'Cải lão hoàn đồng' bằng biện pháp cấy ghép đầu

 

 
1-3085-1433563360-8248-1442372557.png

Tiến sĩ Ren trong phòng thí nghiệm ở Cáp Nhĩ Tân. Ảnh chụp màn hình: WSJ

Cần ít nhất hai năm để chuẩn bị cho ca cấy ghép đầu người đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhưng ngày đó đang tới, bác sĩ Ren Xiaoping hôm qua tuyên bố.

Ông Ren và đồng nghiệp người Italy Sergio Canavaro sẽ thực hiện ca cấy ghép dự kiến diễn ra ở đại học Y Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Chi phí cấy ghép khoảng 11 triệu USD, kéo dài trong 36 giờ.

Trả lời phỏng vấn đài tiếng nói Trung Quốc hôm 14/9, bác sĩ Ren cho biết đang chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Những nhà khoa học nổi tiếng và có chuyên môn cao từ 10 trường đại học Trung Quốc và nước ngoài sẵn sàng hợp tác, bao gồm các nhà phẫu thuật của đại học Quân Y II, đại học Phúc Đán Thượng Hải, giáo sư đầu ngành về kỹ thuật cơ khí ở đại học Sư phạm Bắc Kinh, cùng nhiều đồng nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu, ông Ren nói.

"Một ca phẫu thuật lớn như vậy không thể thành công nếu chỉ có một người. Nhiệm vụ của tôi là khởi động thật tốt cho dự án khổng lồ này, mà rất có thể thế hệ này chưa làm được", Ren nói. "Nhưng chúng tôi xây dựng nền tảng cho những người kế cận, đẩy nhanh nó vào ứng dụng lâm sàng, đào tạo thế hệ trẻ và nâng cao uy tín của quốc gia (Trung Quốc) trên trường quốc tế".

"Trung Quốc muốn thực hiện ca cấy ghép vì họ muốn thắng giải Nobel. Họ muốn chứng tỏ là cường quốc nghiên cứu khoa học. Đây là cuộc đua trong lĩnh vực mới", bác sĩ Canavaro cho biết trong cuộc phỏng vấn với RT.

Tranh cãi

Trong ca cấy ghép đầu, não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cắt qua tủy sống và sử dụng một loại keo sinh học đặc biệt để kết nối phần đầu với cơ thể mới. Các cơ và mạch máu cũng sẽ được nối lại ngay sau đó.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần để tránh mọi cử động và được sử dụng thuốc chống đào thải mô ghép. Canavero cho rằng với cơ thể mới khỏe mạnh hơn, một người 80 tuổi có thể sống thêm được 40 năm. Tuy nhiên, ca cấy ghép vấp phải nhiều phản đối của người trong ngành.

29810B8500000578-3117029-Journ-5674-3433

Kỹ sư người Nga Spridonov tình nguyện thực hiện cuộc phẫu thuật ghép đầu. Ảnh:East2west News

"Nó rất phức tạp. Cái đầu cấy ghép là của anh, nhưng thân thể lại của người khác. Vì thế, đâu mới là anh?" Wang Yifang, một chuyên gia về đạo đức y tế, đại học Bắc Kinh, nói. Ông cũng cho rằng có nhiều khía cạnh đạo đức cần được đánh giá khắt khe trước khi thực hiện ca cấy ghép đầu người.

"Tôi ước điều này sẽ không xảy ra với bất kỳ ai. Tôi sẽ không cho phép ai thực hiện ca phẫu thuật này với tôi vì có nhiều thứ còn tồi tệ hơn cả cái chết", bác sĩ Hunt Batjer, thành viên Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật Thần kinh của Mỹ, từng bình luận trên CNN.

Tuy nhiên, Ren không đồng ý với quan điểm trên. Ông trích lời một giáo sư đại học Havard rằng không có lý do nào để ngăn cản sự phát triển trong lĩnh vực y tế, nếu nó được chính phủ và các tổ chức pháp lý thông qua.

Valery Spiridonov, kỹ sư máy tính người Nga mắc bệnh teo cơ tủy sống, tình nguyện làm bệnh nhân đầu tiên. Ngoài anh, còn có ba người Trung Quốc nữa sẵn lòng tham gia ca cấy ghép, Ren cho biết.

Nhiều bệnh nhân, những người bị ung thư giai đoạn cuối hoặc bị bệnh bẩm sinh, có cái đầu hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại mang một cơ thể đang chết dần. Nhiều người trong số họ qua đời vì vô phương cứu chữa, mà khoa học hiện đại không có cách nào cải thiện tình trạng của họ, Ren nói.

"Trách nhiệm và nghĩa vụ của một bác sĩ là gì? Anh cứu mạng người bệnh hay là không? Ở Mỹ, một nhóm các nhà khoa học đạo đức quan ngại về ca cấy ghép. Tuy nhiên, Spiridonov đã hỏi ngược lại rằng, liệu ông ta có phản đối không nếu như người bị bệnh teo cơ bẩm sinh là ông ta, chứ không phải Spiridonov", Ren nói.

