Lee Nguyễn nổi tiếng rất sớm ở đội trẻ Dallas Texans, do cựu đội trưởng tuyển Iran dự World Cup 1978 Hassan Nazari dẫn dắt. Năm 2004, anh cùng Texans vô địch giải Dallas Cup rồi đăng quang giải U18 Mỹ và nhận giải thưởng Cầu thủ trung học hay nhất năm. Tuy nhiên, Lee Nguyễn rất có thể sẽ theo đuổi việc học hành nghiêm túc và chỉ xem bóng đá như một thú vui, nếu Jurgen Klinsmann, khi đó đang đảm nhiệm vai trò tuyển trạch viên bóng đá trẻ cho Liên đoàn bóng đá Mỹ, không trực tiếp gọi điện đến nhà.
"Sau khi Lee vô địch U18 với Dallas Texans, gia đình vẫn xác định sẽ cho nó theo việc học hành đến khi nào tốt nghiệp, bên cạnh việc đá bóng cho tuyển trường. Tuy nhiên, một hôm tôi ở nhà và nhận được cú điện thoại, đầu dây bên kia tự xưng là Jurgen Klinsmann", ông Nguyễn Văn Phẩm, cha Lee Nguyễn, kể lại với VnExpress. "Điều đầu tiên Klinsmann thông báo là ông ấy chấm Lee vào danh sách sơ bộ 40 cầu thủ cho tuyển U20 Mỹ chuẩn bị dự giải U20 thế giới. Sau khi hỏi thăm về ý định tương lai của Lee và biết con trai tôi sẽ theo đuổi việc học, Klinsmann đã khuyên gia đình cân nhắc kỹ việc đó".
"Klinsmann nói rằng hệ thống thể thao đại học ở Mỹ rất mạnh. Nhưng với kinh nghiệm, sự từng trải của bản thân, ông ấy cho rằng bóng đá đại học Mỹ, dù mạnh đến đâu, vẫn không thể sánh được với bóng đá chuyên nghiệp. Klinsmann nói Lee có nhiều tiềm năng và ở giai đoạn cực kỳ quan trọng, mà nếu không đi bóng đá chuyên nghiệp từ lúc này, tài năng sẽ khó nâng cao hơn nữa và đến khi tốt nghiệp đại học rồi cũng trở thành một cầu thủ bình thường thôi. Ông ấy cho rằng, rất khó dung hòa, làm tốt cùng lúc cả hai việc, thi đấu thể thao nhà nghề và học hành. Đó là sự lựa chọn sống còn", ông kể tiếp.
Lee Nguyễn nhận phần thưởng "Cầu thủ trung học hay nhất năm 2004" từ tay huyền thoại bóng đá Mỹ Claudio Reyna. Ảnh: NVCC. |
Tại giải U20 thế giới tại Hà Lan, U20 Mỹ bất ngờ hạ U20 Argentina của những Lionel Messi, Sergio Aguero với tỷ số 1-0, sau đó đứng đầu bảng và lọt vào vòng hai - nơi họ dừng bước vì thua U20 Italy. Lee Nguyễn ra sân ba trong bốn trận ở giải năm đó.
Trở về từ Hà Lan, Lee Nguyễn cùng U20 Mỹ dự Milk Cup tại Bắc Ireland và bất ngờ giành chức vô địch giải trẻ danh giá, nơi những David Beckham, Michael Owen hay Steven Gerrard, Wayne Rooney... từng trải nghiệm. Chính HLV khi đó của PSV Eindhoven - Guus Hiddink - do ấn tượng với màn trình diễn của cậu bé gốc Việt đã cử tuyển trạch viên sang Bắc Ireland để theo dõi và tìm hiểu thêm.
Với những giải đấu tuyệt vời cùng U20 Mỹ, hè 2005 Lee Nguyễn nhận được một loạt học bổng từ các trường đại học gửi đến nhà. Sau khi trao đổi với cha, anh chọn Đại học Indiana, chuyên ngành Kinh tế với học bổng được cấp toàn phần, kể cả việc ăn uống hằng ngày tại trường. Sở dĩ, Lee Nguyễn chọn Đại học Indiana là bởi đội bóng đá của trường này, với biệt danh "Hoosiers", nằm trong top 3 các đội dự giải bóng đá sinh viên toàn Mỹ.
