|
Ngọc Hải (áo đen) đến thăm Anh Khoa tuần trước. Ảnh: B.Vân.
|
Trước hết, cần phải phân biệt rõ luật và điều lệ. Luật là những quy định bất di bất dịch, được cả thế giới tôn trọng. Đã thi đấu bóng đá, dứt khoát phải theo luật bóng đá do FIFA quy định. Diện tích sân bóng thế nào, chiều cao khung thành ra sao, áp suất quả bóng, đồng phục, trọng tài...
Nhưng bên cạnh luật, còn có điều lệ. Cái câu phép vua thua lệ làng từ đây mà ra. Phép vua tức là luật, lệ làng là tục lệ, là những quy định thuộc về địa phương. Giải đấu này tính đối đầu trực tiếp, giải đấu kia thích tính hiệu số bàn thắng bại, giải đấu nọ chỉ tính ai ghi nhiều bàn hơn là thắng. Chẳng có ai là chuẩn mực tuyệt đối cả, họ có quyền ra điều lệ mà mình nghĩ là phù hợp.
Khoản 2 và 3 Điều 39 - Quy định về kỷ luật của VFF - có nêu rõ: "Trường hợp có hành vi xâm phạm thân thể nghiêm trọng có thể bị cấm tham gia hoạt động bóng đá có thời hạn hoặc vĩnh viễn; Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu hoàn toàn chi phí cho việc chữa trị chấn thương do hành vi vi phạm gây ra.
|
V-League cũng có điều lệ của V-League. Và quy định buộc cầu thủ phải chịu toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương do hành vi xâm phạm thân thể đã có từ trước mỗi mùa bóng. Lãnh đạo các đội bóng phải có trách nhiệm truyền đạt những điều lệ này đến các cầu thủ trong đội, và các cầu thủ phải tuân theo điều ấy nếu muốn hành nghề tại V-League. Nếu thấy phi lý, họ có thể khiếu nại để CLB đại diện cho mình kiến nghị ngược trở lại Ban tổ chức.
Ở đây, mọi thứ vẫn đâu ra đó, trước khi ca chấn thương của Anh Khoa từ cú vào bóng của Quế Ngọc Hải diễn ra. Đột nhiên, cái điều lệ vẫn tồn tại ấy trở thành một thứ gì đó thật mới mẻ. Người thì bảo VFF tiếm quyền luật pháp, kẻ thì bảo đấy là một quy định vớ vẩn. Có những người còn đi xa hơn khi dự báo về viễn cảnh: Quế Ngọc Hải không có tiền, sẽ đi bán độ để có tiền chi trả viện phí cho Anh Khoa. Đó là cái tâm lý bần cùng sinh đạo tặc, tuyệt đối phải lên án mạnh mẽ.
Điều luật của một giải đấu được đưa ra trong bối cảnh nó phù hợp với tính chất của giải đấu ấy. Ở các nước Trung Đông, phụ nữ bị buộc phải mặc đồ như... ninja, bịt cả mặt mày khi đá bóng, vì đó là văn hóa của họ. Ở châu Phi, người ta mặc áo sát nách, quần bó sát người cho... mát. Ở Nam Mỹ, nếu cố tình tấn công linh vật của đội bên kia, bạn có thể bị bỏ tù. Đấy là điều lệ.
|
Ngọc Hải trở thành cầu thủ đầu tiên phải thực thi điều luật - trả phí chữa trị chấn thương mà anh gây ra cho đồng nghiệp.
|
Còn ở Việt Nam, bạn đạp gãy chân đồng nghiệp thì mời bỏ tiền ra đền. Đấy là vì Việt Nam đã có quá nhiều những tình huống thô bạo, quá nhiều những ca chấn thương kinh hoàng. Điều lệ ấy ra đời như một sự răn đe. Đồng tiền đi liền khúc ruột, nếu anh không muốn... xót ruột, thì trước khi vào bóng nên suy nghĩ kỹ một chút, đắn đo một chút.
Nhưng từ khi điều lệ ấy ra đời, chưa có cầu thủ nào phải bỏ tiền túi ra cả. Văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng "giơ cao đánh khẽ", thế nên điều lệ tuy đã có nhưng chưa bao giờ cầu thủ bị ép bồi thường, cho đến khi vụ việc nghiêm trọng của Quế Ngọc Hải xuất hiện.
|
Dư luận từng kêu gọi phạt nặng Ngọc Hải, nhưng giờ lại quay ra phê phán VFF vì phạt hậu vệ SLNA phải đài thọ chi phí chữa trị chấn thương của Anh Khoa (áo đen).
|
Ở đây, có thể thấy Ngọc Hải rất... đen. Anh chẳng phải người đầu tiên, và cũng có thể không phải người cuối cùng có một pha vào bóng ác nghiệt với đối thủ. Nhưng anh là người bị mổ xẻ nhiều nhất, chỉ trích nhiều nhất, bị nâng cao quan điểm nhiều nhất vào thời điểm người hâm mộ có ít niềm tin nhất dành cho bóng đá nước nhà. Chính vì vậy, ở một góc độ khác, anh còn là nạn nhân của truyền thông và dư luận.
Cũng dư luận ấy yêu cầu phạt anh thật nặng, thậm chí treo giò vĩnh viễn. Nhưng rồi khi thấy có điều luật buộc bồi thường kia, họ lại quay sang chỉ trích ngược lại VFF, cho dù nó đã nằm yên trên giấy từ bao giờ. Một điều lệ không bao giờ có lỗi, những người phớt lờ nó mới là đáng trách.
Hoài Thương
1_1442806119.jpg
Ngọc Hải (áo đen) đến thăm Anh Khoa tuần trước. Ảnh: B.Vân.
