Bỏ túi 4 yếu quyết này chắc chắn mở siêu thị mini sẽ thành công

 Với xu hướng tiêu dùng hiện nay, siêu thị mini là hình thức mua hàng hiện đại được ưa chuộng bởi tính tiện lợi và sự đảm bảo về hàng hóa. Tuy nhiên việc mở siêu thị mini lại không đơn giản để có thể cứ nhập hàng và bán như tạp hóa. Vậy mở siêu thị mini cần gì, thủ tục mở siêu thị mini ra sao, Các bước mở siêu thị mini như thế nào? Điều này liên quan đến hoạt động từ chính sách pháp luật đến hiểu về thị trường, đời sống, văn hóa khu vực bạn đặt siêu thị mini. Qua bài viết, Sapo tổng hợp và chia sẻ một số kinh nghiệm mở siêu thị mini để các bạn có thể tham khảo.

1. Siêu thị mini là gì?

Siêu thị mini là mô hình kinh doanh siêu thị với diện tích và lượng hàng nhỏ hơn. Siêu thị mini có đầy đủ các mặt hàng tiện ích thiết yếu, các mặt hàng tươi sống và các mặt hàng gia dụng. Số lượng mặt hàng tại siêu thị mini khoảng 2000 đến 3000 mặt hàng tùy diện tích siêu thị mini. Sự khác biệt giữa siêu thị mini và tạp hóa chủ yếu ở cách mua hàng và thanh toán tại siêu thị mini hiện đại hơn, khách hàng tự lựa chọn sản phẩm, niêm yết giá công khai và thanh toán qua hệ thống quản lý bán hàng. Ngoài ra, siêu thị mini còn có thể sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại tiện ích khác như thanh toán thẻ, thanh toán qua phiếu mua hàng có giá trị được mua trước.

Kinh nghiệm mở siêu thị miniKinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi

2. Mở siêu thị mini cần thủ tục gì?

2.1. Giấy phép kinh doanh

Giấy đăng ký kinh doanh là yêu cầu đầu tiên cần có để mở một siêu thị mini. Thông thường các siêu thị mini đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty, để tiện lợi cho các hoạt động ký kết với các nhà cung cấp sau này.

2.2. Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Do siêu thị mini có cả các sản phẩm tươi sống nên việc xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết. Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Sau khi có đầy đủ các giấy tờ này, các bạn có thể tới các cơ quan có thẩm quyền từng ngành hàng như sau để xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với từng ngành hàng siêu thị mini kinh doanh. Cụ thể gồm có các cơ quan:

Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở y tế cấp Giấy chứng nhận cho:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;
  • Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh yến sào, nấm linh chi, sâm, đông trùng hạ thảo (được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng)
  • Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)
  • Cơ sở kinh doanh ăn uống (Nhà hàng, Căng tin, Bếp ăn tập thể…)

Sở Công thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại:

  • Rượu, bia nước giải khát,
  • Sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột,
  • Bánh, mứt, kẹo,thạch, ô mai
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Sở Nông Nghiệp cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm thực phẩm:

  • Ngũ cốc;Thịt và các sản phẩm từ thịt;
  • Thủy sản và sản phẩm thuỷ sản;
  • Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả;
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng;
  • Sữa tươi nguyên liệu;
  • Mật ong và các sản phẩm từ mật ong;
  • Muối; Gia vị; Đường;
  • Chè; Cà phê, Ca cao;
  • Hạt tiêu; Điều.
  • Nông sản thực phẩm khác (Các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,..); Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến; Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật (măng, mộc nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây,…); Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm, …);
  • Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
  • Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.3. Chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là yêu cầu bắt buộc đối với các siêu thị mini. Bộ hồ sơ để làm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy theo mẫu PC5
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu PC6;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy chữa cháy;
  • Phương án chữa cháy.

Đơn vị tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

2.4. Các giấy phép với ngành hàng đặc biệt

Đối với một số ngành hàng kinh doanh đặc biệt như rượu, thuốc lá, thực phẩm chức năng cần có giấy phép kinh doanh đặc biệt do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Chủ yếu do bộ công thương và bộ y tế quản lý.

thủ tục thành lập siêu thị mini

Thủ tục mở siêu thị mini cần những gì?

3. Lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini

Cuối cùng, để có thể mở được một siêu thị mini có lãi, các bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh tổng thể. Bản kế hoạch kinh doanh này sẽ giúp bạn có được lộ trình tốt và có thể điều chỉnh khi các hoạt động không đạt được kết quả như kỳ vọng.

3.1 Dự toán lỗ lãi

Yếu tố quan trọng nhất của bản kế hoạch kinh doanh là dự tính xem hoạt động kinh doanh sẽ lãi hay lỗ, nếu lỗ thì lỗ trong bao lâu, mức lỗ như thế nào. Mức lãi như thế nào, yếu tố nào là điểm mạnh mang tới lợi nhuận cho siêu thị mini của bạn? Để kinh doanh siêu thị mini thành công, bạn phải có chiến lược kinh doanh phù hợp. Hãy lập bảng ma trận SWOT, phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Dựa trên kết quả phân tích SWOT, bạn lựa chọn và kết hợp chéo các yếu tố giữa điểm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để có cái nhìn tổng quan về ngành hàng tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển của siêu thị.

  • 3.2 Setup siêu thị

Bạn cần đưa ra một phong cách cho siêu thị mini của mình. Từ phong cách đó sẽ lên layout cho siêu thị và setup theo layout bạn mong muốn để có được yếu tố tối ưu ấn tượng với khách hàng.

  • 3.3 Nhập hàng

Khi hoàn thành việc setup, bạn cần nhập hàng theo đúng lộ trình đề ra. Số lượng hàng hóa không quá nhiều nhưng cũng không được quá ít. Vào thời điểm khởi đầu, số mặt hàng nhập vào có thể từ 1300 đến 1700 mã hàng.

Xem thêm: Muốn lấy nguồn hàng cho siêu thị mini giá tận gốc ở đâu?

4. Một vài lưu ý khi mở siêu thị mini

 4.1. Không hoạt động siêu thị khi chưa có đủ giấy tờ

Những siêu thị mini khi hoạt động thường có đoàn kiểm tra ngay lập tức, nên việc hoạt động siêu thị khi chưa có đủ giấy tờ dẫn đến nhiều rủi ro khi các đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quản chức năng đến thanh kiểm tra siêu thị mini của bạn.

4.2. Hoạt động siêu thị cần kiểm tra đối chiếu với kế hoạch hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp

Hoạt động của siêu thị mini ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó, chủ siêu thị mini cần đối chiếu số liệu hoạt động hàng ngày, căn cứ vào các yếu tố thời gian, thời tiết, thời điểm để có thể đánh giá lý do tăng trưởng hay suy giảm doanh thu hàng ngày.

4.3. Cần chú trọng vào dòng sản phẩm tươi sống

Dòng sản phẩm tươi sống là dòng sản phẩm dễ hư hỏng dẫn đến thất thoát trong hoạt động vận hành của siêu thị mini, khiến cho chi phí tăng, lợi nhuận giảm. Do đó việc quản lý dòng sản phẩm tươi sống vô cùng cần thiết và cần được làm chặt chẽ hàng ngày, hàng tuần.

Kinh nghiệm mở siêu thị mini

Kinh doanh siêu thị mini thành công cần chú trọng vào các mặt hàng tươi sống

4.4. Khó khăn nhất trong quản lý siêu thị là quản lý hàng hóa kho bãi

Nếu không có phần mềm quản lý phù hợp, chủ siêu thị mini sẽ khó có thể kiểm soát được lượng hàng tồn kho, thời hạn sử dụng của các sản phẩm. Đặc biệt đối với các sản phẩm tươi sống, việc kiểm soát hàng bán, hàng nhập, hàng hủy là một khó khăn khi chỉ dùng các công cụ đơn giản như sổ bán hàng.

Trên đây là những kinh nghiệm mở siêu thị mini các bạn có thể tham khảo nhằm trả lời các thắc mắc khi bắt đầu mở siêu thị mini. Sapo chúc bạn có thể áp dụng và thành công trong việc kinh doanh siêu thị mini của mình.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
20568
Số người truy cập:
9020402