Bí mật vụ "va chạm tử thần" giữa không trung: 178 người chết, Liên Xô quyết định lạ lùng

 

ưới đây là những thảm kịch dân sự kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô do RBTH liệt kê theo trình tự thời gian: 

01.

Thảm họa hạt nhân Kyshtym (1957)

Thảm họa hạt nhân Kyshtym là một sự cố ô nhiễm phóng xạ xảy ra ngày 29/9/1957 tại Mayak - một trong những cơ sở hạt nhân lớn nhất Liên Xô, chuyên làm giàu plutonium và tái chế nhiên liệu hạt nhân của Liên Xô.

Mayak thuộc khu vực Chelyabinsk, nằm không xa thị trấn Kyshtym. Nơi này có 6 lò phản ứng hạt nhân, với chức năng làm giàu plutonium để chế tạo vũ khí hủy diệt, phục vụ cho cuộc chạy đua với Mỹ thời Chiến tranh Lạnh.

Chiều muộn ngày 29/9, cư dân thị trấn Chelyabinsk ở miền nam dãy núi Ural bất ngờ nhìn thấy dải màu đỏ khổng lồ trên bầu trời như "vệt máu tử thần", loang rộng ra một khu vực rộng 20.000 km2, nơi sinh sống của 270.000 dân thường.

Tưởng là hiện tượng bắc cực quang bình thường nhưng chỉ vài ngày sau, nông dân khu vực này bị chính phủ yêu cầu giết sạch gia súc; Trong vòng 2 năm, 11.000 cư dân đã được cho sơ tán vĩnh viễn, 22 ngôi làng gần đó bị phá hủy hoàn toàn.

Bí mật vụ va chạm tử thần giữa không trung: 178 người chết, Liên Xô quyết định lạ lùng - Ảnh 2.

Nguồn: Aleksandr Kondratuk/Sputnik

Chuyện gì đã xảy ra?

Vì mải miết chạy đua sản xuất vũ khí nguyên tử với Mỹ mà hệ thống làm mát và hệ thống xử lý rác thải hạt nhân của Mayak không được chú trọng. Hệ quả, nhiệt độ trong 1 bể chứa chất thải hạt nhân bắt đầu nóng lên. Sau 1 năm, nhiệt độ tăng lên 350 độ C và phát nổ ngày 29/9 với sức phá hủy tương đương 100 tấn TNT.

Vụ nổ khổng lồ giải phóng 20 triệu Curie bụi phóng xạ ra không khí, bao gồm một lượng lớn strontium-90 và cesium-137. Chất thải phóng xạ tiếp tục rò rỉ xuống dòng sông địa phương Techa.

Theo Thang độ đánh giá sự cố hạt nhân quốc tế (INES) của IAEA, thảm họa hạt nhân Kyshtym có mức độ nguy hiểm cấp 6, là thảm họa hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới và thứ hai tại Liên Xô. 

Chính phủ Liên Xô đã giấu nhẹm thảm họa này trước công chúng, thậm chí cả với những nạn nhân của thảm họa Kyshtym. Khi Chiến tranh Lạnh (1945 - 1989) bước vào những năm cuối cùng, vụ việc mới bị báo chí phanh phui.

02.

"Vụ va chạm tử thần" giữa không trung Dniprodzerzhynsk (1979)

Vụ va chạm giữa không trung của hai máy bay chở khách trên bầu trời thành phố Dniprodzerzhynsk của Ukraine ngày 11/8/1979 là một trong những thảm họa hàng không nguy hiểm nhất từ ​​trước đến nay của Liên Xô.

Bí mật vụ va chạm tử thần giữa không trung: 178 người chết, Liên Xô quyết định lạ lùng - Ảnh 4.

Nguồn: RBTH

Vụ tai nạn xảy ra do sai lầm của hai kiểm soát viên không lưu non kinh nghiệm khiến hai chiếc Tu-134 lao về phía nhau. Hậu quả của vụ va chạm rất khủng khiếp: 178 hành khách và thành viên phi hành đoàn của hai máy bay thiệt mạng.

Thay vì công bố, chính phủ Liên Xô lại có quyết định lạ lùng là giấu nhẹm vụ tai nạn hàng không thảm khốc này. Tuy nhiên, trong số 178 người thiệt mạng hôm đó, có 17 cầu thủ bóng đá của đội FC Pakhtakor (đội bóng đá nổi tiếng và thành công nhất ở Uzbekistan vào thời điểm đó), vì thế, sự việc nhanh chóng bị phanh phui sau một tuần chìm trong bí mật, gây chấn động không chỉ ở Liên Xô mà cả thế giới.

