Minh Nhí rơi nước mắt xem tiểu phẩm về vận động viên Vũ Bích Hường

 Tập 6 Cười xuyên Việt phát sóng tối 21/4. Màn biểu diễn ấn tượng thuộc về nhóm kịch trẻ C.M.V với tiểu phẩm Đường đua.

minh-nhi-roi-nuoc-mat-xem-tieu-phm-ve-van-dong-vien-vu-bich-huong

Nhóm hài C.M.V với tiểu phẩm "Đường đua".

Các diễn viên tái hiện câu chuyện xúc động của vận động viên điền kinh Vũ Bích Hường - "tượng đài" làng điền kinh Việt Nam.

Vũ Bích Hường đoạt huy chương vàng 100m rào tại Giải vô địch quốc gia năm 1992. Một năm sau, trong lần đầu tiên tham dự SEA Games, chị giành huy chương đồng. Đỉnh cao của Vũ Bích Hường là SEA Games 1995 khi chị bất ngờ chiến thắng Elma Muros của Philippines, người được coi là "độc cô cầu bại" ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ, với thành tích 13 giây 69. Tấm huy chương vàng năm đó đưa điền kinh Việt Nam sang trang mới tại SEA Games.

Trong tiểu phẩm, nhân vật nữ chính tên Thúy Quỳnh là một cô gái có năng khiếu chạy điền kinh từ nhỏ, với biệt danh là "Quỳnh tia chớp". Cô sinh ra trong một gia đình khó khăn, thường phụ bà ngoại chạy giao cơm tấm khắp xóm. Tài năng của cô gái trẻ được một huấn luyện viên phát hiện và đưa về đào tạo. Sau nhiều năm khổ luyện, cô lập nhiều kỷ lục với các giải thưởng điền kinh trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sau một tai nạn giao thông, Thúy Quỳnh bị liệt đôi chân, phải ngồi xe lăn. Dẫu vậy, cô vẫn cùng người thầy tiếp tục sự nghiệp thể thao bằng cách huấn luyện tài năng trẻ, mang vinh quang về cho đất nước. 

Đây là phần kết nhân văn mà C.M.V đưa vào tiểu phẩm. Trên thực tế, vận động viên Vũ Bích Hường sống rất vất vả, bản thân chị đi lại khó khăn do bị tai nạn giao thông còn chồng qua đời vì ung thư phổi. 

Tiểu phẩm kết thúc với hình ảnh các vận động viên Việt Nam trong khoảnh khắc giành chiến thắng trên đấu trường quốc tế. Dàn giám khảo đồng loạt đứng lên thể hiện sự tự hào và ngưỡng mộ. Nghệ sĩ Minh Nhí nghẹn ngào, trong khi NSƯT Kim Xuân bày tỏ: "Đây không phải lần đầu tiên chúng ta kêu gọi về việc coi lại chính sách đãi ngộ với các vận động viên thể thao, trừ bóng đá. Ai cũng biết thủ môn Kim Hồng phải đi bán bánh mì ở sở thú, Nguyễn Ngọc Phương Trinh là một vận động viên thể dục dụng cụ giỏi nhưng phải bỏ nghề... Các bạn truyền được một thông điệp đẹp cho khán giả".

minh-nhi-roi-nuoc-mat-xem-tieu-phm-ve-van-dong-vien-vu-bich-huong-1

Nghệ sĩ Minh Nhí (trái) và Kim Xuân rơi nước mắt khi xem tiểu phẩm của nhóm C.M.V.

"Trong 2/3 tiểu phẩm, tôi cười không ngậm được miệng vì chưa dứt câu này các bạn đã tấp vào câu khác. Cuối cùng các bạn làm cho tôi khóc. Tôi cho nhóm số điểm tuyệt đối vì thông điệp của tiểu phẩm. Các bạn nhắc mọi người đừng bao giờ quên những người đã mang lại sự vẻ vang cho đất nước", nghệ sĩ Thanh Thủy chia sẻ thêm.

Với tiết mục Đường đua, nhóm C.M.V giành được 40 điểm tuyệt đối (30 điểm từ giám khảo chuyên môn và 10 điểm từ đại diện ban bình luận). 

