Thách thức đạo đức của biến đổi khí hậu

Khí hậu ấm lên đẩy nhanh băng tan tại các vùng cực, khiến mực nước biển dâng lên. Ảnh:
Khí hậu ấm lên đang đẩy nhanh băng tan tại các vùng cực của trái đất, khiến mực nước biển dâng. Ảnh: SMH.

Nguy cơ về biến đổi khí hậu đang đặt ra thách thức về đạo đức qua góc nhìn của nhà hoạt động nổi tiếng thế giới người Nam Phi Desmond Tutu và Tổng giám đốc WWF Quốc tế James Leap dưới đây:

"Tối 28/3, hàng trăm triệu người trên thế giới sẽ cùng tham gia vào Giờ Trái đất, một sự kiện được xem như cuộc bầu chọn cho hành tinh. Từ New York đến Bắc Kinh, từ Cape Town đến Paris, mọi người sẽ tắt đèn trong 60 phút để yêu cầu có hành động chống lại sự biến đổi khí hậu. Giờ Trái đất là một dịp hiếm có để tất cả chúng ta cùng gửi một thông điệp đến các nhà lãnh đạo thế giới rằng, 2009 là một năm quan trọng cho một thoả thuận chung chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Chúng ta đã quen với việc biến đổi khí hậu được đem ra thảo luận trên khía cạnh môi trường và kinh tế. Các tác động của nó lên hành tinh đã quá rõ ràng – hiện tượng băng tan, hạn hán và sự dâng lên của mực nước biển đã trở thành một chủ đề nóng trong tất cả các bản tin hàng ngày trong vài năm nay.

Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, các cuội hội đàm đã chuyển sang hướng bàn luận đến khía cạnh kinh tế của biến đổi khí hậu, cái giá của việc chúng ta khi có thể hoặc không thể kiểm soát được nó. Hàng nghìn tỷ USD trong các gói kích thích kinh tế đang được rải trên khắp thế giới được nhìn nhận như một cơ hội để đầu tư cho công nghệ và sản xuất xanh bền vững, không chỉ giúp mang lại một tương lai ít khí thải carbon mà còn khởi động sự tăng trưởng và bảo đảm nghề nghiệp.

Tuy nhiên có một chiều hướng khác trong các tranh luận về biến đổi khí hậu vẫn thường nhận được ít sự quan tâm so với các tác động về kinh tế và môi trường. Đó là những đòi hỏi về mặt đạo đức mà tất cả chúng ta cần chia sẻ để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu không chỉ là gây ra sự tiến thoái lưỡng nan giữa sinh thái và tài chính, nó còn là một bài toán khó về đạo đức xã hội mà có thể khơi gợi những câu hỏi không được giải đáp về công lý, công bằng, trách nhiệm và nghĩa vụ.

 
 
: Tổng giám mục, nhà hoạt động người Nam Phi nổi tiếng thế giới từ những năm 80 khi đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc apartheid. Năm 1984 ông được trao giải Nobel Hòa bình. Ông đang nỗ lực cho các chiến dịch chống bệnh AIDS, đói nghèo và phân biệt chủng tộc.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau tại Copenhaghen (Đan Mạch) vào tháng 12/2009 để thống nhất một thoả thuận toàn cầu về khí hậu nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto, họ sẽ hiểu rằng thế giới đang dõi theo họ. Chúng ta kỳ vọng rằng họ sẽ hành động đúng, đó là đồng ý với một thoả thuận đầy tham vọng. Một bản thoả thuận công bằng tại Copenhaghen có thể được xây dựng trên nền tảng của quy tắc “người gây ô nhiễm phải đền bù”, nghĩa là những người phải chịu trách nhiệm cao nhất cho sự huỷ hoại thiên nhiên phải chấp nhận nghĩa vụ của họ và phải chịu phần lớn chi phí.

Chúng ta tin rằng nghĩa vụ đạo đức mà tất cả chúng ta chấp nhận để cho một giải pháp bền vững và công bằng cho biến đổi khí hậu sẽ có tính bắt buộc cao như chính những lý lẽ về môi trường và kinh tế. Biến đổi khí hậu làm giảm chất lượng cuộc sống và nới rộng khoảng cách giàu nghèo. Bạn chỉ nhìn những người đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự nóng lên toàn cầu là có thể nhận ra đây là một vấn đế về sự công bằng xã hội, nghèo đói và nhân quyền.

Cảnh những người tị nạn do thiên tai đã trở thành sự thực khi chứng kiến những nhóm dân cư vùng ven biển tại bang Orissa, Ấn Độ đã buộc phải bỏ nhà cửa và ruộng đồng do nước biển dâng, hoặc nạn nhân của những trận thiên tai khủng khiếp như trận bão Katrina. Sự thất bại trong việc giữ sự nóng lên toàn cầu dưới mức ngưỡng 2oC sẽ khiến cho hàng nghìn người nữa trở thành vô gia cư.

Năm ngoái trận mất mùa trên phạm vi toàn thế giới và sự tăng lên của giá lương thực đã xảy ra một cách trầm trọng, vì trong rất nhiều lý do hạn hán liên quan đến biến đổi khí hậu. Gần một nửa dân số thế giới sống cách bờ biển 100 km và họ sẽ đi đâu khi mực nước biến dâng lên như một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu? Khi hiện tượng này diễn ra thường xuyên, các nước đang phát triển sẽ nhận hậu quả nặng nề nhất.

Để đảm bảo sự công bằng, một thoả thuận toàn cầu về khí hậu phải có tác dụng. Điều này đồng nghĩa với sự cắt giảm đáng kể các nguồn thải để bảo vệ những người và những nơi dễ bị ảnh hưởng nhất khỏi những tác động xấu. Tin tốt là chúng ta đã có những công nghệ giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống một nửa trong 30 năm tới, bằng cách đầu tư vào tiêu thụ hiệu quả năng lượng, chuyển sang cung cấp những nguồn năng lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời và chấm dứt sự tàn phá những cánh rừng rộng lớn trên thế giới.

Hơn nữa, chi phí cho việc chuyển dịch sang một nền kinh tế xả ít khí carbon là có thể chấp nhận được, so với chi phí cho việc không hành động gì. Một nghiên cứu gần đây của công ty McKensey & Co chỉ ra hơn 200 cơ hội cho các khu vực cũng như lĩnh vực kinh doanh mà nếu tất cả đều được thực hiện có thể giúp chúng ta giữ dưới ngưỡng quan trọng 2oC. Cái còn thiếu ở đây chính là ý chí của các nhà chính trị trong việc thực hiện những biện pháp cần thiết.

Chúng ta cũng hy vọng rằng ý chí của các nhà chính trị nhằm hiện thực hoá thoả thuận toàn cầu về khí hậu đang thay đổi. Khi các nhà lãnh đạo thế giới cùng ngồi vào bàn đàm phán tháng 12 tới, họ sẽ phải đối diện với ba sự thật rõ ràng. Xét về khía cạnh khoa học, rõ ràng là nếu chúng ta không thể cắt giảm được lượng khí thải, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu khủng khiếp. Xét về khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể xoay sở để vượt qua thách thức này. Và xét trên khía cạnh công lý đơn thuần, chúng ta phải hành động tức thời và hiệu quả để bảo vệ những người dễ bị ảnh hưởng nhất.

Từ bây giờ đến tháng 12, thách thức cho tất cả chúng ta là phải chắc chắn rằng lời thỉnh cầu của chúng ta được lắng nghe và thách thức đó bắt đầu với Giờ Trái đất".

Quang Minh

(Theo VnExpress)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
63807
Số người truy cập:
7548363