Lão nông 'bắt' quýt hồng chín trái mùa

 Từ Đồng Tháp, ông Lê Ngọc Bích (xã Tân Phước, huyện Lai Vung) mang đến Hội chợ khoa học và thiết bị công nghệ Techmart 2015 những quả quýt hồng mọng nước, thu hút nhiều người xem. Lão nông niềm nở cho người tham quan ăn thử và giới thiệu về giống quýt nổi tiếng của xứ sen hồng. Loại quả này chín vào dịp Tết nguyên đán, nhưng ông Bích can thiệp, làm cho quýt chín trái vụ, ra quả quanh năm theo ý mình.

09-1-2051-1444044887.jpg

Lão nông Lê Ngọc Bích. Ảnh:Giang Huy.

Lai Vung là vương quốc của quýt hồng với diện tích lớn nhất, sản lượng cũng đứng đầu cả nước. Làm vườn hơn 30 năm, ông Bích thấy bán quýt vào dịp Tết thường phải cạnh tranh với các loại trái cây khác như dưa hấu, xoài, mãng cầu...Với sản lượng lớn khoảng 50 tấn/ha, quýt dễ trúng mùa mà rớt giá khiến người nông dân lo lắng.

"Ở hoàn cảnh đó, buộc lòng mình phải tự cứu mình thôi. Tôi tự nghĩ sao không thu hoạch vào thời điểm khác trong năm?", ông chia sẻ và tính toán, làm sao ép quýt ra hoa muộn, chín vào khoảng tháng 4. Thời điểm đó, quýt chính vụ đã hết, nhu cầu thị trường tăng, các loại trái cây khác không nhiều nên sẽ dễ bán hơn.

Lão nông suy nghĩ đơn giản "cây không biết nói, người phải tự mày mò mà làm". Năm đầu tiên, ông thử trên 2.000 m2 vườn, đậy màng phủ nông nghiệp, kết hợp tác động khi canh tác khiến các chồi, nhánh mọc theo ý mình. Chồi nhánh năm nay sẽ mang trái cho năm sau. Ông kéo dài thời gian tưới nước, làm cây chậm ra hoa, thời điểm kết quả muộn hơn so với vườn khác.

Những người trồng trái xung quanh thấy ông làm vậy chỉ cười, cho rằng ông đảo nghịch quá trình sinh trưởng của cây thì sớm muộn gì nó cũng chết. Ông chỉ cặm cụi làm, không nói gì. Bản thân ông nhận thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 9 trở đi, nước ngập, mưa dầm liên tục dễ hư cây. Số phân bón đã dùng cũng dễ bị cuốn trôi. Ông dùng màng phủ nông nghiệp che toàn bộ gốc quýt. Dù màng phủ đắt hơn so với những loại vật liệu phủ khác nhưng thoát được hơi nước, giúp cây không bị tác động nhiều bởi thời tiết.

08-5267-1444044887.jpg

Quýt hồng Lai Vung trái vụ mà ông Bích mang đi hội chợ. Ảnh: Giang Huy.

Mùa quýt trái vụ đầu tiên chín theo đúng ý ông nhưng năng suất hơi thấp bởi cây bị đảo lộn chu kỳ sinh trưởng. Ông Bích khấp khởi mừng, càng thêm quyết tâm làm tiếp. Ông tỉa bớt hoa, trái để có chất lượng hơn về mẫu mã, độ ngọt. Sau 10 tháng chăm sóc, quýt hồng trái vụ đậu trĩu cành, cho năng suất không kém quýt chính vụ. Bình thường vào dịp Tết, quýt hồng Lai Vung bán giá trên dưới 20.000 đồng/kg nhưng quýt trái vụ cho thu nhập trên dưới 30.000 đồng/kg. Trừ chi phí, ông lãi khoảng một tỷ đồng mỗi năm.

