Lý giải hành vi ăn xác con non của khỉ mẹ trong khu bảo tồn Italy

 

 
ly-giai-hanh-vi-an-xac-con-non-cua-khi-me-trong-khu-bao-ton-italy

Khỉ mẹ mang xác con non đã chết bên mình suốt nhiều ngày. Ảnh: Adriana De Marco. 

Các nhà nghiên cứu khỉ ở khu bảo tồn động vật Parco Faunistico di Piano dell’Abatino tại Italy chứng kiến một con khỉ lần đầu làm mẹ tên Evalyne mang theo con non đã chết trong nhiều tuần, sau đó ăn thịt cái xác đã khô quắt của con đến khi chỉ còn trơ xương, National Geographic hôm qua đưa tin.

Khỉ Tonkea, động vật bản xứ ở Đông Nam Á, thường mang bên mình xác chết của con non trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày. Đó có thể là biểu hiện của niềm thương tiếc hoặc do chúng không hiểu con non thực sự đã chết.

"Loại hành vi này từng được ghi nhận ở tinh tinh và một số loài linh trưởng khác, trong đó con mẹ mang theo con non đã chết cho đến khi cái xác phân hủy", Frans de Waal, nhà linh trưởng học ở Đại học Emory, Georgia, Mỹ, cho biết. "Nhưng điều mới ở đây là hành vi ăn thịt đồng loại. Thông thường, những con khỉ không ăn thịt lẫn nhau".

Theo Arianna De Marco, nhà sinh vật học tiến hóa ở Viện Fondazione Ethoikos, Italy, trưởng nhóm nghiên cứu, khỉ Tonkea không chỉ không ăn thịt đồng loại, chúng còn là loài ăn chay và không bao giờ ăn thịt.

Đột tử ở khỉ sơ sinh rất phổ biến với những con khỉ lần đầu làm mẹ. Trong tổng số 51 ca sinh ở khu bảo tồn, 16 con khỉ non chết sau khi đẻ hoặc trong bụng mẹ.

Sau khi con non 4 ngày tuổi chết, Evalyne trở nên kích động. Nó nhìn chằm chằm và la hét vào chiếc bóng của chính nó trên cửa chuồng, một hành vi chưa từng xảy ra trước đây, theo De Marco. Ông và cộng sự đã công bố các quan sát trên tạp chí Primates số tháng này.

Sau đó, Evalyne tiếp tục chải lông, liếm và mang xác con non đi xung quanh, ngay cả khi cái xác khô quắt ở ngày thứ 8 và đầu con non rơi ra vào ngày thứ 14. Quá trình biến đổi thành xác ướp khiến cơ thể con non vẫn giữ nguyên hình dáng. Đó có thể là một trong những lý do Evalyne tiếp tục âu yếm xác con nó. "Tôi cảm thấy vừa tò mò vừa xúc động", De Marco chia sẻ.

Khi phần còn lại của cơ thể con non rữa ra và lông rụng vào tuần thứ ba, Evalyne bị bắt gặp đang gặm nhấm thi thể con nó. Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp khỉ mẹ ăn thịt con non duy nhất khác xảy ra ở loài khỉ Taihangshan tại Trung Quốc.

"Thật khó để lý giải hành vi này. Thay đổi đột ngột trong hành vi làm mẹ từ chăm chút tới ăn thịt con thật đáng kinh ngạc", De Marco nhận xét.

Một cách giải thích hợp lý cho hành vi kỳ lạ của Evalyne là do nó mới làm mẹ và thời gian con non còn sống đủ để tạo nên tình mẫu tử. Theo cách hiểu đó, hành vi ăn thịt có thể là biểu hiện cực đoan cuối cùng thể hiện sự gắn bó với con non của khỉ mẹ, De Marco kết luận.

Phương Hoa 


ly-giai-hanh-vi-an-xac-con-non-cua-khi-me-trong-khu-bao-ton-italy
Khỉ mẹ mang xác con non đã chết bên mình suốt nhiều ngày. Ảnh: Adriana De Marco.
Các nhà nghiên cứu khỉ ở khu bảo tồn động vật Parco Faunistico di Piano dell’Abatino tại Italy chứng kiến một con khỉ lần đầu làm mẹ tên Evalyne mang theo con non đã chết trong nhiều tuần, sau đó ăn thịt cái xác đã khô quắt của con đến khi chỉ còn trơ xương, National Geographic hôm qua đưa tin.

Khỉ Tonkea, động vật bản xứ ở Đông Nam Á, thường mang bên mình xác chết của con non trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày. Đó có thể là biểu hiện của niềm thương tiếc hoặc do chúng không hiểu con non thực sự đã chết.

"Loại hành vi này từng được ghi nhận ở tinh tinh và một số loài linh trưởng khác, trong đó con mẹ mang theo con non đã chết cho đến khi cái xác phân hủy", Frans de Waal, nhà linh trưởng học ở Đại học Emory, Georgia, Mỹ, cho biết. "Nhưng điều mới ở đây là hành vi ăn thịt đồng loại. Thông thường, những con khỉ không ăn thịt lẫn nhau".

Theo Arianna De Marco, nhà sinh vật học tiến hóa ở Viện Fondazione Ethoikos, Italy, trưởng nhóm nghiên cứu, khỉ Tonkea không chỉ không ăn thịt đồng loại, chúng còn là loài ăn chay và không bao giờ ăn thịt.

Đột tử ở khỉ sơ sinh rất phổ biến với những con khỉ lần đầu làm mẹ. Trong tổng số 51 ca sinh ở khu bảo tồn, 16 con khỉ non chết sau khi đẻ hoặc trong bụng mẹ.

Sau khi con non 4 ngày tuổi chết, Evalyne trở nên kích động. Nó nhìn chằm chằm và la hét vào chiếc bóng của chính nó trên cửa chuồng, một hành vi chưa từng xảy ra trước đây, theo De Marco. Ông và cộng sự đã công bố các quan sát trên tạp chí Primates số tháng này.

Sau đó, Evalyne tiếp tục chải lông, liếm và mang xác con non đi xung quanh, ngay cả khi cái xác khô quắt ở ngày thứ 8 và đầu con non rơi ra vào ngày thứ 14. Quá trình biến đổi thành xác ướp khiến cơ thể con non vẫn giữ nguyên hình dáng. Đó có thể là một trong những lý do Evalyne tiếp tục âu yếm xác con nó. "Tôi cảm thấy vừa tò mò vừa xúc động", De Marco chia sẻ.

Khi phần còn lại của cơ thể con non rữa ra và lông rụng vào tuần thứ ba, Evalyne bị bắt gặp đang gặm nhấm thi thể con nó. Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp khỉ mẹ ăn thịt con non duy nhất khác xảy ra ở loài khỉ Taihangshan tại Trung Quốc.

"Thật khó để lý giải hành vi này. Thay đổi đột ngột trong hành vi làm mẹ từ chăm chút tới ăn thịt con thật đáng kinh ngạc", De Marco nhận xét.

Một cách giải thích hợp lý cho hành vi kỳ lạ của Evalyne là do nó mới làm mẹ và thời gian con non còn sống đủ để tạo nên tình mẫu tử. Theo cách hiểu đó, hành vi ăn thịt có thể là biểu hiện cực đoan cuối cùng thể hiện sự gắn bó với con non của khỉ mẹ, De Marco kết luận.

Phương Hoa

 

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
59330
Số người truy cập:
8833862