Ngay sau khi nhập học, mùa thu 2005 Lee Nguyễn sớm trở thành cầu thủ nổi bật của đội bóng trường Indiana. Ngay mùa giải sinh viên đầu tiên mà anh góp mặt - cuối năm 2005, Lee Nguyễn ghi năm bàn, kiến thiết 22 bàn khác và thắng giải "Fresh Man" - Tân binh hay nhất mùa. Cơ hội mở ra cánh cửa thi đấu chuyên nghiệp đến với anh, khi PSV Eindhoven ngỏ lời.
Klinsmann đã đưa ra lời khuyên kịp thời, giúp Lee Nguyễn có ngả rẽ quyết định trên con đường trở thành một siêu sao bóng đá. Ảnh: Ussoccerplayers. |
Sau cú điện thoại của Klinsmann, ông Phẩm suy nghĩ rất nhiều. Vì vậy khi Lee Nguyễn nhận được lời mời của đội bóng Hà Lan, cả gia đình và bản thân anh đã chấp nhận việc dừng học tại Indiana để sang châu Âu. "Biết là mạo hiểm, nhưng đời người không dễ gì có lần thứ hai", Lee Nguyễn sau này chia sẻ trên Bent Musket - tờ báo ruột của CLB New England Revolution.
Chuyện anh bỏ ngang việc học tại Indiana đã tác động rất lớn đến tư tưởng Lee Nguyễn về sau, nhất là quyết định từ bỏ cả "núi tiền" nhận được ở Việt Nam để trở lại MLS cuối năm 2011. "Trong cuộc sống, tôi không hối tiếc bất cứ việc gì đã làm, nhưng tôi nghĩ mình đã bỏ ngang việc học để đi theo bóng đá chuyên nghiệp và tôi không thể để sự nghiệp của mình chìm vào quên lãng. Tôi phải về Mỹ để chứng tỏ rằng, tôi không phải là cầu thủ thất bại như người ta nghĩ. Tôi muốn chứng tỏ năng lực và mục đích lớn nhất là quay trở lại tuyển Mỹ".
Quyết định bỏ ngang việc học để sang Hà Lan khoác áo PSV là bước đi dũng cảm, nhưng đúng đắn đầu tiên trong sự nghiệp nhà nghề của Lee Nguyễn. Ảnh: PSV. |
Quyết tâm sắt đá đó được Lee Nguyễn thể hiện bằng mùa giải 2014 rực rỡ với 20 bàn, đưa New England Revolution lọt vào chung kết MLS Cup. Tháng 11/2014, HLV Klinsmann, sau lần bỏ rơi Lee Nguyễn khi lên danh sách cầu thủ dự World Cup 2014, đã quyết định triệu tập nhạc trưởng của Revolutions vào tuyển Mỹ sau bảy năm dài vắng bóng, kể từ Copa America 2007.
Đăng KhoaLee Nguyễn nổi tiếng rất sớm ở đội trẻ Dallas Texans, do cựu đội trưởng tuyển Iran dự World Cup 1978 Hassan Nazari dẫn dắt. Năm 2004, anh cùng Texans vô địch giải Dallas Cup rồi đăng quang giải U18 Mỹ và nhận giải thưởng Cầu thủ trung học hay nhất năm. Tuy nhiên, Lee Nguyễn rất có thể sẽ theo đuổi việc học hành nghiêm túc và chỉ xem bóng đá như một thú vui, nếu Jurgen Klinsmann, khi đó đang đảm nhiệm vai trò tuyển trạch viên bóng đá trẻ cho Liên đoàn bóng đá Mỹ, không trực tiếp gọi điện đến nhà.
"Sau khi Lee vô địch U18 với Dallas Texans, gia đình vẫn xác định sẽ cho nó theo việc học hành đến khi nào tốt nghiệp, bên cạnh việc đá bóng cho tuyển trường. Tuy nhiên, một hôm tôi ở nhà và nhận được cú điện thoại, đầu dây bên kia tự xưng là Jurgen Klinsmann", ông Nguyễn Văn Phẩm, cha Lee Nguyễn, kể lại với VnExpress. "Điều đầu tiên Klinsmann thông báo là ông ấy chấm Lee vào danh sách sơ bộ 40 cầu thủ cho tuyển U20 Mỹ chuẩn bị dự giải U20 thế giới. Sau khi hỏi thăm về ý định tương lai của Lee và biết con trai tôi sẽ theo đuổi việc học, Klinsmann đã khuyên gia đình cân nhắc kỹ việc đó".
