Phát hiện chuỗi núi lửa lục địa dài nhất thế giới

 

 
Anh-4312-1442310561.jpg

Chuỗi núi lửa lục địa dài nhất thế giới ở Australia. Ảnh: NCI National Facility VizLab

Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature ngày 14/9, các nhà khoa học cho biết chuỗi núi lửa lục địa này trải dài khắp lãnh thổ Australia, từ khu vực Whitsundays ở Bắc Queensland đến gần khu vực Cosgrove ở trung tâm Victoria.

Chuỗi núi lửa được tạo ra từ 33 triệu năm trước, khi Australia dịch chuyển về phía bắc qua một điểm nóng trong lớp phủ, hay còn gọi là quyển manti, lớp có độ nhớt cao nhất nằm dưới lớp vỏ và phía trên lõi ngoài của Trái Đất.

"Chúng tôi nhận thấy, điểm nóng đã tạo thành những ngọn núi lửa ở Whitsunday và khu vực trung tâm Victoria, cũng như một số đặc điểm địa hình hiếm có tại New South Wales", Science World Report dẫn lời Rhodri Davies, thành viên nghiên cứu thuộc Đại Học Quốc gia Australia, cho hay.

"Tổng chiều dài chuỗi núi lửa gấp gần ba lần chiều dài của hệ thống núi lửa nổi tiếng Yellowstone trên lục địa Bắc Mỹ."

Một số lượng lớn núi lửa xuất hiện ở Australia là điều đáng ngạc nhiên, bởi vì chúng nằm cách xa ranh giới mảng kiến tạo, nơi hầu hết núi lửa được tìm thấy. Chuỗi núi lửa hình thành bởi dòng dung nham nóng chảy trồi lên từ lớp manti, có ranh giới ở độ sâu khoảng 3.000 km dưới mặt đất.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các núi lửa hình thành ở những nơi lớp vỏ rắn bên ngoài của Trái Đất, hay còn gọi là thạch quyển, có bề dày ít hơn 130 km.

"Khi đã biết mối quan hệ trực tiếp giữa thể tích, thành phần hóa học của magma và độ dày lục địa, chúng ta có thể nhìn lại và có cách giải thích tốt hơn đối với các hiện tượng địa chất", Ian Campbell, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.

Lê Hùng
Anh-4312-1442310561.jpg
Chuỗi núi lửa lục địa dài nhất thế giới ở Australia. Ảnh: NCI National Facility VizLab
Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature ngày 14/9, các nhà khoa học cho biết chuỗi núi lửa lục địa này trải dài khắp lãnh thổ Australia, từ khu vực Whitsundays ở Bắc Queensland đến gần khu vực Cosgrove ở trung tâm Victoria.

Chuỗi núi lửa được tạo ra từ 33 triệu năm trước, khi Australia dịch chuyển về phía bắc qua một điểm nóng trong lớp phủ, hay còn gọi là quyển manti, lớp có độ nhớt cao nhất nằm dưới lớp vỏ và phía trên lõi ngoài của Trái Đất.

"Chúng tôi nhận thấy, điểm nóng đã tạo thành những ngọn núi lửa ở Whitsunday và khu vực trung tâm Victoria, cũng như một số đặc điểm địa hình hiếm có tại New South Wales", Science World Report dẫn lời Rhodri Davies, thành viên nghiên cứu thuộc Đại Học Quốc gia Australia, cho hay.

"Tổng chiều dài chuỗi núi lửa gấp gần ba lần chiều dài của hệ thống núi lửa nổi tiếng Yellowstone trên lục địa Bắc Mỹ."

Một số lượng lớn núi lửa xuất hiện ở Australia là điều đáng ngạc nhiên, bởi vì chúng nằm cách xa ranh giới mảng kiến tạo, nơi hầu hết núi lửa được tìm thấy. Chuỗi núi lửa hình thành bởi dòng dung nham nóng chảy trồi lên từ lớp manti, có ranh giới ở độ sâu khoảng 3.000 km dưới mặt đất.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các núi lửa hình thành ở những nơi lớp vỏ rắn bên ngoài của Trái Đất, hay còn gọi là thạch quyển, có bề dày ít hơn 130 km.

"Khi đã biết mối quan hệ trực tiếp giữa thể tích, thành phần hóa học của magma và độ dày lục địa, chúng ta có thể nhìn lại và có cách giải thích tốt hơn đối với các hiện tượng địa chất", Ian Campbell, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.

Lê Hùng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
123931
Số người truy cập:
7426493