Nữ diễn viên sinh năm 1976 vào vai Thiếu tá Nguyễn An An - đội trưởng đội cảnh sát đặc nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội gan dạ, liều lĩnh và quyết đoán. Chị phải hy sinh nhiều thời gian, mồ hôi và cả máu trên sàn tập để khi ra phim trường có những cảnh quay ưng ý nhất trong các pha hành động võ thuật. Từ sau Ngô Thanh Vân, đến nay khán giả mới có dịp thưởng thức một nữ diễn viên trong nước "tung hoành" trên màn ảnh rộng với đủ thế võ, cú đánh đấm quyết liệt, "máu lửa". Sự tỏa sáng về ngoại hình, độ nhanh nhạy trong từng động tác của nữ nghệ sĩ là yếu tố cuốn hút khán giả theo dõi.
Lần đầu tiên trên màn ảnh, khán giả thấy "cô Dần" chịu thương chịu khó của Áo lụa Hà Đông ngày nào bung sức trong những màn đánh võ tay đôi, đấu dao, bắn súng, vừa truy đuổi, vừa đánh nhau với với kẻ thù khi lái xe hơi, cưỡi mô tô và có lúc bắn cung, đấu kiếm. Với vai diễn nữ thiếu tá An An, Trương Ngọc Ánh chứng tỏ mong muốn trở thành một "đả nữ" mới của làng điện ảnh trong nước không phải là lời nói suông của chị dù biết đây là con đường đi "hẹp" với rất nhiều thử thách, khó khăn.
Đạo diễn Cường Ngô và chỉ đạo võ thuật Trung Lý đã mang đến những pha hành động đẹp mắt, mãn nhãn. Các cảnh hành động diễn ra liên tục và được miêu tả khá đa dạng, từ đấu tay đôi đến các trận đánh nhóm được dàn dựng công phu, những trận đấu súng trong bối cảnh rộng lớn. Nhiều diễn viên nỗ lực thực hiện những pha đấu súng kết hợp võ thuật chứ không dùng diễn viên đóng thế.
|
Trương Ngọc Ánh (trái) và Maria Trần trong một cảnh quay thiếu tá Nguyễn An An truy sát Phượng Lửa trên mô tô.
|
Nhưng các pha hành động đẹp mắt không che được nhược điểm về kịch bản của phim Truy sát. Nội dung phim đề cập đến việc một đội cảnh sát đặc nhiệm, trong đó chủ chốt là đội trưởng - thiếu tá Nguyễn An An - quyết liệt truy đuổi để xóa sổ nhóm xã hội đen, chuyên buôn lậu ma túy mang tên Băng Sói. Ngoài các tình tiết dễ đoán theo môtíp của phim hành động ở thập niên 1980, 1990, biên kịch Nguyễn Thị Như Khanh và đạo diễn Cường Ngô không cho thấy sự sáng tạo nào khác ở đường dây dẫn dắt câu chuyện. Nhiều tình tiết của phim chỉ là các mảnh ghép hời hợt, kết dính với nhau bằng các trận đánh kịch liệt thay vì một câu chuyện hợp lý, nhất quán và có chiều sâu.
Đạo diễn quá chú trọng phục vụ phần nhìn nên chưa chắc tay ở khâu xử lý cảm xúc. Phim có tuyến nội dung khắc họa tình cảm gia đình (tình chị em giữa thiếu tá An và đứa em ngờ nghệch tên Bình), tình đồng đội (giữa thiếu tá An và Kiên, Minh) nhưng những quan hệ này mờ nhạt, không đủ tạo điểm nhấn.
Những khuôn hình, bối cảnh trong phim được trau chuốt đến mức bóng bẩy. Điều này làm giảm đi độ chân thực, gai góc và khốc liệt cần có cho thể loại hành động, tội phạm, hình sự. Lời thoại của phim cũng nhạt nhòa. Diễn xuất giọng nói của các diễn viên đều đều, nhất là nhân vật trưởng phòng cảnh sát Minh do Vĩnh Thụy thể hiện. Vị trưởng phòng cảnh sát này cứ lặp lại điệp khúc nhắc nhở thiếu tá An An "không được tự ý hành động" với một sắc thái cảm xúc đơn điệu.