"Klinsmann nói rằng hệ thống thể thao đại học ở Mỹ rất mạnh. Nhưng với kinh nghiệm, sự từng trải của bản thân, ông ấy cho rằng bóng đá đại học Mỹ, dù mạnh đến đâu, vẫn không thể sánh được với bóng đá chuyên nghiệp. Klinsmann nói Lee có nhiều tiềm năng và ở giai đoạn cực kỳ quan trọng, mà nếu không đi bóng đá chuyên nghiệp từ lúc này, tài năng sẽ khó nâng cao hơn nữa và đến khi tốt nghiệp đại học rồi cũng trở thành một cầu thủ bình thường thôi. Ông ấy cho rằng, rất khó dung hòa, làm tốt cùng lúc cả hai việc, thi đấu thể thao nhà nghề và học hành. Đó là sự lựa chọn sống còn", ông kể tiếp.
Lee-Nguyen-player-of-Year-6437-144308254
Lee Nguyễn nhận phần thưởng "Cầu thủ trung học hay nhất năm 2004" từ tay huyền thoại bóng đá Mỹ Claudio Reyna. Ảnh: NVCC.
Tại giải U20 thế giới tại Hà Lan, U20 Mỹ bất ngờ hạ U20 Argentina của những Lionel Messi, Sergio Aguero với tỷ số 1-0, sau đó đứng đầu bảng và lọt vào vòng hai - nơi họ dừng bước vì thua U20 Italy. Lee Nguyễn ra sân ba trong bốn trận ở giải năm đó.
Trở về từ Hà Lan, Lee Nguyễn cùng U20 Mỹ dự Milk Cup tại Bắc Ireland và bất ngờ giành chức vô địch giải trẻ danh giá, nơi những David Beckham, Michael Owen hay Steven Gerrard, Wayne Rooney... từng trải nghiệm. Chính HLV khi đó của PSV Eindhoven - Guus Hiddink - do ấn tượng với màn trình diễn của cậu bé gốc Việt đã cử tuyển trạch viên sang Bắc Ireland để theo dõi và tìm hiểu thêm.
Với những giải đấu tuyệt vời cùng U20 Mỹ, hè 2005 Lee Nguyễn nhận được một loạt học bổng từ các trường đại học gửi đến nhà. Sau khi trao đổi với cha, anh chọn Đại học Indiana, chuyên ngành Kinh tế với học bổng được cấp toàn phần, kể cả việc ăn uống hằng ngày tại trường. Sở dĩ, Lee Nguyễn chọn Đại học Indiana là bởi đội bóng đá của trường này, với biệt danh "Hoosiers", nằm trong top 3 các đội dự giải bóng đá sinh viên toàn Mỹ.
Ngay sau khi nhập học, mùa thu 2005 Lee Nguyễn sớm trở thành cầu thủ nổi bật của đội bóng trường Indiana. Ngay mùa giải sinh viên đầu tiên mà anh góp mặt - cuối năm 2005, Lee Nguyễn ghi năm bàn, kiến thiết 22 bàn khác và thắng giải "Fresh Man" - Tân binh hay nhất mùa. Cơ hội mở ra cánh cửa thi đấu chuyên nghiệp đến với anh, khi PSV Eindhoven ngỏ lời.
Lee-3-6970-1443082545.jpg
Klinsmann đã đưa ra lời khuyên kịp thời, giúp Lee Nguyễn có ngả rẽ quyết định trên con đường trở thành một siêu sao bóng đá. Ảnh: Ussoccerplayers.
Sau cú điện thoại của Klinsmann, ông Phẩm suy nghĩ rất nhiều. Vì vậy khi Lee Nguyễn nhận được lời mời của đội bóng Hà Lan, cả gia đình và bản thân anh đã chấp nhận việc dừng học tại Indiana để sang châu Âu. "Biết là mạo hiểm, nhưng đời người không dễ gì có lần thứ hai", Lee Nguyễn sau này chia sẻ trên Bent Musket - tờ báo ruột của CLB New England Revolution.
