Vì sao giới trẻ chuộng du lịch nước ngoài tự túc?

 Việt Nam đứng đầu châu Á và đứng vị trí thứ 6 trong top 10 nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế thới, theo bảng xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 2017.

Khảo sát về xu hướng du lịch toàn cầu năm 2018 do Visa thực hiện cho thấy 72% người Việt đi du lịch để khám phá, trải nghiệm các nền văn hóa mới, gắn kết bạn bè, người thân hay tận hưởng thời gian nghỉ dưỡng của riêng mình.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, người Việt có xu hướng đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều và sử dụng công nghệ hỗ trợ để lập kế hoạch, đặt các dịch vụ trực tuyến. 90% người được hỏi cho biết họ sử dụng các kênh trực tuyến nhằm tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch cho chuyến đi.

Người trẻ Việt ngày càng thích du lịch bụi và nhạy bén với công nghệ. Ảnh: Tâm Bùi.

Người trẻ Việt ngày càng thích du lịch bụi và nhạy bén với công nghệ. Ảnh: Tâm Bùi.

"Không dừng lại ở đó, nhóm người trẻ Việt Nam còn rất nhạy bén trong việc sử dụng các ứng dụng du lịch để mua vé, đặt phòng để tiết kiệm chi phí cho chuyến đi", Ông Marcus Yong, Giám đốc Marketing của Klook khu vực Đông Nam Á nhận định.

Theo ông Marcus Yong, sự tăng trưởng khách du lịch tự túc là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hàng không giá rẻ cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Sự phát triển kinh tế giúp việc du lịch nước ngoài trở nên phổ biến. Bên cạnh đó việc tìm kiếm và đặt dịch vụ trên di động ngày càng dễ dàng, tiện lợi hơn.

Theo thống kê của Klook, một trong những nền tảng đặt dịch vụ du lịch lớn nhất thế giới, 49% khách hàng của họ 25 - 34 tuổi, nhóm trẻ từ 18 tuổi chiếm 36%.

Lý giải về việc nhiều người trẻ sử dụng công nghệ để chuẩn bị cho chuyến đi, đại diện Klook nhận định: "Hai xu hướng du lịch phổ biến của người trẻ là tự túc và giá rẻ. Đó là lý do các ứng dụng công nghệ được sử dụng ngày một nhiều".

Klook là ứng dụng công nghệ cho dân du lịch tự túc mới chính thức ra mắt thị trường Việt Nam. 

Klook là ứng dụng công nghệ cho dân du lịch tự túc mới ra mắt tại Việt Nam. 

Chung quan điểm với Marcus Yong, travel blogger Tâm Bùi cho rằng so với 3 - 4 năm trước đây, du lịch tự túc giờ đã dễ dàng hơn nhiều nhờ sự phát triển của công nghệ. Cái được lớn nhất là người du lịch tiết kiệm được nhiều thời gian, có sự so sánh và lựa chọn dịch vụ nào tốt, phù hợp với mình. 

Tác giả của "Bụi đường tuổi trẻ" dẫn chứng: Trước đây khi đi du lịch tự túc đến một nước khác, du khách phải mua bản đồ, đọc thông tin tản mác trên mạng và các cẩm nang du lịch như Lonely Planet. Tuy nhiên, những thông tin này không được cập nhật thường xuyên, rất dễ bị lỗi thời. Đến nơi, họ phải lần mò tìm khách sạn, vào từng khách sạn xem phòng ốc thế nào, có hợp ý không, nếu không lại phải đi chỗ khác. Nếu đi các công viên giải trí, họ phải xếp hàng mua vé rất tốn thời gian.

Còn hiện nay, mọi thứ đã có sẵn trên các ứng dụng từ smartphone. "Muốn mua vé máy bay hoặc đặt khách sạn trước thì có Traveloka. Còn các dịch vụ ăn uống, vui chơi khác thì có Klook từ vé tàu cho đến chiếc sim điện thoại". Theo Tâm Bùi, để chuẩn bị cho một chuyến đi, du khách thậm chí chỉ mất nửa ngày để mua vé, đặt phòng mà không phải lo lắng quá nhiều.

Ứng dụng công nghệ cho phát triển và quản lý du lịch là một trong 9 nội dung được thảo luận tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam, thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 (Vietnam Economic Forum - ViEF). Sự kiện dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12 tại Hà Nội.

Diễn đàn là sự kiện gặp gỡ, đối thoại và hội đàm cấp quốc gia lần đầu tiên của ngành du lịch; là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt toàn diện hơn các cơ chế, chiến lược, tiềm năng quốc gia cũng như những vấn đề còn tồn tại, thách thức cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Chương trình do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp cùng VnExpress và Hội đồng tư vấn du lịch TAB tổ chức.

Theo dõi chương trình và đăng ký tham dự tại: https://vief.vnexpress.net

Khương Nha


Giày Đại Phát solution
Số người online:
11887
Số người truy cập:
9007524