Công nghệ hứa hẹn điều trị rối loạn thần kinh ở người

 

 

"Công nghệ này mở ra một chân trời mới cho các nhà khoa học bởi họ có thể tìm hiểu khu vực não hoạt động như thế nào một cách dễ dàng hơn," tiến sĩ Michael R. Bruchas - chủ nhiệm dự án cho biết. Theo Reuters,nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Cell hôm 24/7.

Nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Dược Washington và đại học Illinois cho biết thiết bị này được gắn trên đầu chuột và hoạt động nhờ một viên pin tí hon. Trong thiết bị có một đầu dò siêu nhỏ, chỉ bằng 1/10 kích thước sợi tóc, sẽ được cấy vào trong não chuột. Phần này gồm những ngăn nhỏ khác nhau chứa thuốc vả có nhiệm vụ dẫn thuốc dạng lỏng đến các tế bào não trong khi một màn hình LED mini sẽ truyền tải các hình ảnh để theo dõi.

Ngoài việc tiêm thuốc, đầu dò này còn cùng lúc chiếu sáng các tế bào não. Con chuột sinh ra từ công nghệ di truyền học trong phòng thí nghiệm nên các neuron thần kinh sẽ phản ứng với ánh sáng phát ra từ thiết bị trong khi đó, ánh sáng này không có tác dụng gì đối với chuột thường.

"Tính đột phá ở đây là người ta có thể ứng dụng hai công nghệ trên cùng một thiết bị," tiến sĩ James Gnadt, Viện Nghiên cứu Rối loạn Thần kinh (Mỹ), cho biết.

Các nhà khoa học chỉ cần nhấn nút trên thiết bị điều khiển không dây là có thể điều khiển chuột theo hướng tùy ý. Trong video, con chuột bên phải di chuyển theo vòng tròn do nó đã được tiêm thuốc vào các tế bào thần kinh điều khiển.

Thiết bị này ít gây hại cho não hơn là các ống kim loại hay các đầu dò- loại vẫn thường được sử dụng để tiêm thuốc. Kích thước của nó cũng giúp các nhà khoa học đi sâu vào các mô não hơn bao giờ hết.

"Chúng tôi sử dụng công nghệ nano để tạo ra một thiết bị giúp thâm nhập sâu hơn vào não mà hầu như không có gây ra tổn hại nào," tiến sĩ John A. Rogers cho biết. "Những thiết bị siêu nhỏ như thế này tạo ra tiềm năng to lớn cho sự phát triển khoa học và y tế."

Khi thiết kế, các nhà khoa học cũng tham khảo công nghệ chế tạo microchips từ Thung lũng Silicon. Thiết bị điều khiển não có thể chứa bốn loại thuốc khác nhau và mang theo bốn ống hai cực để chiếu sáng.

“Chúng tôi đã tiến hành ít nhất 30 cuộc thí nghiệm cuối cùng mới thành công,” tiến sĩ Jordan G. McCall, nói.

Các nhà khoa học trong thử nghiệm điều khiển não bằng thiết bị từ xa có liên hệ chặt chẽ với chương trình Nghiên cứu não bộ thông qua công nghệ thần kinh tiên tiến (BRAIN). Vào năm 2013, Tổng thống Barack Obama công bố Nhà trắng bảo trợ chương trình này nhằm tìm hiểu sâu hơn về não người.

"Suy nhược thần kinh  là hậu quả của việc mất cân bằng các chất hóa học trong não, do đó nếu cân bằng được các chất này, có thể kiểm soát hệ thần kinh và đưa nó về trạng thái cân bằng," tiến sĩ Gnadt nói.

Xung quanh nghiên cứu này có nhiều lời cường điệu rằng các nhà khoa học có thể kiếm soát suy nghĩ con người nhưng tiến sĩ Gnadt phủ nhận điều này.  

"Ý tưởng có thể kiểm soát suy nghĩ của ai đó trên thực tế vẫn còn rất xa vời," ông nói. Tiến sĩ Gnad cho biết, chương trình BRAIN cũng đề cập đến các tình huống đạo đức trong khoa học thần kinh, cụ thể là việc cấy thiết bị vào não. Bất kì nghiên cứu nào như vậy cũng phải đối mặt với vấn đề luật pháp bao gồm một chuỗi điều tra và xét hỏi.

"Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu và thu nhỏ kích thước thiết bị sao cho không gây hại đến động vật thí nghiệm."

