Khai thác đất hiếm dưới biển bằng robot


> Vai trò của đất hiếm đối với con người

Một viên quặng chứa đất hiếm dưới đáy đại dương. Ảnh: Popular Science.
Một viên quặng chứa đất hiếm dưới đáy đại dương. Ảnh: Popular Science.

Tập đoàn Dầu mỏ, Khí đốt và Kim loại quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) đang thiết kế những robot điều khiển từ xa có khả năng khai thác tài nguyên ở độ sâu tới 2.000 m, báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin.

Dự án của JOGMEC sẽ tập trung vào các núi lửa dưới đáy biển, nơi khoáng sản bị thổi ra từ miệng núi. Dự án sẽ được đầu tư khoảng 30 tỉ yen (360 triệu USD) và thực hiện trong vòng 10 năm.

Các chuyên gia tin rằng những mỏ quặng dưới nước sẽ giúp cho Nhật Bản trong bối cảnh các loại khoáng sản ngày càng trở nên khan hiếm trên toàn thế giới và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Tất nhiên, khai thác tài nguyên dưới đáy biển và đưa chúng lên mặt nước không phải việc dễ dàng.

Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu công nghiệp nhất thế giới. Tuy nhiên, giới khoa học lại ước tính rằng những tài nguyên dưới nước của Nhật Bản có giá trị tới 200 nghìn tỉ yen. Giống như nhiều nước có trình độ công nghệ cao tại châu Á, Nhật Bản đang thực hiện mọi nỗ lực để đảm bảo lượng cung đất hiếm và các kim loại quý phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao - như xe hơi dùng cả điện và xăng, điện thoại di động, tivi tinh thể lỏng.

Giới chuyên gia Nhật Bản khẳng định đáy đại dương có thể cung cấp một lượng lớn kim loại quý như bạc, vàng. Thậm chí con người có thể khai thác metan hydrat - còn được gọi là băng cháy. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) từng dự báo khí methane hydrate có thể sẽ là nguồn năng lượng được khai thác hiệu quả kinh tế nhất để thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng toàn cầu vượt quá xa cung trong tương lai gần.

Minh Long


Giày Đại Phát solution
Số người online:
119302
Số người truy cập:
7538188