NSƯT Đức Lưu: 'Tôi hưởng lộc còn chồng vạ lây vì vai Thị Nở'

 NSƯT Đức Lưu năm nay 78 tuổi. Bà sống cùng vợ chồng con trai út ở ngôi nhà sâu trong ngõ nhỏ sau đình làng Trung Tự, Xã Đàn, Hà Nội. Khoảng 9 rưỡi, 10h là lúc các con rời nhà hết vì công việc. Còn lại một mình, bà ra vào với chú chó Tây to sụ, con mèo trắng khoang đen cùng những thú vui của bản thân. Khi có người đến chơi nhà, bà hoan hỷ khoe ảnh, kỷ vật của gia đình. Bức ảnh chụp khoảng năm 1951 - 1952 gồm toàn thể anh chị em và bố mẹ bà khi sơ tán ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ảnh bà cùng con trai cả sau ngày thống nhất miền Nam, lúc đó nghệ sĩ Đức Lưu để tóc dài. Ảnh chụp với người chồng quá cố - GS.TS Trần Hạ Phương. Ở một góc, không thể thiếu hai bức tượng Chí Phèo - Thị Nở - hình ảnh của bà và nghệ sĩ Bùi Cường trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Nghệ sĩ Đức Lưu cho biết các con đi vắng cả ngày nên bà thoải mái làm mọi việc mình thích. Bà đọc sách, nghe nhạc cổ điển không lời, nghe những bản nhạc cách mạng, các bài kinh Phật... Buổi trưa bà thích gì ăn nấy. Đôi khi có bạn bè đến chơi, cũng có khi bà bắt taxi tới nhà bạn hoặc đi dự sinh hoạt của các hội. Bà cũng lên chùa hay gia nhập các đoàn tụng niệm cho những người sắp khuất. Chiều về, bà đi tập thiền cùng các cụ cao tuổi ở công viên Thống Nhất.

thi-no-1169-1442282481.jpg

Nghệ sĩ Đức Lưu ghi dấu ấn với vai Thị Nở.

Nghệ sĩ Đức Lưu vui vẻ khi nói về cuộc sống tự do, tự tại của bản thân. Bà cũng vui khi tổng kết cuộc đời ở tuổi cận kề 80, cuộc sống vật chất đủ đầy, hai con trai đều thành danh và yên bề gia thất, con dâu ngoan ngoãn, các cháu - con của trai cả - giỏi giang, tự kiếm học bổng đi du học Mỹ...

Cuộc sống tưởng như viên mãn với một nghệ sĩ về già như bà. Thế nhưng một khoảnh khắc trong cuộc trò chuyện, bà rưng rưng khóe mắt: "Đôi khi tôi cảm thấy cô đơn lắm". Cảm giác này có từ hồi chồng bà mất cách đây ba năm. Cả hai gặp nhau khi cùng học tiếng Anh tại Đại học Tổng hợp đầu những năm 1960. Năm 1962, họ kết hôn và chung sống 50 năm cho tới khi ông qua đời.

Nghệ sĩ Đức Lưu kể chồng bà là người đi học nước ngoài về, sớm có tư tưởng tôn trọng phụ nữ và những người làm nghệ thuật. Cảm giác được tôn trọng là điều mà bà không có được từ mối quan hệ trước đó. Vì thế bà dành tình cảm cho ông vô điều kiện. Mất chồng, mất chỗ dựa tinh thần, người nghệ sĩ về già lại càng cô đơn hơn khi con cái vì vòng xoáy công việc và cuộc sống riêng ít có thời gian dành cho mẹ.

Bà không trách hay cho rằng các con vô tâm mà chỉ buồn vì cuộc sống hiện đại buộc con người ta phải thế. "Trong guồng xoáy xã hội ngày nay, con người ta bị cuốn đi, sống thực tế, hối hả để có cuộc sống đầy đủ. Vì thế họ ít có thời gian cho nhau hơn, những người già cũng ít được quan tâm hơn", bà nói.

ns-duc-luu2-1466-1442282482.jpg

Nghệ sĩ Đức Lưu ở tuổi 78. Ảnh: Hoàng Anh.

