thủ đạt đẳng cấp, được PSV Eindhoven mời về không dễ mai một tài năng, khi mới 25 tuổi", Jay Heaps nói với báo chí Mỹ về lý do tuyển mộ Lee Nguyễn cho New England.
Lee-2-7005-1444003480.jpg
HLV Jay Heaps (giữa) đã không tin nhầm người khi quyết định giang tay chào đón Lee Nguyễn về New England Revolution. Ảnh: USA Today.
Cặp mắt tinh tường của HLV Jay Heaps đã không nhìn nhầm người tài. Bản hợp đồng Lee Nguyễn với giá “rẻ mạt” trở thành một trong những hợp đồng thành công nhất trong lịch sử New England Revolution. Được Jay Heaps bố trí ở vị trí nhạc trưởng, dẫn dắt lối chơi, Lee Nguyễn chơi thăng hoa như cá gặp nước. Với anh truyền cảm hứng dạt dào, Revolution, từ một đội bóng với ngân quỹ eo hẹp, trở thành thế lực tại MLS mà đỉnh cao là lọt vào trận chung kết MLS Cup 2014. Mùa đó Lee Nguyễn ghi 18 bàn, đóng góp năm lần kiến tạo trong 32 trận. Thậm chí chín trong số những pha lập công của anh đều có tính quyết định, trực tiếp mang về chín trong 17 chiến thắng của đội bóng nước Mỹ - kỷ lục mới của CLB đồng thời cũng là thành tích tốt thứ hai trong lịch sử MLS.
Về phần Lee Nguyễn, khi được hỏi vì sao lại dễ dàng chấp nhận mức lương bèo bọt mà MLS đưa ra, anh trả lời: "Khát khao thi đấu luôn bỏng cháy trong tôi. Tôi chấp nhận tất cả để được ra sân và thỏa ước muốn của mình. Mặt khác, số tiền kiếm được ở Việt Nam mà tôi để dành là đủ đảm bảo tương lai. Tôi rất trân trọng thời gian ở V-League, và muốn gửi lời cảm ơn đến ông chủ của HAGL, Bình Dương vì những ưu ái họ đã dành cho tôi".
Đăng KhoaTrước khi về Mỹ, Lee Nguyễn đang nhận mức lương tháng 12.000 đôla và khoản lót tay 250.000 đôla mỗi mùa ở CLB Bình Dương. Nhưng Bình Dương lúc đó trải qua giai đoạn khủng hoảng nội bộ, thay tới bốn HLV chỉ trong thời gian ngắn. Bản thân Lee Nguyễn thì chấn thương, gãy xương ngón út bàn chân, phải về Mỹ phẫu thuật để nẹp đinh. Anh bắt đầu nghĩ đến việc trở lại hẳn xứ sở cờ hoa.
Lee Nguyễn quyết định việc này rất dứt khoát, trong khi ông Nguyễn Văn Phẩm vẫn boăn khoăn vì đã tốn rất nhiều công sức nhập tịch Việt Nam. “Cò” Trần Tiến Đại thì thường xuyên chào mời anh về Sài Gòn Xuân Thành của bầu Thụy với số tiền khủng.
Lee-4773-1444003479.jpg
Chấn thương và bất ổn ở Bình Dương khiến Lee Nguyễn (trái) quyết định dứt khoát trở lại Mỹ, khép lại một giai đoạn không thành công với bóng đá Việt Nam. Ảnh: Đức Đồng.
"Trước đây, trong nhiều chuyện quan trọng, chẳng hạn như về Việt Nam, Lee đều để cho tôi quyết định. Nhưng lần này, nó rất cương quyết, khi nói rằng 'Ba phải nghe con'. Một người quen khác, am hiểu và biết rõ sự phức tạp của bóng đá Việt Nam, cũng khuyên tôi chân tình rằng Lee Nguyễn có cố ở lại cũng không đá được đâu. Vì vậy, tôi đành thu xếp việc ở Bến Tre rồi cùng với Lee về Mỹ vào tháng 10/2011", ông Phẩm kể lại với VnExpress.
