Đối thủ U23 Việt Nam: U23 Nhật Bản lợi hại đến đâu?

 U23 Việt Nam: Lớn lên từ nước mắt ở Riffa

Những chàng trai trẻ trong trang phục màu đỏ đã không kìm được nước mắt, khi ông Jarred Gillett - trọng tài người Australia - thổi hồi còi kết thúc trận bán kết 2, giải U19 châu Á.

Đó là buổi tối ngày 27/10/2016, trên sân vận động quốc gia Bahrain, ở Riffa.

Đối thủ U23 Việt Nam: U23 Nhật Bản lợi hại đến đâu?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
"Chung kết bảng D" là cuộc chiến của người quen cũ ở U19 châu Á 2016

U19 Việt Nam đã thua trắng U19 Nhật Bản 0-3, trong trận đấu mà đẳng cấp chênh lệch thể hiện quá rõ. 2/3 bàn thua của Việt Nam diễn ra chỉ trong 10 phút đầu.

Không thể vào chung kết, nhưng các cầu thủ trẻ dưới sự dẫn dắt của quái kiệt Hoàng Anh Tuấn vẫn tạo kỳ tích cho nền bóng đá nước nhà.

U19 Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vào bán kết giải đấu châu lục. Ít tháng sau đó, họ tiếp tục câu chuyện lịch sử khác, khi đại diện cho nền bóng đá Việt Nam tham dự World Cup U20 thế giới.

Gần hai năm sau buổi tối của những giọt nước mắt, các chàng trai trẻ đã trưởng thành hơn rất nhiều, để tạo nên những điều kỳ diệu khác.

Hồi đầu năm nay, họ cùng nhau tỏa sáng đưa U23 Việt Nam vào trận chung kết châu Á, và hiện là nòng cốt tập thể tranh tài ở Asiad 2018.

Họ là những Bùi Tiến Dũng, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải, Hà Đức Chinh.

Đã rất nhiều thế hệ trẻ của bóng đá Việt Nam không trưởng thành như kỳ vọng. Nhưng tập thể từng khóc ở Riffa, Bahrain, thì tiến bộ không ngừng, với tương lai đầy hy vọng.

Giải đấu mới, người quen cũ

U23 Việt Nam đã thắng 2 trận đấu bảng D, và chuẩn bị phân định ngôi đầu cùng đối thủ U23 Nhật Bản.

Người quen cũ gặp lại, khi U23 Nhật Bản thực chất chỉ gồm các cầu thủ hiện chưa vượt quá 21 tuổi, và thành phần chính là đội hình từng hạ Việt Nam ở U19 châu Á, rồi thắng Saudi Arabia để vô địch.

 
Đối thủ U23 Việt Nam: U23 Nhật Bản lợi hại đến đâu?
Naganuma là trụ cột Nhật Bản từ U19 châu Á đến Asiad 2018

Chức vô địch U19 châu Á 2016 bước đầu trong giai đoạn chuẩn bị của Nhật Bản cho chiến dịch tìm kiếm thành công ở Olympic 2020 mà Tokyo đăng cai.

Giờ đây, Asiad 2018 là bước chuẩn bị tiếp theo. Điều này giải thích vì sao Nhật Bản chỉ cử đội U21 sang Indonesia.

Asiad 2018 là thử nghiệm được xem là quan trọng nhất. Thế nên, chỉ riêng giai đoạn chuẩn bị, Nhật Bản đã triệu tập tổng cộng 54 cầu thủ khác nhau để sàng lọc bộ khung ưng ý.

Bộ khung mà HLV Hajime Moriyasu hài lòng nhất được xây dựng với các nhà vô địch U19 châu Á 2016. Đây đều là những người rất giỏi về tổ chức thế trận, dù đá tiền vệ hay phòng ngự.

Có thể kể đến Ko Itakura, Teruki Hara, Yoichi Naganuma, Ryo Hatsuse, Keita Endo, Yuto Iwasaki, và nhất là nhạc trưởng Koji Miyoshi (được trao áo số 10).

Riêng Takeru Kishimoto và Shunta Nakamura, những người ghi bàn vào lưới thủ môn Bùi Tiến Dũng 2 năm trước, đều không tham dự.

Bóng đá trẻ châu Á không có nhiều giải đấu lớn (đặc biệt, không có U21 như châu Âu), nên các cầu thủ Nhật Bản chưa được tích lũy nhiều về kinh nghiệm thi đấu.

Vì vậy, HLV Hajime Moriyasu tích cực thử nghiệm trong 2 trận vừa qua ở Asiad 2018. Ông còn thử nghiệm nữa, trong trận "chung kết bảng D" với U23 Việt Nam.

Dễ thấy, U23 Nhật Bản cải thiện rõ về nhiều mặt qua từng trận đấu, từ khả năng dứt điểm đến kinh nghiệm và kiểm soát cuộc chơi để tránh sức - nhất là những trận đấu diễn ra ở điều kiện 35 độ C.

U23 Việt Nam là đối thủ mạnh thực sự, không chỉ trong bảng D. Chính vì thế, dù kết quả cuộc gặp chiều mai trên sân Wibawa Mukti như thế nào, thì người Nhật Bản cũng phải cảm ơn thầy trò HLV Park Hang Seo, vì giúp họ cải thiện bản lĩnh chiến đấu trước Olympic 2020.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
40053
Số người truy cập:
8656751