Chuyện anh bỏ ngang việc học tại Indiana đã tác động rất lớn đến tư tưởng Lee Nguyễn về sau, nhất là quyết định từ bỏ cả "núi tiền" nhận được ở Việt Nam để trở lại MLS cuối năm 2011. "Trong cuộc sống, tôi không hối tiếc bất cứ việc gì đã làm, nhưng tôi nghĩ mình đã bỏ ngang việc học để đi theo bóng đá chuyên nghiệp và tôi không thể để sự nghiệp của mình chìm vào quên lãng. Tôi phải về Mỹ để chứng tỏ rằng, tôi không phải là cầu thủ thất bại như người ta nghĩ. Tôi muốn chứng tỏ năng lực và mục đích lớn nhất là quay trở lại tuyển Mỹ".
Leee-4367-1443082545.jpg
Quyết định bỏ ngang việc học để sang Hà Lan khoác áo PSV là bước đi dũng cảm, nhưng đúng đắn đầu tiên trong sự nghiệp nhà nghề của Lee Nguyễn. Ảnh: PSV.
Quyết tâm sắt đá đó được Lee Nguyễn thể hiện bằng mùa giải 2014 rực rỡ với 20 bàn, đưa New England Revolution lọt vào chung kết MLS Cup. Tháng 11/2014, HLV Klinsmann, sau lần bỏ rơi Lee Nguyễn khi lên danh sách cầu thủ dự World Cup 2014, đã quyết định triệu tập nhạc trưởng của Revolutions vào tuyển Mỹ sau bảy năm dài vắng bóng, kể từ Copa America 2007.
Đăng KhoaLee Nguyễn nổi tiếng rất sớm ở đội trẻ Dallas Texans, do cựu đội trưởng tuyển Iran dự World Cup 1978 Hassan Nazari dẫn dắt. Năm 2004, anh cùng Texans vô địch giải Dallas Cup rồi đăng quang giải U18 Mỹ và nhận giải thưởng Cầu thủ trung học hay nhất năm. Tuy nhiên, Lee Nguyễn rất có thể sẽ theo đuổi việc học hành nghiêm túc và chỉ xem bóng đá như một thú vui, nếu Jurgen Klinsmann, khi đó đang đảm nhiệm vai trò tuyển trạch viên bóng đá trẻ cho Liên đoàn bóng đá Mỹ, không trực tiếp gọi điện đến nhà.
"Sau khi Lee vô địch U18 với Dallas Texans, gia đình vẫn xác định sẽ cho nó theo việc học hành đến khi nào tốt nghiệp, bên cạnh việc đá bóng cho tuyển trường. Tuy nhiên, một hôm tôi ở nhà và nhận được cú điện thoại, đầu dây bên kia tự xưng là Jurgen Klinsmann", ông Nguyễn Văn Phẩm, cha Lee Nguyễn, kể lại với VnExpress. "Điều đầu tiên Klinsmann thông báo là ông ấy chấm Lee vào danh sách sơ bộ 40 cầu thủ cho tuyển U20 Mỹ chuẩn bị dự giải U20 thế giới. Sau khi hỏi thăm về ý định tương lai của Lee và biết con trai tôi sẽ theo đuổi việc học, Klinsmann đã khuyên gia đình cân nhắc kỹ việc đó".
"Klinsmann nói rằng hệ thống thể thao đại học ở Mỹ rất mạnh. Nhưng với kinh nghiệm, sự từng trải của bản thân, ông ấy cho rằng bóng đá đại học Mỹ, dù mạnh đến đâu, vẫn không thể sánh được với bóng đá chuyên nghiệp. Klinsmann nói Lee có nhiều tiềm năng và ở giai đoạn cực kỳ quan trọng, mà nếu không đi bóng đá chuyên nghiệp từ lúc này, tài năng sẽ khó nâng cao hơn nữa và đến khi tốt nghiệp đại học rồi cũng trở thành một cầu thủ bình thường thôi. Ông ấy cho rằng, rất khó dung hòa, làm tốt cùng lúc cả hai việc, thi đấu thể thao nhà nghề và học hành. Đó là sự lựa chọn sống còn", ông kể tiếp.
Lee-Nguyen-player-of-Year-6437-144308254
Lee Nguyễn nhận phần thưởng "Cầu thủ trung học hay nhất năm 2004" từ tay huyền thoại bóng đá Mỹ Claudio Reyna. Ảnh: NVCC.