Nghệ sĩ Đức Lưu không đòi hỏi, yêu cầu các con phải lơi là công việc vì mình. Bản thân bà cũng không phải mẫu người ngồi đó để nhìn tuổi già đi qua, gặm nhấm nỗi cô đơn. Đó cũng chính là lý do nghệ sĩ Đức Lưu chăm đi, chăm tham gia các hoạt động. Nghệ sĩ kể bà sắp cùng một đoàn lên từ thiện ở miền núi Mù Cang Chải. Vài năm nay, bà đã theo đoàn mỗi năm hai lần đi thiện nguyện ở xa. Hỏi bà có lo ngại sức khỏe không, bà nói nhiều khi mình còn khỏe hơn người trẻ. "Bởi nó phụ thuộc vào ý chí, phụ thuộc vào cái tâm của mình".

Nghệ sĩ Đức Lưu kể trước ngày chồng mất, bà thường mở nhạc của nhà Phật cho ông nghe. Tiếng tụng kinh, gõ mõ cũng ngấm vào con người bà. Khi ông qua đời, bà đi theo đạo Phật và những triết lý của tôn giáo này trở thành cách bà ứng xử với cuộc sống. Trong gia đình thì giữ hòa khí, bao dung; ngoài xã hội thì quan tâm, sẻ chia với nhiều hoàn cảnh bất hạnh.

Được, mất từ vai diễn Thị Nở

Nhắc tới nghệ sĩ Đức Lưu là nhắc tới Thị Nở trong Làng Vũ Đại ngày ấycủa đạo diễn Phạm Văn Khoa năm 1982. Chỉ là vai ngắn và xuất hiện ít nhưng những cảnh của Thị Nở - Chí Phèo đều đắt giá, làm nên giá trị cho bộ phim. Từ ngày còn là sinh viên Đại học Tổng hợp Văn, bài giảng về tác phẩm Chí Phèo của giáo sư Hoàng Như Mai đã ngấm sâu vào người bà. Sự cảm thông, chia sẻ với một Thị Nở - người mang tất cả bất hạnh mà một phụ nữ trên đời phải gánh chịu - cũng như sự thấu hiểu mối tình nhân văn của Thị Nở - Chí Phèo giữa bối cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1930 khiến nghệ sĩ Đức Lưu dễ dàng hóa thân vào nhân vật.

Đã hơn 30 năm, bộ phim thi thoảng vẫn được chiếu lại trên truyền hình. Nghệ sĩ Đức Lưu cho rằng điều bà có được từ Thị Nở đó là được dân yêu, có thương hiệu và vai diễn đi vào từ điển của điện ảnh Việt Nam. Sau khiLàng Vũ Đại ngày ấy chiếu rộng rãi, đi ra đường bà được công kênh, khen ngợi, mọi người quây vào chỉ mong được sờ vào tay nghệ sĩ họ yêu thích, mến mộ. "Tôi lúc đó còn ở Mã Mây, cứ đi chợ là mọi người ném thịt, rau vào giỏ bảo bà ăn đi, chị ăn đi. Đến cả anh xe ôm, cô gái bán hoa cũng cảm động vì thấy như có bóng dáng mình trong cuộc đời nhân vật".

ns-duc-luu1-8485-1442282482.jpg

Nghệ sĩ Đức Lưu bên bức ảnh thời con gái và bức hình chụp cùng con trai út bày trong nhà. Ảnh: Hoàng Anh.

Tuy vậy, bản thân nghệ sĩ và gia đình bà cũng trải qua nhiều năm tháng xáo động. Người chịu đựng nhiều nhất là chồng quá cố của bà. Nghệ sĩ Đức Lưu kể khi ông ra đường, có người hét lên gọi ông là "thằng Chí Phèo". Trong phim có cảnh Chí Phèo lật yếm Thị Nở. Một vài người không hiểu đúng nên buông lời lẽ vô ý làm tổn thương gia đình nghệ sĩ. Có người hỏi bóng gió chồng bà: "Vợ mày đóng như thế chắc được nhiều tiền lắm". Những lúc đó, ông chỉ lặng lẽ không trả lời. Con trai út của bà khi đó mới lớp một đến trường bị các phụ huynh kéo đến, dòm ngó xem "con của Thị Nở" ra sao, khiến con bà không dám đi học suốt một thời gian.

