Tên lửa tự hạ cánh của tỷ phú Elon Musk lần đầu tái sử dụng thành công

 

 

 Tên lửa Falcon 9 đưa vệ tinh SES-10 rời bệ phóng

Công ty tên lửa tư nhân SpaceX của tỷ phú Elon Musk hôm nay phóng thành công tên lửa Falcon 9 lên quỹ đạo. Đây được coi là vụ phóng mang tính cách mạng, đánh dấu lần đầu tiên một tên lửa được tái sử dụng thành công, theo Business Insider.

Nhiệm vụ chính của lần phóng này là đưa vệ tinh SES-10 vào quỹ đạo cách mặt đất 35.000 km để cung cấp dịch vụ Internet và truyền hình cho phần lớn khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nhưng mọi sự chú ý đều hướng về tên lửa đẩy Falcon 9.

Tên lửa Falcon 9 trong vụ phóng lần này đã từng được sử dụng và hạ cánh vào ngày 8/4/2016. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tên lửa đẩy được tái sử dụng để tiếp tục đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Khoảnh khắc quan trọng nhất diễn ra chỉ vài phút sau khi phóng, thời điểm tầng một, bộ phận lớn và đắt đỏ nhất của tên lửa đẩy, rơi trở lại Trái Đất, sau đó kích hoạt động cơ đẩy và hạ cánh an toàn trên một tàu điều khiển từ xa ở Đại Tây Dương.

"Đó là một ngày tuyệt vời cho ngành công nghiệp không gian nói riêng và vũ trụ nói chung", Musk nói sau vụ phóng.

ten-lua-tu-ha-canh-cua-ty-phu-elon-musk-lan-dau-tai-su-dung-thanh-cong

Tên lửa Falcon 9 trước khi rời bệ phóng. Ảnh: Twitter.

Việc chế tạo tầng đầu tiên của tên lửa đẩy thường tốn hàng chục triệu USD. Chúng đều được thiết kế để cháy trong khí quyển, chìm xuống đại dương hoặc rơi xuống mặt đất sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Nhưng tầng dưới của tên lửa đẩy Falcon 9 có thể tự hạ cánh trên mặt đất hoặc trên tàu biển. Trước vụ phóng SES-10, SpaceX chưa từng phóng một tầng đẩy tái sử dụng để chứng minh tính khả thi của dự án này.

Giám đốc vận hành SpaceX Gwynne Shotwell cho biết việc tái sử dụng tầng đẩy có thể giúp tiết kiệm khoảng 30% trong tổng số 63 triệu USD chi phí phóng Falcon 9. Đây vốn là hệ thống tên lửa đẩy rẻ nhất trên thế giới, nhưng mức giảm giá này sẽ giúp các khách hàng tiết kiệm hơn 18 triệu USD cho mỗi lần phóng.

Hòa Việt

Tên lửa Falcon 9 đưa vệ tinh SES-10 rời bệ phóng

Công ty tên lửa tư nhân SpaceX của tỷ phú Elon Musk hôm nay phóng thành công tên lửa Falcon 9 lên quỹ đạo. Đây được coi là vụ phóng mang tính cách mạng, đánh dấu lần đầu tiên một tên lửa được tái sử dụng thành công, theo Business Insider.

Nhiệm vụ chính của lần phóng này là đưa vệ tinh SES-10 vào quỹ đạo cách mặt đất 35.000 km để cung cấp dịch vụ Internet và truyền hình cho phần lớn khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nhưng mọi sự chú ý đều hướng về tên lửa đẩy Falcon 9.

Tên lửa Falcon 9 trong vụ phóng lần này đã từng được sử dụng và hạ cánh vào ngày 8/4/2016. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tên lửa đẩy được tái sử dụng để tiếp tục đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Khoảnh khắc quan trọng nhất diễn ra chỉ vài phút sau khi phóng, thời điểm tầng một, bộ phận lớn và đắt đỏ nhất của tên lửa đẩy, rơi trở lại Trái Đất, sau đó kích hoạt động cơ đẩy và hạ cánh an toàn trên một tàu điều khiển từ xa ở Đại Tây Dương.

"Đó là một ngày tuyệt vời cho ngành công nghiệp không gian nói riêng và vũ trụ nói chung", Musk nói sau vụ phóng.

ten-lua-tu-ha-canh-cua-ty-phu-elon-musk-lan-dau-tai-su-dung-thanh-cong
Tên lửa Falcon 9 trước khi rời bệ phóng. Ảnh: Twitter.
Việc chế tạo tầng đầu tiên của tên lửa đẩy thường tốn hàng chục triệu USD. Chúng đều được thiết kế để cháy trong khí quyển, chìm xuống đại dương hoặc rơi xuống mặt đất sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Nhưng tầng dưới của tên lửa đẩy Falcon 9 có thể tự hạ cánh trên mặt đất hoặc trên tàu biển. Trước vụ phóng SES-10, SpaceX chưa từng phóng một tầng đẩy tái sử dụng để chứng minh tính khả thi của dự án này.

Giám đốc vận hành SpaceX Gwynne Shotwell cho biết việc tái sử dụng tầng đẩy có thể giúp tiết kiệm khoảng 30% trong tổng số 63 triệu USD chi phí phóng Falcon 9. Đây vốn là hệ thống tên lửa đẩy rẻ nhất trên thế giới, nhưng mức giảm giá này sẽ giúp các khách hàng tiết kiệm hơn 18 triệu USD cho mỗi lần phóng.

Hòa Việt

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
62728
Số người truy cập:
8837612