Hồng Hạnh


1-3085-1433563360-8248-1442372557.png
Tiến sĩ Ren trong phòng thí nghiệm ở Cáp Nhĩ Tân. Ảnh chụp màn hình: WSJ
Cần ít nhất hai năm để chuẩn bị cho ca cấy ghép đầu người đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhưng ngày đó đang tới, bác sĩ Ren Xiaoping hôm qua tuyên bố.

Ông Ren và đồng nghiệp người Italy Sergio Canavaro sẽ thực hiện ca cấy ghép dự kiến diễn ra ở đại học Y Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Chi phí cấy ghép khoảng 11 triệu USD, kéo dài trong 36 giờ.

Trả lời phỏng vấn đài tiếng nói Trung Quốc hôm 14/9, bác sĩ Ren cho biết đang chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Những nhà khoa học nổi tiếng và có chuyên môn cao từ 10 trường đại học Trung Quốc và nước ngoài sẵn sàng hợp tác, bao gồm các nhà phẫu thuật của đại học Quân Y II, đại học Phúc Đán Thượng Hải, giáo sư đầu ngành về kỹ thuật cơ khí ở đại học Sư phạm Bắc Kinh, cùng nhiều đồng nghiệp Bắc Mỹ và châu Âu, ông Ren nói.

"Một ca phẫu thuật lớn như vậy không thể thành công nếu chỉ có một người. Nhiệm vụ của tôi là khởi động thật tốt cho dự án khổng lồ này, mà rất có thể thế hệ này chưa làm được", Ren nói. "Nhưng chúng tôi xây dựng nền tảng cho những người kế cận, đẩy nhanh nó vào ứng dụng lâm sàng, đào tạo thế hệ trẻ và nâng cao uy tín của quốc gia (Trung Quốc) trên trường quốc tế".

"Trung Quốc muốn thực hiện ca cấy ghép vì họ muốn thắng giải Nobel. Họ muốn chứng tỏ là cường quốc nghiên cứu khoa học. Đây là cuộc đua trong lĩnh vực mới", bác sĩ Canavaro cho biết trong cuộc phỏng vấn với RT.

Tranh cãi

Trong ca cấy ghép đầu, não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy. Sau đó, các bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cắt qua tủy sống và sử dụng một loại keo sinh học đặc biệt để kết nối phần đầu với cơ thể mới. Các cơ và mạch máu cũng sẽ được nối lại ngay sau đó.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần để tránh mọi cử động và được sử dụng thuốc chống đào thải mô ghép. Canavero cho rằng với cơ thể mới khỏe mạnh hơn, một người 80 tuổi có thể sống thêm được 40 năm. Tuy nhiên, ca cấy ghép vấp phải nhiều phản đối của người trong ngành.

29810B8500000578-3117029-Journ-5674-3433
Kỹ sư người Nga Spridonov tình nguyện thực hiện cuộc phẫu thuật ghép đầu. Ảnh: East2west News
"Nó rất phức tạp. Cái đầu cấy ghép là của anh, nhưng thân thể lại của người khác. Vì thế, đâu mới là anh?" Wang Yifang, một chuyên gia về đạo đức y tế, đại học Bắc Kinh, nói. Ông cũng cho rằng có nhiều khía cạnh đạo đức cần được đánh giá khắt khe trước khi thực hiện ca cấy ghép đầu người.

"Tôi ước điều này sẽ không xảy ra với bất kỳ ai. Tôi sẽ không cho phép ai thực hiện ca phẫu thuật này với tôi vì có nhiều thứ còn tồi tệ hơn cả cái chết", bác sĩ Hunt Batjer, thành viên Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật Thần kinh của Mỹ, từng bình luận trên CNN.

Tuy nhiên, Ren không đồng ý với quan điểm trên. Ông trích lời một giáo sư đại học Havard rằng không có lý do nào để ngăn cản sự phát triển trong lĩnh vực y tế, nếu nó được chính phủ và các tổ chức pháp lý thông qua.

Valery Spiridonov, kỹ sư máy tính người Nga mắc bệnh teo cơ tủy sống, tình nguyện làm bệnh nhân đầu tiên. Ngoài anh, còn có ba người Trung Quốc nữa sẵn lòng tham gia ca cấy ghép, Ren cho biết.

Nhiều bệnh nhân, những người bị ung thư giai đoạn cuối hoặc bị bệnh bẩm sinh, có cái đầu hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại mang một cơ thể đang chết dần. Nhiều người trong số họ qua đời vì vô phương cứu chữa, mà khoa học hiện đại không có cách nào cải thiện tình trạng của họ, Ren nói.

"Trách nhiệm và nghĩa vụ của một bác sĩ là gì? Anh cứu mạng người bệnh hay là không? Ở Mỹ, một nhóm các nhà khoa học đạo đức quan ngại về ca cấy ghép. Tuy nhiên, Spiridonov đã hỏi ngược lại rằng, liệu ông ta có phản đối không nếu như người bị bệnh teo cơ bẩm sinh là ông ta, chứ không phải Spiridonov", Ren nói.

Hồng Hạnh

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
125253
Số người truy cập:
7428007