|
Poster giới thiệu nhân vật thiếu tá Nguyễn An An của Trương Ngọc Ánh.
|
Phim xuất hiện nhiều nhân vật do một dàn diễn viên trẻ trung, xinh đẹp thể hiện, như: người mẫu Vĩnh Thụy (vai trưởng phòng cảnh sát Minh), Cường Seven (vai ông trùm Trương Lực), Thiên Nguyễn (vai Kiên lãng tử), Lamou Vissay (vai Lộc Sói), Maria Trần (vai Phượng Lửa), Marcus Guilhem... Nhưng chưa nhân vật nào có chiều sâu. Có những người hiện diện một cách "ngang hông" vì đạo diễn thiếu thủ pháp và sự tinh tế để giới thiệu họ hợp lý hơn.
Bộ phim được thực hiện với kinh phí lên đến một triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng). Đây cũng là phim hành động đầu tiên của Việt Nam được trình chiếu dưới định dạng 4DX. Phim ra rạp toàn quốc từ ngày 22/4.
Thất Sơn |Bộ phim Truy sát của đạo diễn Cường Ngô vừa có suất chiếu ra mắt khán giả vào tối 19 và 20/4 tại TP HCM và Hà Nội. Sau Hương Ga, đây là phim điện ảnh tiếp theo đạo diễn Cường Ngô bắt tay cùng Trương Ngọc Ánh. Trong đó, nữ diễn viên vừa thủ vai chính vừa đóng vai trò sản xuất.
Nữ diễn viên sinh năm 1976 vào vai Thiếu tá Nguyễn An An - đội trưởng đội cảnh sát đặc nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội gan dạ, liều lĩnh và quyết đoán. Chị phải hy sinh nhiều thời gian, mồ hôi và cả máu trên sàn tập để khi ra phim trường có những cảnh quay ưng ý nhất trong các pha hành động võ thuật. Từ sau Ngô Thanh Vân, đến nay khán giả mới có dịp thưởng thức một nữ diễn viên trong nước "tung hoành" trên màn ảnh rộng với đủ thế võ, cú đánh đấm quyết liệt, "máu lửa". Sự tỏa sáng về ngoại hình, độ nhanh nhạy trong từng động tác của nữ nghệ sĩ là yếu tố cuốn hút khán giả theo dõi.
Lần đầu tiên trên màn ảnh, khán giả thấy "cô Dần" chịu thương chịu khó của Áo lụa Hà Đông ngày nào bung sức trong những màn đánh võ tay đôi, đấu dao, bắn súng, vừa truy đuổi, vừa đánh nhau với với kẻ thù khi lái xe hơi, cưỡi mô tô và có lúc bắn cung, đấu kiếm. Với vai diễn nữ thiếu tá An An, Trương Ngọc Ánh chứng tỏ mong muốn trở thành một "đả nữ" mới của làng điện ảnh trong nước không phải là lời nói suông của chị dù biết đây là con đường đi "hẹp" với rất nhiều thử thách, khó khăn.
Đạo diễn Cường Ngô và chỉ đạo võ thuật Trung Lý đã mang đến những pha hành động đẹp mắt, mãn nhãn. Các cảnh hành động diễn ra liên tục và được miêu tả khá đa dạng, từ đấu tay đôi đến các trận đánh nhóm được dàn dựng công phu, những trận đấu súng trong bối cảnh rộng lớn. Nhiều diễn viên nỗ lực thực hiện những pha đấu súng kết hợp võ thuật chứ không dùng diễn viên đóng thế.
Trương Ngọc Ánh (trái) và Maria Trần trong một cảnh truy sát trên mô tô.
Trương Ngọc Ánh (trái) và Maria Trần trong một cảnh quay thiếu tá Nguyễn An An truy sát Phượng Lửa trên mô tô.
Nhưng các pha hành động đẹp mắt không che được nhược điểm về kịch bản của phim Truy sát. Nội dung phim đề cập đến việc một đội cảnh sát đặc nhiệm, trong đó chủ chốt là đội trưởng - thiếu tá Nguyễn An An - quyết liệt truy đuổi để xóa sổ nhóm xã hội đen, chuyên buôn lậu ma túy mang tên Băng Sói. Ngoài các tình tiết dễ đoán theo môtíp của phim hành động ở thập niên 1980, 1990, biên kịch Nguyễn Thị Như Khanh và đạo diễn Cường Ngô không cho thấy sự sáng tạo nào khác ở đường dây dẫn dắt câu chuyện. Nhiều tình tiết của phim chỉ là các mảnh ghép hời hợt, kết dính với nhau bằng các trận đánh kịch liệt thay vì một câu chuyện hợp lý, nhất quán và có chiều sâu.