Tâm Giao  |  Tập 6 Cười xuyên Việt phát sóng tối 21/4. Màn biểu diễn ấn tượng thuộc về nhóm kịch trẻ C.M.V với tiểu phẩm Đường đua.

minh-nhi-roi-nuoc-mat-xem-tieu-phm-ve-van-dong-vien-vu-bich-huong
Nhóm hài C.M.V với tiểu phẩm "Đường đua".
Các diễn viên tái hiện câu chuyện xúc động của vận động viên điền kinh Vũ Bích Hường - "tượng đài" làng điền kinh Việt Nam.

Vũ Bích Hường đoạt huy chương vàng 100m rào tại Giải vô địch quốc gia năm 1992. Một năm sau, trong lần đầu tiên tham dự SEA Games, chị giành huy chương đồng. Đỉnh cao của Vũ Bích Hường là SEA Games 1995 khi chị bất ngờ chiến thắng Elma Muros của Philippines, người được coi là "độc cô cầu bại" ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ, với thành tích 13 giây 69. Tấm huy chương vàng năm đó đưa điền kinh Việt Nam sang trang mới tại SEA Games.

Trong tiểu phẩm, nhân vật nữ chính tên Thúy Quỳnh là một cô gái có năng khiếu chạy điền kinh từ nhỏ, với biệt danh là "Quỳnh tia chớp". Cô sinh ra trong một gia đình khó khăn, thường phụ bà ngoại chạy giao cơm tấm khắp xóm. Tài năng của cô gái trẻ được một huấn luyện viên phát hiện và đưa về đào tạo. Sau nhiều năm khổ luyện, cô lập nhiều kỷ lục với các giải thưởng điền kinh trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sau một tai nạn giao thông, Thúy Quỳnh bị liệt đôi chân, phải ngồi xe lăn. Dẫu vậy, cô vẫn cùng người thầy tiếp tục sự nghiệp thể thao bằng cách huấn luyện tài năng trẻ, mang vinh quang về cho đất nước.

Đây là phần kết nhân văn mà C.M.V đưa vào tiểu phẩm. Trên thực tế, vận động viên Vũ Bích Hường sống rất vất vả, bản thân chị đi lại khó khăn do bị tai nạn giao thông còn chồng qua đời vì ung thư phổi.

Tiểu phẩm kết thúc với hình ảnh các vận động viên Việt Nam trong khoảnh khắc giành chiến thắng trên đấu trường quốc tế. Dàn giám khảo đồng loạt đứng lên thể hiện sự tự hào và ngưỡng mộ. Nghệ sĩ Minh Nhí nghẹn ngào, trong khi NSƯT Kim Xuân bày tỏ: "Đây không phải lần đầu tiên chúng ta kêu gọi về việc coi lại chính sách đãi ngộ với các vận động viên thể thao, trừ bóng đá. Ai cũng biết thủ môn Kim Hồng phải đi bán bánh mì ở sở thú, Nguyễn Ngọc Phương Trinh là một vận động viên thể dục dụng cụ giỏi nhưng phải bỏ nghề... Các bạn truyền được một thông điệp đẹp cho khán giả".

minh-nhi-roi-nuoc-mat-xem-tieu-phm-ve-van-dong-vien-vu-bich-huong-1
Nghệ sĩ Minh Nhí (trái) và Kim Xuân rơi nước mắt khi xem tiểu phẩm của nhóm C.M.V.
"Trong 2/3 tiểu phẩm, tôi cười không ngậm được miệng vì chưa dứt câu này các bạn đã tấp vào câu khác. Cuối cùng các bạn làm cho tôi khóc. Tôi cho nhóm số điểm tuyệt đối vì thông điệp của tiểu phẩm. Các bạn nhắc mọi người đừng bao giờ quên những người đã mang lại sự vẻ vang cho đất nước", nghệ sĩ Thanh Thủy chia sẻ thêm.

Với tiết mục Đường đua, nhóm C.M.V giành được 40 điểm tuyệt đối (30 điểm từ giám khảo chuyên môn và 10 điểm từ đại diện ban bình luận).

Tâm Giao |

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
68263
Số người truy cập:
7676491