Uống rượu đúng cách như thế nào?

 Theo y học cổ truyền, rượu có vị cay, tính ấm, tác dụng phát tán, thăng đề. Bào chế với các vị thuốc bổ khí huyết, rượu được dẫn đến các tứ chi và tạng phủ nhanh hơn giúp khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào.

Rượu vang được lên men từ nho đỏ, nho trắng chứa nhiều vitamin B, C, nhiều khoáng chất như K, Mg, Ca, P, chất chống oxy hóa tế bào... Do đó uống rượu vang với lượng phù hợp, cơ thể ngăn ngừa được các bệnh đau khớp, tim mạch, huyết khối, ung thư, tiểu đường, gan thận.

Lượng rượu khuyến cáo nên dùng mỗi ngày là 100 ml chia 3 lẩn khai vị cho 3 bữa ăn là tốt nhất.

Rượu thuốc, thường dùng rượu nếp trắng hoặc rượu gạo cũng có công dụng nhất định. Rượu được chưng cất đúng cách theo phương pháp cổ truyền để loại bỏ độc tố như metylic và các aldehyd, ngâm chung với các thảo dược hoặc động vật sẽ bồi bổ sức khỏe. Một số rượu thuốc quý như rượu nhân sâm, rượu câu kỷ tử, rượu hà thủ ô...

Bạn cần biết chọn thuốc tốt, ngâm đúng cách, sử dụng đúng liều, đúng tiêu chuẩn thì mới phát huy hết tác dụng quý của rượu thuốc. Rượu thuốc 25-30 độ thường dùng để khai vị. Chỉ nên uống 30 ml mỗi ngày trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. 

Uống rượu như thế nào để có lợi cho sức khỏe

Rượu giàu calo với 7 calo/g, chỉ nên uống khoảng một phần 5 tửu lượng bản thân mỗi ngày, không lạm dụng. Liều lượng tốt nhất cho mỗi ngày là một lon bia khoảng 330 ml (5% alcohol) hoặc 100 ml rượu vang (12% alcohol) hay 40 ml whisky (40% alcohol), pha kèm với đá lạnh.

Nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện hoặc uống chung với nước trà đặc để giải rượu. Không nên ăn các loại kẹo, bánh mứt quá ngọt hoặc các loại thực phẩm cay nồng và hút thuốc trong khi uống rượu khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt, tinh thần thiếu minh mẫn...

Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng. 

Cách chữa say rượu

Nếu say rượu kèm đau đầu, lấy 50 g rau cần tươi giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Cũng có thể uống nước đậu đỏ hoặc lấy khoảng 20 g vỏ quýt khô nấu nước uống. 

Bài thuốc giải rượu khác là dùng vài quả tắc ngâm chung với lá trà già khoảng một tuần (để dành sẵn), khi say rượu uống 20-25 ml.

Để giải rượu, hái vài hoa sắn dây đem nấu nước uống giúp tỉnh táo. Nhai vài ngọn rau muống tươi cũng có tác dụng giải độc rượu.

Dược sĩ Lê Kim Phụng
Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP HCM


Giày Đại Phát solution
Số người online:
7989
Số người truy cập:
9001818