Phát hiện xác của loài ếch cổ đại được bảo quản bên trong 4 mảnh hổ phách 100 triệu năm tuổi

 Phát hiện xác của loài ếch cổ đại được bảo quản bên trong 4 mảnh hổ phách 100 triệu năm tuổi

Phát hiện này hết sức quan trọng, bởi hóa thạch của các sinh vật lưỡng cư sống trong rừng nhiệt đới rất hiếm, thêm nữa, các nhà khoa học chưa chắc chắn đâu là thời điểm mà ếch bắt đầu di cư đến môi trường nhiệt đới.

Khám phá kỳ diệu về những chú ếch nhỏ được bảo quản trong 4 mảnh hổ phách là minh chứng mới nhất về sự tồn tại của loài động vật lưỡng cư này trong những khu rừng nhiệt đới từ rất lâu rồi.

Phát hiện xác của loài ếch cổ đại được bảo quản bên trong 4 mảnh hổ phách 100 triệu năm tuổi - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới được công bố trên tờ Scientific Reports cho thấy rằng ếch – loài động vật lần đầu xuất hiện khoảng 200 triệu năm trước, đã định cư ở những khu rừng ẩm ướt cách đây ít nhất 100 triệu năm. Phát hiện này hết sức quan trọng, bởi hóa thạch của các sinh vật lưỡng cư sống trong rừng nhiệt đới rất hiếm, thêm nữa, các nhà khoa học chưa chắc chắn đâu là thời điểm mà ếch bắt đầu di cư đến môi trường nhiệt đới.

Theo BBC, hổ phách vừa được phát hiện ở Myanmar gồm 4 hóa thạch ếch không hoàn chỉnh, trong đó có một cá thể có thể nhìn thấy hình dáng của hộp sọ. Cả 4 hóa thạch không còn chất liệu xương nào bên trong nhưng rất giá trị vì có tuổi thọ cùng thời đại với khủng long. Tuy nhiên do chúng không hoàn chỉnh và quá nhỏ, các nhà khoa học vẫn đang gặp nhiều khó khăn để phân chúng vào cây phả hệ của loài ếch. Do vậy, họ gọi cả bốn hóa thạch là electrorana limoae, trong đó electrorana được ghép từ 2 từ hổ phách và ếch.

Phát hiện xác của loài ếch cổ đại được bảo quản bên trong 4 mảnh hổ phách 100 triệu năm tuổi - Ảnh 2.

Tiến sĩ Lida Xing tại Đại học Địa chất Trung Quốc nhận định đây là một khám phá hết sức tuyệt vời. "Ở Trung Quốc, ếch, thằn lằn và bọ cạp được gọi là bộ ba báu vật của hổ phách. Hóa thạch hổ phách này cung cấp bằng chứng trực tiếp cho thấy ếch sống trong rừng nhiệt đới ẩm trước khi sự kiện đại tuyệt chủng diễn ra cuối kỷ Phấn Trắng", Xing cho biết.

Hóa thạch động vật lưỡng cư cổ tương đối hiếm nên phát hiện mới có giá trị lớn với khoa học. "Ngày nay, ếch là loài động vật thường thấy ở những cánh rừng nhiệt đời, hơn 1/3 trên tổng số 7.000 loài ếch sinh sống trong môi trường như vậy. Chính vì kích thước nhỏ bé và nơi cư trú ẩm ướt, khả năng các sinh vật này để lại hóa thạch khá thấp," theo tiến sĩ David Blackburn – đồng tác giả của nghiên cứu mới, đồng thời là thành viên của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, chia sẻ với tờ Gizmodo.

Phát hiện xác của loài ếch cổ đại được bảo quản bên trong 4 mảnh hổ phách 100 triệu năm tuổi - Ảnh 3.

Xương ếch hiện lên dưới máy quét 3D

"Ếch đã sống trên Trái Đất xấp xỉ 200 triệu năm. Chúng kết nối với những khu rừng ẩm này từ bao giờ? Gần đây hay từ thời cổ đại? Những hóa thạch ếch hổ phách mới phát hiện chỉ ra, mối liên kết này xuất hiện từ ít nhất 100 triệu năm trước", Blackburn giải thích.

"Thành thật mà nói, tôi vẫn thấy vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy những con ếch này nằm trong đá hổ phách đấy!" ông nói. "Việc được nhìn ngắm những viên đá quý nhỏ này và thấy được những phần còn sót lại của loài ếch cổ nằm gọn trong đó quả là một trải nghiệm hết sức đáng nhớ."

Phát hiện xác của loài ếch cổ đại được bảo quản bên trong 4 mảnh hổ phách 100 triệu năm tuổi - Ảnh 4.

Không chỉ ếch, đội ngũ các nhà khoa học cũng phát hiện các hóa thạch thực vật, nhện và côn trùng tại khu vực này. Đáng chú ý là trong đó còn có động vật thân mềm dưới nước, bằng chứng cho thấy ếch sống trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm và ấm, có chứa hồ nước ngọt.

Mỗi phát hiện là một mảnh ghép mới, tiến sĩ Ricardo Perez-De-La Fuente tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Oxford, nhận xét. "Loài ếch mới là một mảnh ghép thú vị. Chúng là kẻ săn mồi tiềm năng của những côn trùng hóa thạch mà tôi cùng đồng nghiệp say mê nghiên cứu", ông nói.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
14883
Số người truy cập:
8626389