Tại giải U20 thế giới tại Hà Lan, U20 Mỹ bất ngờ hạ U20 Argentina của những Lionel Messi, Sergio Aguero với tỷ số 1-0, sau đó đứng đầu bảng và lọt vào vòng hai - nơi họ dừng bước vì thua U20 Italy. Lee Nguyễn ra sân ba trong bốn trận ở giải năm đó.
Trở về từ Hà Lan, Lee Nguyễn cùng U20 Mỹ dự Milk Cup tại Bắc Ireland và bất ngờ giành chức vô địch giải trẻ danh giá, nơi những David Beckham, Michael Owen hay Steven Gerrard, Wayne Rooney... từng trải nghiệm. Chính HLV khi đó của PSV Eindhoven - Guus Hiddink - do ấn tượng với màn trình diễn của cậu bé gốc Việt đã cử tuyển trạch viên sang Bắc Ireland để theo dõi và tìm hiểu thêm.
Với những giải đấu tuyệt vời cùng U20 Mỹ, hè 2005 Lee Nguyễn nhận được một loạt học bổng từ các trường đại học gửi đến nhà. Sau khi trao đổi với cha, anh chọn Đại học Indiana, chuyên ngành Kinh tế với học bổng được cấp toàn phần, kể cả việc ăn uống hằng ngày tại trường. Sở dĩ, Lee Nguyễn chọn Đại học Indiana là bởi đội bóng đá của trường này, với biệt danh "Hoosiers", nằm trong top 3 các đội dự giải bóng đá sinh viên toàn Mỹ.
Ngay sau khi nhập học, mùa thu 2005 Lee Nguyễn sớm trở thành cầu thủ nổi bật của đội bóng trường Indiana. Ngay mùa giải sinh viên đầu tiên mà anh góp mặt - cuối năm 2005, Lee Nguyễn ghi năm bàn, kiến thiết 22 bàn khác và thắng giải "Fresh Man" - Tân binh hay nhất mùa. Cơ hội mở ra cánh cửa thi đấu chuyên nghiệp đến với anh, khi PSV Eindhoven ngỏ lời.
Lee-3-6970-1443082545.jpg
Klinsmann đã đưa ra lời khuyên kịp thời, giúp Lee Nguyễn có ngả rẽ quyết định trên con đường trở thành một siêu sao bóng đá. Ảnh: Ussoccerplayers.
Sau cú điện thoại của Klinsmann, ông Phẩm suy nghĩ rất nhiều. Vì vậy khi Lee Nguyễn nhận được lời mời của đội bóng Hà Lan, cả gia đình và bản thân anh đã chấp nhận việc dừng học tại Indiana để sang châu Âu. "Biết là mạo hiểm, nhưng đời người không dễ gì có lần thứ hai", Lee Nguyễn sau này chia sẻ trên Bent Musket - tờ báo ruột của CLB New England Revolution.
Chuyện anh bỏ ngang việc học tại Indiana đã tác động rất lớn đến tư tưởng Lee Nguyễn về sau, nhất là quyết định từ bỏ cả "núi tiền" nhận được ở Việt Nam để trở lại MLS cuối năm 2011. "Trong cuộc sống, tôi không hối tiếc bất cứ việc gì đã làm, nhưng tôi nghĩ mình đã bỏ ngang việc học để đi theo bóng đá chuyên nghiệp và tôi không thể để sự nghiệp của mình chìm vào quên lãng. Tôi phải về Mỹ để chứng tỏ rằng, tôi không phải là cầu thủ thất bại như người ta nghĩ. Tôi muốn chứng tỏ năng lực và mục đích lớn nhất là quay trở lại tuyển Mỹ".
Leee-4367-1443082545.jpg
Quyết định bỏ ngang việc học để sang Hà Lan khoác áo PSV là bước đi dũng cảm, nhưng đúng đắn đầu tiên trong sự nghiệp nhà nghề của Lee Nguyễn. Ảnh: PSV.
Quyết tâm sắt đá đó được Lee Nguyễn thể hiện bằng mùa giải 2014 rực rỡ với 20 bàn, đưa New England Revolution lọt vào chung kết MLS Cup. Tháng 11/2014, HLV Klinsmann, sau lần bỏ rơi Lee Nguyễn khi lên danh sách cầu thủ dự World Cup 2014, đã quyết định triệu tập nhạc trưởng của Revolutions vào tuyển Mỹ sau bảy năm dài vắng bóng, kể từ Copa America 2007.
Đăng Khoa