Nghệ sĩ Đức Lưu cho rằng mọi thứ đều có hai mặt và điều quan trọng là vai diễn của bà sống mãi với đời. "Quãng thời gian phải chịu đựng đã qua đi rồi, nhưng vinh quang thì tồn tại mãi. Tất cả điều hay nhất, tốt đẹp nhất của thành quả lao động vẫn còn đến ngày nay. Bây giờ tôi chỉ có hưởng lộc từ đó. Đến khi tôi chết chắc chắn người ta vẫn sẽ nhắc đến tôi như người đã đóng vai Thị Nở. Điếu văn của tôi chắc chắn có tên Thị Nở. Thế thì còn gì hạnh phúc bằng".

Trước Thị Nở, bà tham gia một số phim điện ảnh và nhiều vở kịch. Sau Thị Nở, bà không đóng phim mà về Thành ủy Hà Nội làm ở ban đối ngoại. Dù chỉ để lại dấn ấn trong lòng công chúng bằng một vai diễn duy nhất, nghệ sĩ Đức Lưu tự hào về cuộc đời nghệ thuật của mình. Bà thuộc thế hệ sinh viên khóa một Đại học Điện ảnh Việt Nam - những người được đào tạo bài bản cộng với vốn sống dày dặn. Nghệ sĩ Đức Lưu mong lớp diễn viên trẻ ngày nay dành nhiều thời giờ học tập để tăng kiến thức, trau dồi vốn sống nhằm bắt kịp nền điện ảnh tiên tiến thế giới, thay vì chú trọng vào nhan sắc hay những giá trị ngoài nghệ thuật.

Anh SaNSƯT Đức Lưu năm nay 78 tuổi. Bà sống cùng vợ chồng con trai út ở ngôi nhà sâu trong ngõ nhỏ sau đình làng Trung Tự, Xã Đàn, Hà Nội. Khoảng 9 rưỡi, 10h là lúc các con rời nhà hết vì công việc. Còn lại một mình, bà ra vào với chú chó Tây to sụ, con mèo trắng khoang đen cùng những thú vui của bản thân. Khi có người đến chơi nhà, bà hoan hỷ khoe ảnh, kỷ vật của gia đình. Bức ảnh chụp khoảng năm 1951 - 1952 gồm toàn thể anh chị em và bố mẹ bà khi sơ tán ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ảnh bà cùng con trai cả sau ngày thống nhất miền Nam, lúc đó nghệ sĩ Đức Lưu để tóc dài. Ảnh chụp với người chồng quá cố - GS.TS Trần Hạ Phương. Ở một góc, không thể thiếu hai bức tượng Chí Phèo - Thị Nở - hình ảnh của bà và nghệ sĩ Bùi Cường trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Nghệ sĩ Đức Lưu cho biết các con đi vắng cả ngày nên bà thoải mái làm mọi việc mình thích. Bà đọc sách, nghe nhạc cổ điển không lời, nghe những bản nhạc cách mạng, các bài kinh Phật... Buổi trưa bà thích gì ăn nấy. Đôi khi có bạn bè đến chơi, cũng có khi bà bắt taxi tới nhà bạn hoặc đi dự sinh hoạt của các hội. Bà cũng lên chùa hay gia nhập các đoàn tụng niệm cho những người sắp khuất. Chiều về, bà đi tập thiền cùng các cụ cao tuổi ở công viên Thống Nhất.

thi-no-1169-1442282481.jpg
Nghệ sĩ Đức Lưu ghi dấu ấn với vai Thị Nở.
Nghệ sĩ Đức Lưu vui vẻ khi nói về cuộc sống tự do, tự tại của bản thân. Bà cũng vui khi tổng kết cuộc đời ở tuổi cận kề 80, cuộc sống vật chất đủ đầy, hai con trai đều thành danh và yên bề gia thất, con dâu ngoan ngoãn, các cháu - con của trai cả - giỏi giang, tự kiếm học bổng đi du học Mỹ...