Đạo diễn quá chú trọng phục vụ phần nhìn nên chưa chắc tay ở khâu xử lý cảm xúc. Phim có tuyến nội dung khắc họa tình cảm gia đình (tình chị em giữa thiếu tá An và đứa em ngờ nghệch tên Bình), tình đồng đội (giữa thiếu tá An và Kiên, Minh) nhưng những quan hệ này mờ nhạt, không đủ tạo điểm nhấn.
Những khuôn hình, bối cảnh trong phim được trau chuốt đến mức bóng bẩy. Điều này làm giảm đi độ chân thực, gai góc và khốc liệt cần có cho thể loại hành động, tội phạm, hình sự. Lời thoại của phim cũng nhạt nhòa. Diễn xuất giọng nói của các diễn viên đều đều, nhất là nhân vật trưởng phòng cảnh sát Minh do Vĩnh Thụy thể hiện. Vị trưởng phòng cảnh sát này cứ lặp lại điệp khúc nhắc nhở thiếu tá An An "không được tự ý hành động" với một sắc thái cảm xúc đơn điệu.
Poster giới thiệu nhân vật thiếu tá Nguyễn An An của Trương Ngọc Ánh.
Poster giới thiệu nhân vật thiếu tá Nguyễn An An của Trương Ngọc Ánh.
Phim xuất hiện nhiều nhân vật do một dàn diễn viên trẻ trung, xinh đẹp thể hiện, như: người mẫu Vĩnh Thụy (vai trưởng phòng cảnh sát Minh), Cường Seven (vai ông trùm Trương Lực), Thiên Nguyễn (vai Kiên lãng tử), Lamou Vissay (vai Lộc Sói), Maria Trần (vai Phượng Lửa), Marcus Guilhem... Nhưng chưa nhân vật nào có chiều sâu. Có những người hiện diện một cách "ngang hông" vì đạo diễn thiếu thủ pháp và sự tinh tế để giới thiệu họ hợp lý hơn.
Bộ phim được thực hiện với kinh phí lên đến một triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng). Đây cũng là phim hành động đầu tiên của Việt Nam được trình chiếu dưới định dạng 4DX. Phim ra rạp toàn quốc từ ngày 22/4.
Thất Sơn |Bộ phim Truy sát của đạo diễn Cường Ngô vừa có suất chiếu ra mắt khán giả vào tối 19 và 20/4 tại TP HCM và Hà Nội. Sau Hương Ga, đây là phim điện ảnh tiếp theo đạo diễn Cường Ngô bắt tay cùng Trương Ngọc Ánh. Trong đó, nữ diễn viên vừa thủ vai chính vừa đóng vai trò sản xuất.
Nữ diễn viên sinh năm 1976 vào vai Thiếu tá Nguyễn An An - đội trưởng đội cảnh sát đặc nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội gan dạ, liều lĩnh và quyết đoán. Chị phải hy sinh nhiều thời gian, mồ hôi và cả máu trên sàn tập để khi ra phim trường có những cảnh quay ưng ý nhất trong các pha hành động võ thuật. Từ sau Ngô Thanh Vân, đến nay khán giả mới có dịp thưởng thức một nữ diễn viên trong nước "tung hoành" trên màn ảnh rộng với đủ thế võ, cú đánh đấm quyết liệt, "máu lửa". Sự tỏa sáng về ngoại hình, độ nhanh nhạy trong từng động tác của nữ nghệ sĩ là yếu tố cuốn hút khán giả theo dõi.
Lần đầu tiên trên màn ảnh, khán giả thấy "cô Dần" chịu thương chịu khó của Áo lụa Hà Đông ngày nào bung sức trong những màn đánh võ tay đôi, đấu dao, bắn súng, vừa truy đuổi, vừa đánh nhau với với kẻ thù khi lái xe hơi, cưỡi mô tô và có lúc bắn cung, đấu kiếm. Với vai diễn nữ thiếu tá An An, Trương Ngọc Ánh chứng tỏ mong muốn trở thành một "đả nữ" mới của làng điện ảnh trong nước không phải là lời nói suông của chị dù biết đây là con đường đi "hẹp" với rất nhiều thử thách, khó khăn.
