|
Lê Việt Quốc, tiến sĩ người Việt trẻ tuổi, đã làm việc gần 5 năm trong dự án Google Brain. Ảnh chụp màn hình: Youtube.
|
Theo CNN, dự án Google Brain tập trung vào khả năng "học sâu" của trí tuệ nhân tạo. Đây là một cách học tinh vi, trong đó máy tính thu nhận tri thức từ dữ liệu.
Học sâu sử dụng nhiều lớp thuật toán gọi là mạng lưới nơ-ron ảo, nhằm xử lý hình ảnh, văn bản, tình cảm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ý tưởng phía sau dự án là giúp cho máy móc có khả năng ra quyết định như con người.
Ra đời năm 2011, Google Brain là một sáng kiến đến từ phân nhánh bí mật Google X. Sau đó, dự án phát triển lớn mạnh và được chuyển vào phòng nghiên cứu của Google. Tuy nhiên, công ty vẫn giữ kín kết cấu tổ chức đội ngũ Google Brain cũng như lượng công việc do họ đảm nhiệm.
Lê Việt Quốc, tiến sĩ 34 tuổi người Việt Nam, tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford, Mỹ, và làm việc ở vị trí nghiên cứu khoa học trong dự án Google Brain gần 5 năm qua.
"Rất ít người trên thế giới thực sự hiểu rõ máy móc học hỏi và suy nghĩ như thế nào. Học sâu vẫn còn là điều mới mẻ", Việt Quốc chia sẻ.
Được truyền cảm hứng từ cách AI học tập và tư duy như con người, Việt Quốc bắt đầu tập trung nghiên cứu khả năng học hỏi của máy móc. Anh dự đoán trong một vài năm tới, máy móc sẽ nghe nhìn, hiểu được ngôn ngữ con người và giao tiếp tốt hơn. "Nếu máy móc có thể hoạt động tốt hơn trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, biến đổi khí hậu và giáo dục, chúng sẽ giúp con người giải quyết một số vấn đề lớn nhất của thế giới", Việt Quốc nói.
Phương Hoa
Máy tính Google đánh bại đương kim vô địch cờ vây thế giới
tien-si-viet-tham-vong-thay-doi-the-gioi-bang-tri-tue-nhan-tao
Lê Việt Quốc, tiến sĩ người Việt trẻ tuổi, đã làm việc gần 5 năm trong dự án Google Brain. Ảnh chụp màn hình: Youtube.
Theo CNN, dự án Google Brain tập trung vào khả năng "học sâu" của trí tuệ nhân tạo. Đây là một cách học tinh vi, trong đó máy tính thu nhận tri thức từ dữ liệu.
Học sâu sử dụng nhiều lớp thuật toán gọi là mạng lưới nơ-ron ảo, nhằm xử lý hình ảnh, văn bản, tình cảm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ý tưởng phía sau dự án là giúp cho máy móc có khả năng ra quyết định như con người.
Ra đời năm 2011, Google Brain là một sáng kiến đến từ phân nhánh bí mật Google X. Sau đó, dự án phát triển lớn mạnh và được chuyển vào phòng nghiên cứu của Google. Tuy nhiên, công ty vẫn giữ kín kết cấu tổ chức đội ngũ Google Brain cũng như lượng công việc do họ đảm nhiệm.
Lê Việt Quốc, tiến sĩ 34 tuổi người Việt Nam, tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford, Mỹ, và làm việc ở vị trí nghiên cứu khoa học trong dự án Google Brain gần 5 năm qua.
"Rất ít người trên thế giới thực sự hiểu rõ máy móc học hỏi và suy nghĩ như thế nào. Học sâu vẫn còn là điều mới mẻ", Việt Quốc chia sẻ.
Được truyền cảm hứng từ cách AI học tập và tư duy như con người, Việt Quốc bắt đầu tập trung nghiên cứu khả năng học hỏi của máy móc. Anh dự đoán trong một vài năm tới, máy móc sẽ nghe nhìn, hiểu được ngôn ngữ con người và giao tiếp tốt hơn. "Nếu máy móc có thể hoạt động tốt hơn trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, biến đổi khí hậu và giáo dục, chúng sẽ giúp con người giải quyết một số vấn đề lớn nhất của thế giới", Việt Quốc nói.
Phương Hoa