Năm thứ ba trồng quýt trái vụ, ông mở rộng ra cả vườn cây rộng một ha. Đến mùa, nhà vườn khác lo quýt rớt giá, bị thương lái ép giá, không thuê được nhân công hái quýt thì ông Bích khỏe re. Ông bảo dù năng suất quýt trái vụ không tăng đột biến so với quýt chính vụ nhưng ổn định, chất lượng, màu vỏ không khác là bao. "Cây quýt ngộ lắm. Nó như cái cân tự cân bằng. Cây nào tháng 4 cho ít quả thì vài tháng sau lại ra thêm hoa, cho mình thêm trái. Vì vậy, tôi có quýt bán quanh năm", lão nông cho biết.

Hiện, vườn quýt của ông chủ yếu cung cấp trái cho TP HCM và những mối quen ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ông muốn mở rộng diện tích vườn nhưng thiếu đất. Những nhà vườn xung quanh thấy ông làm hay nên cũng muốn học theo. Ông Bích sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con. 

Mang đặc sản xứ sen hồng đến hội chợ lớn nhất năm của ngành khoa học, ông muốn nhiều người biết về quả quýt hồng quê mình, thứ quả thơm ngon, ngọt lành. Ông giải thích, quýt hồng Lai Vung nhìn qua hơi giống quýt Trung Quốc nhưng chất lượng cao hơn nhiều, trồng theo quy trình sạch nên không sợ có hóa chất. Qua 4 ngày hội chợ, ông gặp một số tiểu thương miền Bắc muốn làm đại lý tiêu thụ quýt hồng Lai Vung trái vụ. Ông bảo hai bên đang bàn tính thêm rồi mới quyết. 

"Từ nhiều năm nay, tôi luôn suy nghĩ mình làm trái cây sạch nhưng không có chỗ sạch để bán. Mang ra chợ thì bị đánh đồng với quả quýt của Trung Quốc. Giá như có doanh nghiệp tiêu thụ rau, quả sạch mình trồng thì tốt biết bao. Khi đó, người tiêu dùng mua được hàng sạch với giá không quá cao. Người bán sẽ bán được hàng tốt mà tiền lãi không phải quá thấp", lão nông trăn trở.

Phương HòaTừ Đồng Tháp, ông Lê Ngọc Bích (xã Tân Phước, huyện Lai Vung) mang đến Hội chợ khoa học và thiết bị công nghệ Techmart 2015 những quả quýt hồng mọng nước, thu hút nhiều người xem. Lão nông niềm nở cho người tham quan ăn thử và giới thiệu về giống quýt nổi tiếng của xứ sen hồng. Loại quả này chín vào dịp Tết nguyên đán, nhưng ông Bích can thiệp, làm cho quýt chín trái vụ, ra quả quanh năm theo ý mình.

09-1-2051-1444044887.jpg
Lão nông Lê Ngọc Bích. Ảnh: Giang Huy.
Lai Vung là vương quốc của quýt hồng với diện tích lớn nhất, sản lượng cũng đứng đầu cả nước. Làm vườn hơn 30 năm, ông Bích thấy bán quýt vào dịp Tết thường phải cạnh tranh với các loại trái cây khác như dưa hấu, xoài, mãng cầu...Với sản lượng lớn khoảng 50 tấn/ha, quýt dễ trúng mùa mà rớt giá khiến người nông dân lo lắng.

"Ở hoàn cảnh đó, buộc lòng mình phải tự cứu mình thôi. Tôi tự nghĩ sao không thu hoạch vào thời điểm khác trong năm?", ông chia sẻ và tính toán, làm sao ép quýt ra hoa muộn, chín vào khoảng tháng 4. Thời điểm đó, quýt chính vụ đã hết, nhu cầu thị trường tăng, các loại trái cây khác không nhiều nên sẽ dễ bán hơn.

Lão nông suy nghĩ đơn giản "cây không biết nói, người phải tự mày mò mà làm". Năm đầu tiên, ông thử trên 2.000 m2 vườn, đậy màng phủ nông nghiệp, kết hợp tác động khi canh tác khiến các chồi, nhánh mọc theo ý mình. Chồi nhánh năm nay sẽ mang trái cho năm sau. Ông kéo dài thời gian tưới nước, làm cây chậm ra hoa, thời điểm kết quả muộn hơn so với vườn khác.