Việc đầu tiên của Lee Nguyễn khi trở lại Mỹ là tập vật lý trị liệu, để phục hồi dần vết gãy bàn chân. Nền tảng thể lực lẫn cảm giác bóng của Lee Nguyễn khi đó đều sa sút sau gần hai tháng liền bó bột và đi bằng nạng. Cho đến đầu tháng 1/2012, khi đã bình phục, Lee Nguyễn mới nhờ công ty đại diện liên hệ với ban tổ chức giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) để tìm kiếm đội bóng mới đầu quân.
MLS có đặc thù khác với hầu hết các nền bóng đá chuyên nghiệp khác ở chỗ Ban tổ chức giải cung cấp ba triệu đôla mỗi năm cho các CLB. Vì thế, ban tổ chức, chứ không phải CLB, giữ quyền quyết định mức lương sàn cho cầu thủ. CLB nào muốn mời cầu thủ ngôi sao ở châu Âu lĩnh lương hàng triệu đôla về đầu quân, thì ông chủ CLB đó tự trả tiền nếu vượt ngân khoản mà ban tổ chức phân bổ.
Lấy lý do Lee Nguyễn vừa có ba năm (2009-2011) thi đấu ở Việt Nam, vốn là nền bóng đá thấp, MLS đưa ra mức lương chưa thuế 44.000 đôla mỗi năm, tức là chỉ bằng cầu thủ trẻ mới tốt nghiệp Học viện. Trong khi đó, cuối năm 2006 chính MLS từng chào mời mức lương 200.000 đôla với Lee Nguyễn. Còn so với khoản tiền khổng lồ mà anh kiếm được ở Việt Nam, 44.000 đôla cứ như một con số để "trêu tức nhau". Nhưng Lee Nguyễn chấp nhận, vì xác định từ trước chuyện sẽ bị MLS chơi ép.
"Tôi không muốn mình bị xem như một người bỏ đi. Tôi luôn ý thức rằng sự nghiệp cầu thủ rất ngắn ngủi và không muốn người ta khi nghĩ đến Lee Nguyễn, chỉ nhớ rằng đó từng là một cầu thủ trẻ tiềm năng", Lee Nguyễn lý giải với VnExpress về chuyện anh chấp nhận bị MLS phân biệt đối xử.
Ông Phẩm thì cho rằng con trai bị trả đũa, vì trước đây từng bỏ qua MLS để sang Hà Lan: "Họ cứ vin vào lý do Việt Nam bóng đá kém phát triển, chứ thực ra là họ muốn dằn mặt Lee vì năm xưa, con trai tôi chê họ để sang Hà Lan. Ban tổ chức MLS rất độc đoán, cầu thủ nào chê lời mời của họ hoặc đang đá ở MLS rồi bỏ sang nước khác mà họ không đồng ý, thì sau này quay lại Mỹ cầu thủ đó dễ bị họ o ép. Con trai tôi là một trường hợp như thế".
Whitecaps-7953-1444003480.jpg
Lee Nguyên chấp nhận bị phân biệt đối xử khi trở lại Mỹ, nhưng vẫn không giấu thất vọng khi bị Vancouver Whitecaps thải loại. Ảnh: PNG.
Vì Lee Nguyễn ký hợp đồng với MLS, Ban tổ chức giải thông báo đến các CLB thành viên là họ sẽ tổ chức "quay xổ số" để các đội bốc thăm chọn lựa. Theo kết quả hồi cuối tháng 1/2012, Lee Nguyễn được Vancouver Whitecaps bốc trúng.
Khăn gói sang Canada tập luyện cùng đội bóng mới, tiền vệ sinh năm 1986 tưởng như yên tâm cho mùa giải đầu tiên ở MLS. Nhưng sau một tháng tập luyện cùng CLB và chỉ còn một tuần trước khi khai mạc mùa bóng 2012, trong chuyến tập huấn tại thành phố Orlando (Florida), HLV Martin Rennie của Vancouver Whitecaps gọi Lee Nguyễn ra sảnh khách sạn, thông báo rằng anh không có tên ở CLB và nên tìm đội bóng khác.