Cuộc sống tưởng như viên mãn với một nghệ sĩ về già như bà. Thế nhưng một khoảnh khắc trong cuộc trò chuyện, bà rưng rưng khóe mắt: "Đôi khi tôi cảm thấy cô đơn lắm". Cảm giác này có từ hồi chồng bà mất cách đây ba năm. Cả hai gặp nhau khi cùng học tiếng Anh tại Đại học Tổng hợp đầu những năm 1960. Năm 1962, họ kết hôn và chung sống 50 năm cho tới khi ông qua đời.

Nghệ sĩ Đức Lưu kể chồng bà là người đi học nước ngoài về, sớm có tư tưởng tôn trọng phụ nữ và những người làm nghệ thuật. Cảm giác được tôn trọng là điều mà bà không có được từ mối quan hệ trước đó. Vì thế bà dành tình cảm cho ông vô điều kiện. Mất chồng, mất chỗ dựa tinh thần, người nghệ sĩ về già lại càng cô đơn hơn khi con cái vì vòng xoáy công việc và cuộc sống riêng ít có thời gian dành cho mẹ.

Bà không trách hay cho rằng các con vô tâm mà chỉ buồn vì cuộc sống hiện đại buộc con người ta phải thế. "Trong guồng xoáy xã hội ngày nay, con người ta bị cuốn đi, sống thực tế, hối hả để có cuộc sống đầy đủ. Vì thế họ ít có thời gian cho nhau hơn, những người già cũng ít được quan tâm hơn", bà nói.

ns-duc-luu2-1466-1442282482.jpg
Nghệ sĩ Đức Lưu ở tuổi 78. Ảnh: Hoàng Anh.
Nghệ sĩ Đức Lưu không đòi hỏi, yêu cầu các con phải lơi là công việc vì mình. Bản thân bà cũng không phải mẫu người ngồi đó để nhìn tuổi già đi qua, gặm nhấm nỗi cô đơn. Đó cũng chính là lý do nghệ sĩ Đức Lưu chăm đi, chăm tham gia các hoạt động. Nghệ sĩ kể bà sắp cùng một đoàn lên từ thiện ở miền núi Mù Cang Chải. Vài năm nay, bà đã theo đoàn mỗi năm hai lần đi thiện nguyện ở xa. Hỏi bà có lo ngại sức khỏe không, bà nói nhiều khi mình còn khỏe hơn người trẻ. "Bởi nó phụ thuộc vào ý chí, phụ thuộc vào cái tâm của mình".

Nghệ sĩ Đức Lưu kể trước ngày chồng mất, bà thường mở nhạc của nhà Phật cho ông nghe. Tiếng tụng kinh, gõ mõ cũng ngấm vào con người bà. Khi ông qua đời, bà đi theo đạo Phật và những triết lý của tôn giáo này trở thành cách bà ứng xử với cuộc sống. Trong gia đình thì giữ hòa khí, bao dung; ngoài xã hội thì quan tâm, sẻ chia với nhiều hoàn cảnh bất hạnh.

Được, mất từ vai diễn Thị Nở

Nhắc tới nghệ sĩ Đức Lưu là nhắc tới Thị Nở trong Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn Phạm Văn Khoa năm 1982. Chỉ là vai ngắn và xuất hiện ít nhưng những cảnh của Thị Nở - Chí Phèo đều đắt giá, làm nên giá trị cho bộ phim. Từ ngày còn là sinh viên Đại học Tổng hợp Văn, bài giảng về tác phẩm Chí Phèo của giáo sư Hoàng Như Mai đã ngấm sâu vào người bà. Sự cảm thông, chia sẻ với một Thị Nở - người mang tất cả bất hạnh mà một phụ nữ trên đời phải gánh chịu - cũng như sự thấu hiểu mối tình nhân văn của Thị Nở - Chí Phèo giữa bối cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1930 khiến nghệ sĩ Đức Lưu dễ dàng hóa thân vào nhân vật.