Những người trồng trái xung quanh thấy ông làm vậy chỉ cười, cho rằng ông đảo nghịch quá trình sinh trưởng của cây thì sớm muộn gì nó cũng chết. Ông chỉ cặm cụi làm, không nói gì. Bản thân ông nhận thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 9 trở đi, nước ngập, mưa dầm liên tục dễ hư cây. Số phân bón đã dùng cũng dễ bị cuốn trôi. Ông dùng màng phủ nông nghiệp che toàn bộ gốc quýt. Dù màng phủ đắt hơn so với những loại vật liệu phủ khác nhưng thoát được hơi nước, giúp cây không bị tác động nhiều bởi thời tiết.

08-5267-1444044887.jpg
Quýt hồng Lai Vung trái vụ mà ông Bích mang đi hội chợ. Ảnh: Giang Huy.
Mùa quýt trái vụ đầu tiên chín theo đúng ý ông nhưng năng suất hơi thấp bởi cây bị đảo lộn chu kỳ sinh trưởng. Ông Bích khấp khởi mừng, càng thêm quyết tâm làm tiếp. Ông tỉa bớt hoa, trái để có chất lượng hơn về mẫu mã, độ ngọt. Sau 10 tháng chăm sóc, quýt hồng trái vụ đậu trĩu cành, cho năng suất không kém quýt chính vụ. Bình thường vào dịp Tết, quýt hồng Lai Vung bán giá trên dưới 20.000 đồng/kg nhưng quýt trái vụ cho thu nhập trên dưới 30.000 đồng/kg. Trừ chi phí, ông lãi khoảng một tỷ đồng mỗi năm.

Năm thứ ba trồng quýt trái vụ, ông mở rộng ra cả vườn cây rộng một ha. Đến mùa, nhà vườn khác lo quýt rớt giá, bị thương lái ép giá, không thuê được nhân công hái quýt thì ông Bích khỏe re. Ông bảo dù năng suất quýt trái vụ không tăng đột biến so với quýt chính vụ nhưng ổn định, chất lượng, màu vỏ không khác là bao. "Cây quýt ngộ lắm. Nó như cái cân tự cân bằng. Cây nào tháng 4 cho ít quả thì vài tháng sau lại ra thêm hoa, cho mình thêm trái. Vì vậy, tôi có quýt bán quanh năm", lão nông cho biết.

Hiện, vườn quýt của ông chủ yếu cung cấp trái cho TP HCM và những mối quen ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ông muốn mở rộng diện tích vườn nhưng thiếu đất. Những nhà vườn xung quanh thấy ông làm hay nên cũng muốn học theo. Ông Bích sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con.

Mang đặc sản xứ sen hồng đến hội chợ lớn nhất năm của ngành khoa học, ông muốn nhiều người biết về quả quýt hồng quê mình, thứ quả thơm ngon, ngọt lành. Ông giải thích, quýt hồng Lai Vung nhìn qua hơi giống quýt Trung Quốc nhưng chất lượng cao hơn nhiều, trồng theo quy trình sạch nên không sợ có hóa chất. Qua 4 ngày hội chợ, ông gặp một số tiểu thương miền Bắc muốn làm đại lý tiêu thụ quýt hồng Lai Vung trái vụ. Ông bảo hai bên đang bàn tính thêm rồi mới quyết.

"Từ nhiều năm nay, tôi luôn suy nghĩ mình làm trái cây sạch nhưng không có chỗ sạch để bán. Mang ra chợ thì bị đánh đồng với quả quýt của Trung Quốc. Giá như có doanh nghiệp tiêu thụ rau, quả sạch mình trồng thì tốt biết bao. Khi đó, người tiêu dùng mua được hàng sạch với giá không quá cao. Người bán sẽ bán được hàng tốt mà tiền lãi không phải quá thấp", lão nông trăn trở.

Phương Hòa


Giày Đại Phát solution
Số người online:
112892
Số người truy cập:
7413988