Cả CEO TGDĐ và lãnh đạo MediaMart: Bán điện máy - điện thoại trong siêu thị & TTTM sẽ không có đất sống ở Việt Nam

Cả CEO TGDĐ và lãnh đạo MediaMart: Bán điện máy - điện thoại trong siêu thị & TTTM sẽ không có đất sống ở Việt Nam

 
 

Thế Giới Di Động bắt đầu mở các cửa hàng shop-in-shop trong siêu thị Big C từ tháng 3/2015, với cửa hàng đầu tiên được đặt tại Đồng Nai và đến cuối năm 2015 thì có 23 cửa hàng.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 8 vừa qua, hệ thống Big C đã không còn một cửa hàng Thế Giới Di Động nào. Nguyên nhân là do Big C yêu cầu Thế giới Di động rút ra khỏi hệ thống, trong bối cảnh Central Group, tập đoản sở hữu Big C cũng đang đồng thời sở hữu điện máy Nguyễn Kim.

Tuy nhiên, việc bị đuổi ra khỏi Big C không khiến lãnh đạo Thế Giới Di Động quá bận tâm, bởi các cửa hàng này đóng góp doanh thu rất nhỏ so với toàn hệ thống.

Tính trung bình, mỗi cửa hàng Thế giới Di động trong chuỗi Big C chỉ đạt doanh thu không tới 15 triệu đồng/ngày, chỉ bằng 1/7 so với mức trung bình 100 triệu đồng/ngày của toàn bộ 880 cửa hàng trong hệ thống.

Nhiều ý kiến cho rằng, mô hình shop-in-shop của Thế giới Di động đã thất bại. Bản thân ông Nguyễn Đức Tài, CEO Thế Giới Di Động cũng thừa nhận, mô hình shop-in-shop không hiệu quả bằng các cửa hàng bên ngoài.

Ông Tài cho biết, việc mua điện thoại không phải như mua cái áo. Mua điện thoại số tiền lớn nên người ta phải để dành, tùy theo thu nhập của từng người. Tủ lạnh, TV, xe, điện thoại là các sản phẩm có giá trị lớn, nên nếu quyết định mua thì phải chuẩn bị trước, không thuộc kiểu đi lang thang trong trung tâm thương mại rồi thấy thích thì mua.

CEO của Thế giới Di động nói thêm, ở nhiều nước thì khác, thu nhập của họ 10.000 USD/tháng nên họ có thể theo kiểu hứng lên thì mua.

Trước Thế giới Di động, MediaMart cũng từng thử nghiệm mô hình shop-in-shop với cái tên Best Carings, nhưng đại diện MediaMart cũng phải thừa nhận, mô hình này đối với mặt hàng điện máy sẽ không có đất sống ở Việt Nam.

Trong bài phỏng vấn năm ngoái với CafeBiz, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Marketing MediaMart từng cho biết, mô hình shop-in-shop chỉ có thể thích hợp khi đô thị có hạ tầng phát triển, như ở Bangkok hay Singapore, ga tàu điện đỗ ngay cửa các trung tâm thương mại nên lượng khách vào mua sắm rất động.

Còn ở Việt Nam, mô hình hiện nay được gọi là "gạt chân chống - thanh toán tiền và đi", tức là rất nhanh gọn.

Ông Hải cho biết, đứng trên địa vị một khách hàng, muốn mua hàng ở một trung tâm điện máy kiểu shop-in-shop, trước tiên phải gửi xe, sau đó phải đi bộ, nên mất khá nhiều thời gian mới tới được cửa hàng. Sau đó, nếu mua hàng, khách sẽ phải tự khuân đồ xuống xe, khá bất tiện.

Trong khi đó, ở các cửa hàng ngoài mặt phố, khách hàng dựng xe trước cửa hàng, nhân viên buộc dây và khách hàng gạt chân chống rồi đi, quy trình rất nhanh gọn và vẫn là thói quen mua sắm chủ đạo của người Việt.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
24942
Số người truy cập:
9026778