Đạo diễn Cường Ngô và chỉ đạo võ thuật Trung Lý đã mang đến những pha hành động đẹp mắt, mãn nhãn. Các cảnh hành động diễn ra liên tục và được miêu tả khá đa dạng, từ đấu tay đôi đến các trận đánh nhóm được dàn dựng công phu, những trận đấu súng trong bối cảnh rộng lớn. Nhiều diễn viên nỗ lực thực hiện những pha đấu súng kết hợp võ thuật chứ không dùng diễn viên đóng thế.
Trương Ngọc Ánh (trái) và Maria Trần trong một cảnh truy sát trên mô tô.
Trương Ngọc Ánh (trái) và Maria Trần trong một cảnh quay thiếu tá Nguyễn An An truy sát Phượng Lửa trên mô tô.
Nhưng các pha hành động đẹp mắt không che được nhược điểm về kịch bản của phim Truy sát. Nội dung phim đề cập đến việc một đội cảnh sát đặc nhiệm, trong đó chủ chốt là đội trưởng - thiếu tá Nguyễn An An - quyết liệt truy đuổi để xóa sổ nhóm xã hội đen, chuyên buôn lậu ma túy mang tên Băng Sói. Ngoài các tình tiết dễ đoán theo môtíp của phim hành động ở thập niên 1980, 1990, biên kịch Nguyễn Thị Như Khanh và đạo diễn Cường Ngô không cho thấy sự sáng tạo nào khác ở đường dây dẫn dắt câu chuyện. Nhiều tình tiết của phim chỉ là các mảnh ghép hời hợt, kết dính với nhau bằng các trận đánh kịch liệt thay vì một câu chuyện hợp lý, nhất quán và có chiều sâu.
Đạo diễn quá chú trọng phục vụ phần nhìn nên chưa chắc tay ở khâu xử lý cảm xúc. Phim có tuyến nội dung khắc họa tình cảm gia đình (tình chị em giữa thiếu tá An và đứa em ngờ nghệch tên Bình), tình đồng đội (giữa thiếu tá An và Kiên, Minh) nhưng những quan hệ này mờ nhạt, không đủ tạo điểm nhấn.
Những khuôn hình, bối cảnh trong phim được trau chuốt đến mức bóng bẩy. Điều này làm giảm đi độ chân thực, gai góc và khốc liệt cần có cho thể loại hành động, tội phạm, hình sự. Lời thoại của phim cũng nhạt nhòa. Diễn xuất giọng nói của các diễn viên đều đều, nhất là nhân vật trưởng phòng cảnh sát Minh do Vĩnh Thụy thể hiện. Vị trưởng phòng cảnh sát này cứ lặp lại điệp khúc nhắc nhở thiếu tá An An "không được tự ý hành động" với một sắc thái cảm xúc đơn điệu.
Poster giới thiệu nhân vật thiếu tá Nguyễn An An của Trương Ngọc Ánh.
Poster giới thiệu nhân vật thiếu tá Nguyễn An An của Trương Ngọc Ánh.
Phim xuất hiện nhiều nhân vật do một dàn diễn viên trẻ trung, xinh đẹp thể hiện, như: người mẫu Vĩnh Thụy (vai trưởng phòng cảnh sát Minh), Cường Seven (vai ông trùm Trương Lực), Thiên Nguyễn (vai Kiên lãng tử), Lamou Vissay (vai Lộc Sói), Maria Trần (vai Phượng Lửa), Marcus Guilhem... Nhưng chưa nhân vật nào có chiều sâu. Có những người hiện diện một cách "ngang hông" vì đạo diễn thiếu thủ pháp và sự tinh tế để giới thiệu họ hợp lý hơn.
Bộ phim được thực hiện với kinh phí lên đến một triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng). Đây cũng là phim hành động đầu tiên của Việt Nam được trình chiếu dưới định dạng 4DX. Phim ra rạp toàn quốc từ ngày 22/4.
Thất Sơn |