Đại chiến siêu thị nhìn từ “đảo sữa lạ” ở Big C

 Vương Diệu Quân

15:06 03/07/2017
 

Thực tế, những thay đổi như thế này không chỉ diễn ra với Big C. Sự đổ bộ của Lotte (Hàn Quốc), AEON (Nhật Bản), BCJ (Thái Lan), Auchan (Pháp),... cũng đang khiến các gian hàng trở nên phong phú hơn. Nhiều sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ quê hương của các nhà đầu tư trên được đặt bên cạnh sản phẩm nội địa.

Thu hút ánh nhìn hơn, các sản phẩm nhập khẩu còn được xếp thành đảo, tháp ở vị trí trung tâm trong siêu thị. Thậm chí, AEON còn sắp xếp hàng hóa Nhật Bản thành dãy để người tiêu dùng tiện chọn lựa. Sau thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Metro năm 2014, BJC đã tuyên bố rằng hàng Thái Lan sẽ chiếm 60% số sản phẩm trong siêu thị.

Cạnh tranh thị phần bán lẻ

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng việc các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài kéo theo hàng hóa của nước họ đến thị trường Việt Nam không quá nghiêm trọng. Theo bà Loan, vấn đề là doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Báo cáo của Tổng cục thống kê cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.527,4 nghìn tỷ đồng (~155 tỷ USD), tăng nhanh hơn dự báo của nhiều hãng nghiên cứu trước đó như Deloid hay Statita. Qua sự thâm nhập ngày càng nhiều của các doanh nghiệp lớn, có thể thấy thị trường bán lẻ của Việt Nam đang là nơi cạnh tranh quyết liệt.

Bà Loan cho biết Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng thành lập Tập đoàn bán lẻ đa sở hữu của Việt Nam. Đây là mô hình đã được khởi động từ 10 năm trước đây nhưng chưa thành công. Những cái tên từng bắt tay nhau khi đó là Tổng Công ty thương mại Hà Nội, Tổng Công ty thương mại Sài Gòn, Tập đoàn Phú Thái và Saigon Co.op. “Nếu được xây dựng, Tập đoàn sẽ có doanh thu 4-5 tỷ USD mỗi năm” – bà Loan nói.

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tính toán rằng 97% thị trường bán lẻ vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ tập trung đầu tư vào kênh bán lẻ hiện đại, nơi chiếm khoảng 3,4% tổng thị phần bán lẻ.

Tại siêu thị BigC, các xe hàng vẫn xếp dài ở 20 quầy thanh toán. Hầu như khách hàng nào cũng có xuất trình một tấm thẻ trước khi tính tiền. “Đây là membership card được siêu thị cấp cho những khách hàng thân thiết” – một phụ nữ nói. Có thể đi siêu thị đang dần trở thành thói quen của họ bên cạnh những ngôi chợ truyền thống.

Cách không xa hộp sữa Soy secretz, quầy hàng nhỏ của Thế giới di động đã được thay thế bằng Nguyễn Kim – doanh nghiệp có 49% cổ phần của người Thái.

Theo Trí thức trẻ


Giày Đại Phát solution
Số người online:
14877
Số người truy cập:
9051899