Trước hết, cần phải phân biệt rõ luật và điều lệ. Luật là những quy định bất di bất dịch, được cả thế giới tôn trọng. Đã thi đấu bóng đá, dứt khoát phải theo luật bóng đá do FIFA quy định. Diện tích sân bóng thế nào, chiều cao khung thành ra sao, áp suất quả bóng, đồng phục, trọng tài...
Nhưng bên cạnh luật, còn có điều lệ. Cái câu phép vua thua lệ làng từ đây mà ra. Phép vua tức là luật, lệ làng là tục lệ, là những quy định thuộc về địa phương. Giải đấu này tính đối đầu trực tiếp, giải đấu kia thích tính hiệu số bàn thắng bại, giải đấu nọ chỉ tính ai ghi nhiều bàn hơn là thắng. Chẳng có ai là chuẩn mực tuyệt đối cả, họ có quyền ra điều lệ mà mình nghĩ là phù hợp.
Khoản 2 và 3 Điều 39 - Quy định về kỷ luật của VFF - có nêu rõ: "Trường hợp có hành vi xâm phạm thân thể nghiêm trọng có thể bị cấm tham gia hoạt động bóng đá có thời hạn hoặc vĩnh viễn; Phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Ngoài ra, người vi phạm còn phải chịu hoàn toàn chi phí cho việc chữa trị chấn thương do hành vi vi phạm gây ra.
V-League cũng có điều lệ của V-League. Và quy định buộc cầu thủ phải chịu toàn bộ chi phí chữa trị chấn thương do hành vi xâm phạm thân thể đã có từ trước mỗi mùa bóng. Lãnh đạo các đội bóng phải có trách nhiệm truyền đạt những điều lệ này đến các cầu thủ trong đội, và các cầu thủ phải tuân theo điều ấy nếu muốn hành nghề tại V-League. Nếu thấy phi lý, họ có thể khiếu nại để CLB đại diện cho mình kiến nghị ngược trở lại Ban tổ chức.
Ở đây, mọi thứ vẫn đâu ra đó, trước khi ca chấn thương của Anh Khoa từ cú vào bóng của Quế Ngọc Hải diễn ra. Đột nhiên, cái điều lệ vẫn tồn tại ấy trở thành một thứ gì đó thật mới mẻ. Người thì bảo VFF tiếm quyền luật pháp, kẻ thì bảo đấy là một quy định vớ vẩn. Có những người còn đi xa hơn khi dự báo về viễn cảnh: Quế Ngọc Hải không có tiền, sẽ đi bán độ để có tiền chi trả viện phí cho Anh Khoa. Đó là cái tâm lý bần cùng sinh đạo tặc, tuyệt đối phải lên án mạnh mẽ.
Điều luật của một giải đấu được đưa ra trong bối cảnh nó phù hợp với tính chất của giải đấu ấy. Ở các nước Trung Đông, phụ nữ bị buộc phải mặc đồ như... ninja, bịt cả mặt mày khi đá bóng, vì đó là văn hóa của họ. Ở châu Phi, người ta mặc áo sát nách, quần bó sát người cho... mát. Ở Nam Mỹ, nếu cố tình tấn công linh vật của đội bên kia, bạn có thể bị bỏ tù. Đấy là điều lệ.
e-6266-1442625458-7931-1442805697.jpg
Ngọc Hải trở thành cầu thủ đầu tiên phải thực thi điều luật - trả phí chữa trị chấn thương mà anh gây ra cho đồng nghiệp.
Còn ở Việt Nam, bạn đạp gãy chân đồng nghiệp thì mời bỏ tiền ra đền. Đấy là vì Việt Nam đã có quá nhiều những tình huống thô bạo, quá nhiều những ca chấn thương kinh hoàng. Điều lệ ấy ra đời như một sự răn đe. Đồng tiền đi liền khúc ruột, nếu anh không muốn... xót ruột, thì trước khi vào bóng nên suy nghĩ kỹ một chút, đắn đo một chút.
Nhưng từ khi điều lệ ấy ra đời, chưa có cầu thủ nào phải bỏ tiền túi ra cả. Văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng "giơ cao đánh khẽ", thế nên điều lệ tuy đã có nhưng chưa bao giờ cầu thủ bị ép bồi thường, cho đến khi vụ việc nghiêm trọng của Quế Ngọc Hải xuất hiện.
khoa2-3805-1442659458-3760-1442805697.jp
Dư luận từng kêu gọi phạt nặng Ngọc Hải, nhưng giờ lại quay ra phê phán VFF vì phạt hậu vệ SLNA phải đài thọ chi phí chữa trị chấn thương của Anh Khoa (áo đen).
Ở đây, có thể thấy Ngọc Hải rất... đen. Anh chẳng phải người đầu tiên, và cũng có thể không phải người cuối cùng có một pha vào bóng ác nghiệt với đối thủ. Nhưng anh là người bị mổ xẻ nhiều nhất, chỉ trích nhiều nhất, bị nâng cao quan điểm nhiều nhất vào thời điểm người hâm mộ có ít niềm tin nhất dành cho bóng đá nước nhà. Chính vì vậy, ở một góc độ khác, anh còn là nạn nhân của truyền thông và dư luận.
Cũng dư luận ấy yêu cầu phạt anh thật nặng, thậm chí treo giò vĩnh viễn. Nhưng rồi khi thấy có điều luật buộc bồi thường kia, họ lại quay sang chỉ trích ngược lại VFF, cho dù nó đã nằm yên trên giấy từ bao giờ. Một điều lệ không bao giờ có lỗi, những người phớt lờ nó mới là đáng trách.
Hoài Thương