Ngô Minh

"Công nghệ này mở ra một chân trời mới cho các nhà khoa học bởi họ có thể tìm hiểu khu vực não hoạt động như thế nào một cách dễ dàng hơn," tiến sĩ Michael R. Bruchas - chủ nhiệm dự án cho biết. Theo Reuters, nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Cell hôm 24/7.

Nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Dược Washington và đại học Illinois cho biết thiết bị này được gắn trên đầu chuột và hoạt động nhờ một viên pin tí hon. Trong thiết bị có một đầu dò siêu nhỏ, chỉ bằng 1/10 kích thước sợi tóc, sẽ được cấy vào trong não chuột. Phần này gồm những ngăn nhỏ khác nhau chứa thuốc vả có nhiệm vụ dẫn thuốc dạng lỏng đến các tế bào não trong khi một màn hình LED mini sẽ truyền tải các hình ảnh để theo dõi.

Ngoài việc tiêm thuốc, đầu dò này còn cùng lúc chiếu sáng các tế bào não. Con chuột sinh ra từ công nghệ di truyền học trong phòng thí nghiệm nên các neuron thần kinh sẽ phản ứng với ánh sáng phát ra từ thiết bị trong khi đó, ánh sáng này không có tác dụng gì đối với chuột thường.

"Tính đột phá ở đây là người ta có thể ứng dụng hai công nghệ trên cùng một thiết bị," tiến sĩ James Gnadt, Viện Nghiên cứu Rối loạn Thần kinh (Mỹ), cho biết.

Các nhà khoa học chỉ cần nhấn nút trên thiết bị điều khiển không dây là có thể điều khiển chuột theo hướng tùy ý. Trong video, con chuột bên phải di chuyển theo vòng tròn do nó đã được tiêm thuốc vào các tế bào thần kinh điều khiển.

Thiết bị này ít gây hại cho não hơn là các ống kim loại hay các đầu dò- loại vẫn thường được sử dụng để tiêm thuốc. Kích thước của nó cũng giúp các nhà khoa học đi sâu vào các mô não hơn bao giờ hết.

"Chúng tôi sử dụng công nghệ nano để tạo ra một thiết bị giúp thâm nhập sâu hơn vào não mà hầu như không có gây ra tổn hại nào," tiến sĩ John A. Rogers cho biết. "Những thiết bị siêu nhỏ như thế này tạo ra tiềm năng to lớn cho sự phát triển khoa học và y tế."

Khi thiết kế, các nhà khoa học cũng tham khảo công nghệ chế tạo microchips từ Thung lũng Silicon. Thiết bị điều khiển não có thể chứa bốn loại thuốc khác nhau và mang theo bốn ống hai cực để chiếu sáng.

“Chúng tôi đã tiến hành ít nhất 30 cuộc thí nghiệm cuối cùng mới thành công,” tiến sĩ Jordan G. McCall, nói.

Các nhà khoa học trong thử nghiệm điều khiển não bằng thiết bị từ xa có liên hệ chặt chẽ với chương trình Nghiên cứu não bộ thông qua công nghệ thần kinh tiên tiến (BRAIN). Vào năm 2013, Tổng thống Barack Obama công bố Nhà trắng bảo trợ chương trình này nhằm tìm hiểu sâu hơn về não người.

"Suy nhược thần kinh là hậu quả của việc mất cân bằng các chất hóa học trong não, do đó nếu cân bằng được các chất này, có thể kiểm soát hệ thần kinh và đưa nó về trạng thái cân bằng," tiến sĩ Gnadt nói.

Xung quanh nghiên cứu này có nhiều lời cường điệu rằng các nhà khoa học có thể kiếm soát suy nghĩ con người nhưng tiến sĩ Gnadt phủ nhận điều này.

"Ý tưởng có thể kiểm soát suy nghĩ của ai đó trên thực tế vẫn còn rất xa vời," ông nói. Tiến sĩ Gnad cho biết, chương trình BRAIN cũng đề cập đến các tình huống đạo đức trong khoa học thần kinh, cụ thể là việc cấy thiết bị vào não. Bất kì nghiên cứu nào như vậy cũng phải đối mặt với vấn đề luật pháp bao gồm một chuỗi điều tra và xét hỏi.

"Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu và thu nhỏ kích thước thiết bị sao cho không gây hại đến động vật thí nghiệm."

Ngô Minh

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
142660
Số người truy cập:
7447731