Giới trẻ Việt Nam lên lịch đón nguyệt thực dài nhất thế kỷ

 Nguyệt thực kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13. Đây là lần thứ hai trong năm diễn ra hiện tượng này và phải đến tháng 5/2021 và tháng 11/2022 người Việt mới được chứng kiến tiếp.

Đánh giá đây là sự kiện không thể bỏ lỡ, các câu lạc bộ ở Hà Nội và Đà Nẵng thông báo sẽ thực hiện buổi quan sát và kêu gọi mọi người tham gia. Cụ thể, Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) sẽ tổ chức từ 22h ngày 27/7 đến 4h ngày 28/7 tại sân bóng Đầm Hồng, đường Hoàng Văn Thái.

Câu lạc bộ thiên văn Đà Nẵng tổ chức cắm trại và cùng xem nguyệt thực ở xã Bình Đào (Thăng Bình, Quảng Nam).

Trong khi đó, Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) không tổ chức vì cho rằng thời gian diễn ra nguyệt thực quá dài sẽ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe cộng đồng.

ễn biến của nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam được mô tả trong bảng dưới đâ

Diễn biến của nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam. Ảnh: Vật lý thiên văn.

Cách quan sát nguyệt thực

Theo HAAC, người xem có thể dùng mắt thường, nhưng sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn vì sẽ nhìn rõ được bề mặt và màu đỏ khi vào pha toàn phần của Mặt Trăng.

Khi chiêm ngưỡng, người quan sát cần chọn nơi trống ở hướng thấy Mặt Trăng. Việc tránh xa ánh đèn cũng như ánh sáng từ khu dân cư, đô thị cũng rất quan trọng vì ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng quan sát. 

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Lúc này ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng khiến Mặt Trăng phản xạ lại gây ra hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ tối, nhiều người hay gọi là "trăng máu".


Giày Đại Phát solution
Số người online:
2663
Số người truy cập:
8724860