Lee Nguyễn nhớ lại: "Trong tập luyện lẫn khi đá giao hữu, tôi thường xuyên bị ông ấy xếp ở đội hình dự bị. Nhưng khi nhận được thông báo, tôi vẫn không giấu nổi thất vọng". Anh sau đó gọi cho bố, và thu xếp đồ đạc để chuẩn bị bay về Dallas với ý nghĩ: "Lại về nhà ngồi chơi xơi nước nữa rồi".
Mắt xanh thấy được người tài
Khi biết chuyện con trai bị Whitecaps thải loại, ông Phẩm liền báo tin cho công ty đại diện của Lee Nguyễn, đồng thời thông báo về tình trạng "thất nghiệp" của anh đến các CLB khác ở MLS với hy vọng còn nước còn tát.
Tin Lee Nguyễn bị sa thải vừa đưa ra, công ty đại diện nhận được ngay cú điện thoại của HLV Jay Heaps đội New England Revolution với yêu cầu đặt vé máy bay cho Lee Nguyễn đến thẳng Boston. Từ sân bay ở Orlando City, Lee Nguyễn đổi vé đến Boston để gặp Jay Heaps. Ở đó anh được New England Revolution ký hợp đồng luôn mà không cần thử việc.
Lee Nguyễn gặp may mắn phút chót là bởi HLV trẻ Jay Heaps, lúc còn thi đấu năm 2005, đã rất ngưỡng mộ tài nghệ Lee Nguyễn khi xem anh đá ở Đại học Indiana, ở tuyển U20 và tuyển Mỹ. "Tôi biết cậu ấy là mẫu cầu thủ có kỹ thuật siêu việt, chơi sáng tạo. Tôi tin rằng một cầu thủ đạt đẳng cấp, được PSV Eindhoven mời về không dễ mai một tài năng, khi mới 25 tuổi", Jay Heaps nói với báo chí Mỹ về lý do tuyển mộ Lee Nguyễn cho New England.
Lee-2-7005-1444003480.jpg
HLV Jay Heaps (giữa) đã không tin nhầm người khi quyết định giang tay chào đón Lee Nguyễn về New England Revolution. Ảnh: USA Today.
Cặp mắt tinh tường của HLV Jay Heaps đã không nhìn nhầm người tài. Bản hợp đồng Lee Nguyễn với giá “rẻ mạt” trở thành một trong những hợp đồng thành công nhất trong lịch sử New England Revolution. Được Jay Heaps bố trí ở vị trí nhạc trưởng, dẫn dắt lối chơi, Lee Nguyễn chơi thăng hoa như cá gặp nước. Với anh truyền cảm hứng dạt dào, Revolution, từ một đội bóng với ngân quỹ eo hẹp, trở thành thế lực tại MLS mà đỉnh cao là lọt vào trận chung kết MLS Cup 2014. Mùa đó Lee Nguyễn ghi 18 bàn, đóng góp năm lần kiến tạo trong 32 trận. Thậm chí chín trong số những pha lập công của anh đều có tính quyết định, trực tiếp mang về chín trong 17 chiến thắng của đội bóng nước Mỹ - kỷ lục mới của CLB đồng thời cũng là thành tích tốt thứ hai trong lịch sử MLS.
Về phần Lee Nguyễn, khi được hỏi vì sao lại dễ dàng chấp nhận mức lương bèo bọt mà MLS đưa ra, anh trả lời: "Khát khao thi đấu luôn bỏng cháy trong tôi. Tôi chấp nhận tất cả để được ra sân và thỏa ước muốn của mình. Mặt khác, số tiền kiếm được ở Việt Nam mà tôi để dành là đủ đảm bảo tương lai. Tôi rất trân trọng thời gian ở V-League, và muốn gửi lời cảm ơn đến ông chủ của HAGL, Bình Dương vì những ưu ái họ đã dành cho tôi".
Đăng Khoa