9 tháng sau thảm họa trên bầu trời Dniprodzerzhynsk, tòa kết án hai kiểm soát viên không lưu là Nikolay Zhukovsky và Vladimir Sumskoy 15 năm tù.

Sau 6,5 năm trong tù, nhờ cải tạo tốt nên Vladimir Sumskoy nhanh chóng được thả. Còn Nikolay Zhukovsky đã tự sát trong tù. Sergei Sergeev, kiểm soát viên chính đang làm nhiệm vụ ngày hôm đó, không bị truy tố.

03.

Thảm kịch tàu Alexander Suvorov (1983)

Bí mật vụ va chạm tử thần giữa không trung: 178 người chết, Liên Xô quyết định lạ lùng - Ảnh 7.

Nguồn: RBTH

Vào ngày 5/6/1983, tàu du lịch Alexander Suvorov đang di chuyển với tốc độ tối đa thì lao vào cây cầu bắc qua sông Volga. Hậu quả khiến toàn bộ phần trên của con tàu bị phá hủy hoàn toàn.

Đau buồn thay, phần trên con tàu là phòng chiếu phim và một phòng nhảy có rất nhiều hành khách. Thảm họa chưa dừng ở đó khi cùng lúc đó có một tàu chở hàng băng qua cây cầu khiến cho một số toa xe lửa bị lật đổ, rơi xuống con tàu du lịch phía dưới khiến cho số người chết tăng lên.

Sau cuộc điều tra, vì có nhiều hành khách "chui" nên cảnh sát khó xác định danh tính và số lượng người thiệt mạng trong vụ thảm họa đường biển ngày hôm đó. Ước tính, có từ 176 đến 600 người thiệt mạng.

04.

Thảm họa hạt nhân Chernobyl (1986)

Chernobyl là thảm họa hạt nhân dân sự nổi tiếng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Nguyên nhân là do một lò phản ứng hạt nhân (gọi là Chernobyl 4) thuộc nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine phát nổ ngày 26/4/1986.

Bí mật vụ va chạm tử thần giữa không trung: 178 người chết, Liên Xô quyết định lạ lùng - Ảnh 9.

Nguồn: RBTH

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá, thảm họa hạt nhân Chernobyl (1986) phát ra năng lượng mạnh gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật) năm 1945.

Sau vụ nổ, các bụi phóng xạ lan rộng hàng trăm và thậm chí hàng nghìn km, tạo thành cơn mưa phóng xạ trên khắp châu Âu, thậm chí vươn đến cả đến Ireland.

Người ta ước tính rằng tất cả khí xenon và ít nhất 5% chất phóng xạ còn lại trong lõi lò phản ứng Chernobyl 4 (có 192 tấn nhiên liệu) đã được giải phóng trong vụ nổ. 

Những vùng đất gần nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bị ô nhiễm phóng xạ nặng nề, riêng thành phố lân cận Pripyat và hàng chục thị trấn, làng mạc gần đó bị bỏ hoang và biến thành "những vùng đất ma". 

Vài năm sau đó, hơn 4.000 người đã chết vì những căn bệnh do thảm họa hạt nhân khủng khiếp này gây ra. Khoảng hơn 220.000 người đã được tái định cư vào các khu vực ít bị ô nhiễm hơn.

05.

Thảm họa tàu hỏa Ufa (1989)

Một trong những thảm họa tàu hỏa tồi tệ nhất trong lịch sử đã xảy ra vào ngày 4/6/1989, tại Cộng hòa Bashkir của Liên Xô, cách Ufa không xa.

Bí mật vụ va chạm tử thần giữa không trung: 178 người chết, Liên Xô quyết định lạ lùng - Ảnh 12.

Nguồn: RBTH

Nguyên nhân được cho là đến từ việc đường ống dẫn khí dọc theo tuyến đường sắt bị rò rỉ. Dù nhiều kỹ sư đã cảnh báo nhưng vấn đề vẫn không được khắc phục. Hệ quả, ngày 4/6 năm đó, khi 2 chuyến tàu đang di chuyển trên tuyến đường có khí rò rỉ đã phát nổ.

Thảm kịch này khiến 34 toa xe lửa đã bị thiêu rụi hoàn toàn, khiến 575 người thiệt mạng và 623 người bị thương nặng.

Một nhân chứng nhớ lại: Không thể tưởng tượng được những gì chúng tôi đã thấy! Cây cối cháy như những ngọn nến khổng lồ; các toa xe chìm trong biển lửa. Hàng trăm người la hét trong đau đớn và kinh hoàng. Cây cối, toa tàu và người sống đều bị thiêu đốt trong biển lửa dữ dội...

Bài viết sử dụng nguồn: RBTH, IAEA, Environmentandsociety, World-nuclear.org


Giày Đại Phát solution
Số người online:
104055
Số người truy cập:
7594182