Đã hơn 30 năm, bộ phim thi thoảng vẫn được chiếu lại trên truyền hình. Nghệ sĩ Đức Lưu cho rằng điều bà có được từ Thị Nở đó là được dân yêu, có thương hiệu và vai diễn đi vào từ điển của điện ảnh Việt Nam. Sau khi Làng Vũ Đại ngày ấy chiếu rộng rãi, đi ra đường bà được công kênh, khen ngợi, mọi người quây vào chỉ mong được sờ vào tay nghệ sĩ họ yêu thích, mến mộ. "Tôi lúc đó còn ở Mã Mây, cứ đi chợ là mọi người ném thịt, rau vào giỏ bảo bà ăn đi, chị ăn đi. Đến cả anh xe ôm, cô gái bán hoa cũng cảm động vì thấy như có bóng dáng mình trong cuộc đời nhân vật".

ns-duc-luu1-8485-1442282482.jpg
Nghệ sĩ Đức Lưu bên bức ảnh thời con gái và bức hình chụp cùng con trai út bày trong nhà. Ảnh: Hoàng Anh.
Tuy vậy, bản thân nghệ sĩ và gia đình bà cũng trải qua nhiều năm tháng xáo động. Người chịu đựng nhiều nhất là chồng quá cố của bà. Nghệ sĩ Đức Lưu kể khi ông ra đường, có người hét lên gọi ông là "thằng Chí Phèo". Trong phim có cảnh Chí Phèo lật yếm Thị Nở. Một vài người không hiểu đúng nên buông lời lẽ vô ý làm tổn thương gia đình nghệ sĩ. Có người hỏi bóng gió chồng bà: "Vợ mày đóng như thế chắc được nhiều tiền lắm". Những lúc đó, ông chỉ lặng lẽ không trả lời. Con trai út của bà khi đó mới lớp một đến trường bị các phụ huynh kéo đến, dòm ngó xem "con của Thị Nở" ra sao, khiến con bà không dám đi học suốt một thời gian.

Nghệ sĩ Đức Lưu cho rằng mọi thứ đều có hai mặt và điều quan trọng là vai diễn của bà sống mãi với đời. "Quãng thời gian phải chịu đựng đã qua đi rồi, nhưng vinh quang thì tồn tại mãi. Tất cả điều hay nhất, tốt đẹp nhất của thành quả lao động vẫn còn đến ngày nay. Bây giờ tôi chỉ có hưởng lộc từ đó. Đến khi tôi chết chắc chắn người ta vẫn sẽ nhắc đến tôi như người đã đóng vai Thị Nở. Điếu văn của tôi chắc chắn có tên Thị Nở. Thế thì còn gì hạnh phúc bằng".

Trước Thị Nở, bà tham gia một số phim điện ảnh và nhiều vở kịch. Sau Thị Nở, bà không đóng phim mà về Thành ủy Hà Nội làm ở ban đối ngoại. Dù chỉ để lại dấn ấn trong lòng công chúng bằng một vai diễn duy nhất, nghệ sĩ Đức Lưu tự hào về cuộc đời nghệ thuật của mình. Bà thuộc thế hệ sinh viên khóa một Đại học Điện ảnh Việt Nam - những người được đào tạo bài bản cộng với vốn sống dày dặn. Nghệ sĩ Đức Lưu mong lớp diễn viên trẻ ngày nay dành nhiều thời giờ học tập để tăng kiến thức, trau dồi vốn sống nhằm bắt kịp nền điện ảnh tiên tiến thế giới, thay vì chú trọng vào nhan sắc hay những giá trị ngoài nghệ thuật.

Anh Sa


Giày Đại Phát solution
Số người online:
23122
Số người truy cập:
7624305