Tàu vũ trụ Messenger chụp ảnh bề mặt sao Thủy. Ảnh: NASA |
Theo NASA, tàu thăm dò đâm vào sao Thủy lúc 15h30 ngày 30/4. Messenger va chạm với bề mặt sao Thủy với vận tốc 14.000 km/h, ước tính tạo ra một miệng núi lửa rộng khoảng 15,2 m trên bề mặt hành tinh. Hệ thống kính thiên văn trên Trái Đất không thể quan sát vụ va chạm này vì nó xảy ra ở mặt bên kia của sao Thủy.
"Sự kết thúc bằng một vụ nổ tác động lên bề mặt sao Thủy là cách chúng ta đang thực hiện nhằm kỷ niệm sứ mệnh thành công của Messenger. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu lưu trữ để làm sáng tỏ những bí ẩn về sao Thủy", UPI dẫn lời John Grunsfeld, giám đốc nhiệm vụ khoa học của NASA, cho hay.
Tàu Messenger được phóng lên vũ trụ ngày ngày 3/8/2004 và tới quỹ đạo sao Thủy ngày 17/3/2011. Nó thực hiện nhiệm vụ quan sát, nghiên cứu thông tin lịch sử, địa chất của hành tinh nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất.
Sau hơn 4 năm hoạt động, Messenger đã cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị và hơn 100.000 bức ảnh về sao Thủy. Một trong những phát hiện lớn nhất là khối băng khổng lồ vùng cực bắc, nơi không bị Mặt Trời chiếu sáng.
Lê Hùng
Anh-4554-1430709442.jpg
Tàu vũ trụ Messenger chụp ảnh bề mặt sao Thủy. Ảnh: NASA
Theo NASA, tàu thăm dò đâm vào sao Thủy lúc 15h30 ngày 30/4. Messenger va chạm với bề mặt sao Thủy với vận tốc 14.000 km/h, ước tính tạo ra một miệng núi lửa rộng khoảng 15,2 m trên bề mặt hành tinh. Hệ thống kính thiên văn trên Trái Đất không thể quan sát vụ va chạm này vì nó xảy ra ở mặt bên kia của sao Thủy.
"Sự kết thúc bằng một vụ nổ tác động lên bề mặt sao Thủy là cách chúng ta đang thực hiện nhằm kỷ niệm sứ mệnh thành công của Messenger. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu lưu trữ để làm sáng tỏ những bí ẩn về sao Thủy", UPI dẫn lời John Grunsfeld, giám đốc nhiệm vụ khoa học của NASA, cho hay.
Tàu Messenger được phóng lên vũ trụ ngày ngày 3/8/2004 và tới quỹ đạo sao Thủy ngày 17/3/2011. Nó thực hiện nhiệm vụ quan sát, nghiên cứu thông tin lịch sử, địa chất của hành tinh nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất.
Sau hơn 4 năm hoạt động, Messenger đã cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị và hơn 100.000 bức ảnh về sao Thủy. Một trong những phát hiện lớn nhất là khối băng khổng lồ vùng cực bắc, nơi không bị Mặt Trời chiếu sáng.
Lê Hùng