Con người có thể ở trong hang động sao Hỏa và Mặt Trăng

 

 
con-nguoi-co-the-o-trong-hang-dong-sao-hoa-va-mat-trang

Các phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang được huấn luyện trong các ống dung nham trên đảo Lanzarote. Ảnh: ESA.

Hệ thống hang động ngầm trên sao Hỏa và Mặt Trăng có thể là nơi trú ẩn an toàn cho con người trong tương lai, theo một nghiên cứu trình bày tại Hội thảo Khoa học Vũ trụ châu Âu diễn ra tuần trước tại Riga, Latvia.

Mạng lưới hang động, còn được gọi là ống dung nham, hình thành do quá trình núi lửa hoạt động tạo ra dòng chảy dung nham. Chúng ta có thể tìm thấy hệ thống hang động tương tự nhưng nhỏ hơn trên Trái Đất ở Lanzarote, Hawaii, Iceland, Sicily và quần đảo Galapagos.

"Việc so sánh các ví dụ trên Trái Đất, Mặt Trăng và sao Hỏa chỉ ra rằng trọng lực có ảnh hưởng lớn đến kích thước của ống dung nham", International Business Times dẫn lời Riccardo Pozzobon, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Padova, Italy.

Theo Pozzobon, các hang động tạo ra từ dung nham núi lửa trên Trái Đất có kích thước khoảng 30 m. Trong môi trường trọng lực yếu hơn trên sao Hỏa, có bằng chứng cho thấy các ống dung nham có thể rộng 250 m. Trên Mặt Trăng, hang động kiểu này có thể rộng vài km và dài hàng trăm km.

Ống dung nham là nơi lý tưởng để che chắn bức xạ vũ trụ và vi thiên thạch (micrometeorite) gây hại, cung cấp môi trường sống an toàn cho con người khi thực hiện các nhiệm vụ trong tương lai. Chúng cũng đủ rộng để chứa khu định cư quy mô lớn của con người.

Leonardo Carrer, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Trento, Italy, cho biết một hệ thống radar đặc biệt có thể phát hiện các ống dung nham trên Mặt Trăng từ quỹ đạo. Hệ thống sẽ sử dụng sóng điện từ để thăm dò bên dưới bề mặt Mặt Trăng, xác định thành phần vật lý, hình dạng và kích thước của các hang động, cũng như vị trí của chúng.

"Một sứ mệnh mang theo thiết bị này sẽ là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm môi trường sống an toàn trên Mặt Trăng, phục vụ mục tiêu thuộc địa hóa của con người", Carrer nói.

Lê Hùng


con-nguoi-co-the-o-trong-hang-dong-sao-hoa-va-mat-trang
Các phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang được huấn luyện trong các ống dung nham trên đảo Lanzarote. Ảnh: ESA.
Hệ thống hang động ngầm trên sao Hỏa và Mặt Trăng có thể là nơi trú ẩn an toàn cho con người trong tương lai, theo một nghiên cứu trình bày tại Hội thảo Khoa học Vũ trụ châu Âu diễn ra tuần trước tại Riga, Latvia.

Mạng lưới hang động, còn được gọi là ống dung nham, hình thành do quá trình núi lửa hoạt động tạo ra dòng chảy dung nham. Chúng ta có thể tìm thấy hệ thống hang động tương tự nhưng nhỏ hơn trên Trái Đất ở Lanzarote, Hawaii, Iceland, Sicily và quần đảo Galapagos.

"Việc so sánh các ví dụ trên Trái Đất, Mặt Trăng và sao Hỏa chỉ ra rằng trọng lực có ảnh hưởng lớn đến kích thước của ống dung nham", International Business Times dẫn lời Riccardo Pozzobon, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Padova, Italy.

Theo Pozzobon, các hang động tạo ra từ dung nham núi lửa trên Trái Đất có kích thước khoảng 30 m. Trong môi trường trọng lực yếu hơn trên sao Hỏa, có bằng chứng cho thấy các ống dung nham có thể rộng 250 m. Trên Mặt Trăng, hang động kiểu này có thể rộng vài km và dài hàng trăm km.

Ống dung nham là nơi lý tưởng để che chắn bức xạ vũ trụ và vi thiên thạch (micrometeorite) gây hại, cung cấp môi trường sống an toàn cho con người khi thực hiện các nhiệm vụ trong tương lai. Chúng cũng đủ rộng để chứa khu định cư quy mô lớn của con người.

Leonardo Carrer, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Trento, Italy, cho biết một hệ thống radar đặc biệt có thể phát hiện các ống dung nham trên Mặt Trăng từ quỹ đạo. Hệ thống sẽ sử dụng sóng điện từ để thăm dò bên dưới bề mặt Mặt Trăng, xác định thành phần vật lý, hình dạng và kích thước của các hang động, cũng như vị trí của chúng.

"Một sứ mệnh mang theo thiết bị này sẽ là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm môi trường sống an toàn trên Mặt Trăng, phục vụ mục tiêu thuộc địa hóa của con người", Carrer nói.

Lê Hùng

 

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
73616
Số người truy cập:
7369578