Tôi hạnh phúc đi xe máy cũ dù đủ tiền mua ôtô

Dưới đây là chia sẻ của ông Phạm Đình Giang, 55 tuổi, từng du học ngành kỹ thuật ở Liên Xô cũ, hiện sống và làm việc tại TP HCM. 

Tôi bắt đầu theo đuổi lối sống tối giản được 5 năm và tôi cảm thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng, thoải mái. Bước ngoặt là khi đứa con đầu lòng của tôi thổ lộ cháu là người đồng tính. Thú thật, lúc đầu tôi cũng hơi sốc, chính xác là thương con rất nhiều khi nghe tin đó. Tôi vẫn nhớ, khi vợ tôi mang bầu, tôi bảo tôi không cần đó là con trai hay con gái, tôi chỉ cần sau này con hạnh phúc. Tôi không cần sau này con mình phải kết hôn hay sinh cháu cho tôi bồng, tôi chỉ cần con mình hạnh phúc. Hạnh phúc hay không là do mình tự tạo chứ không phải là đi theo tiêu chuẩn của số đông. 

Mỗi lần về quê ở một tỉnh đồng bằng Bắc bộ, tôi thấy thương những người bà con họ hàng của mình. Họ chạy theo lối sống hình thức, nhà này nhìn nhà kia. Nhìn người giàu hơn thì ghen tị, nhìn người nghèo hơn thì coi thường. Đám giỗ, đám cưới, dù gia đình thiếu thốn vẫn cố vay mượn để mời cả làng, sau đó è cổ trả nợ. Những người được mời, dù không khá giả, dù không thích đi nhưng không ai dám từ chối. Mọi người cứ tạo ra cái vòng luẩn quẩn, cuộc sống của mình phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác. Gần như không ai dám sống đơn giản theo đúng ý mình.

Trước đây, tôi từng chạy theo vài trào lưu trong xã hội. Ví dụ hồi năm 2003, tôi từng xây một ngôi nhà to cho gia đình mình ở. Nghĩ đến xây nhà, tôi đã mặc định trong đầu là nhà phải to vì đến nhà mấy đứa bạn cũng toàn nhà to. Chỉ có hai vợ chồng và hai đứa con, tôi xây 3 tầng (tổng diện tích 210m2), 4 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng ăn, 2 phòng đọc sách và một nhà kho. Trong khi đó, tôi đi công tác thường xuyên. Vợ con tôi phàn nàn nhà rộng quá, tối không dám lên tầng thượng vì sợ ma, ngày thu dọn thì vất vả. Hàng tuần, vợ tôi thuê một người giúp việc đến dọn theo giờ. Nhà rộng, vợ tôi mua đồ chất đầy trong nhà, cuối cùng thành nhà chật.

Khi quyết định cuộc sống đơn giản, tôi mang hết đồ cũ, ít dùng đến trong nhà đi cho hoặc đem bán. Nhà tôi thông thoáng trở lại.  

Đó là chuyện nhà ở. Còn chuyện ăn mặc, trước đây tôi cũng từng có một thời kỳ tối nào cũng phải ngồi là quần Âu và áo sơ mi. Đôi khi thấy rất gò bó mà vẫn cứ phải "cắm thùng". Bây giờ, dù cũng có một vị trí quản lý trong công ty, trừ những sự kiện bắt buộc phải mặc vest, tôi mặc đơn giản quần jeans và áo thun. Tôi mua vài cái gần giống nhau, đỡ băn khoăn chuyện phối trang phục mỗi sáng. Tất các các đôi tất của tôi đều giống nhau và tôi không bao giờ sợ lạc mất một chiếc.

Tôi cũng không cầu kỳ chuyện ăn uống. Bữa sáng của tôi có khi chỉ là một cái bánh mì và một ly cà phê, tổng cộng chỉ 20 nghìn, ngồi ngay quán cóc cổng công ty. Tôi ăn uống đơn giản vì thấy thoải mái là ngon miệng. Nhiều ông bạn của tôi giờ đã bị gout và cũng đành ăn uống đơn giản như tôi.

Có đủ khả năng nhưng tôi không mua ô tô, sẽ đỡ hẳn khoản tìm chỗ gửi xe, đỡ được việc chăm sóc xe, thời gian đó dành đọc sách, nói chuyện với con cái để hiểu con hơn. Tôi có một chiếc xe máy cũ không bao giờ lo mất. Khi cần, tôi đi taxi, thậm chí có thể cả xe bus nếu tiện.

Tôi thấy cái được nhất của lối sống đơn giản là mình không phải phải đau đầu vì vật chất, mình có cảm giác tự do hơn.

Tuy nhiên, vợ tôi thì không. Cô ấy vẫn bị ảnh hưởng bởi đánh giá của mọi người xung quanh. Ví dụ, đi ăn cưới một người quen vào buổi tối, từ trưa cô ấy đã cuống lên đi làm tóc, trang điểm, đắn đo chọn đầm, làm sao mặc không bị trùng với đám cưới trước. Vợ tôi xem quảng cáo, ngồi tám chuyện với mọi người, thấy một loại thực phẩm chức năng nào đó tốt, về lùng sục đi mua. Bây giờ nghe thấy ăn chay tốt, cô ấy lại bỏ dở mấy hộp thuốc bổ kia. Đôi khi niềm vui nỗi buồn của vợ tôi bị phụ thuộc vào món đồ vật chất, mua được thì vui, không mua được thì buồn. Đi đâu, vợ tôi cũng túi lớn túi bé rồi khư khư giữ đồ vì sợ bị giật mất. Tôi ái ngại cho vợ nhưng không can thiệp vào quan điểm sống của vợ. Vợ tôi là người duy nhất quyết định cho niềm vui hay nỗi buồn của chính cô ấy.

Tôi mới đọc một bài báo, nói rằng người Bắc Âu hạnh phúc bởi vì họ sống đơn giản. Họ không thể không ăn nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon, không thể không có tiền nhưng không nhất thiết phải có nhiều tiền. Họ hạnh phúc vì họ không quan trọng chuyện nhà to xe đẹp, không quan trọng chuyện ăn kiêng mặc mốt.

Phạm Đình GiangDưới đây là chia sẻ của ông Phạm Đình Giang, 55 tuổi, từng du học ngành kỹ thuật ở Liên Xô cũ, hiện sống và làm việc tại TP HCM.

Tôi bắt đầu theo đuổi lối sống tối giản được 5 năm và tôi cảm thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng, thoải mái. Bước ngoặt là khi đứa con đầu lòng của tôi thổ lộ cháu là người đồng tính. Thú thật, lúc đầu tôi cũng hơi sốc, chính xác là thương con rất nhiều khi nghe tin đó. Tôi vẫn nhớ, khi vợ tôi mang bầu, tôi bảo tôi không cần đó là con trai hay con gái, tôi chỉ cần sau này con hạnh phúc. Tôi không cần sau này con mình phải kết hôn hay sinh cháu cho tôi bồng, tôi chỉ cần con mình hạnh phúc. Hạnh phúc hay không là do mình tự tạo chứ không phải là đi theo tiêu chuẩn của số đông.

Mỗi lần về quê ở một tỉnh đồng bằng Bắc bộ, tôi thấy thương những người bà con họ hàng của mình. Họ chạy theo lối sống hình thức, nhà này nhìn nhà kia. Nhìn người giàu hơn thì ghen tị, nhìn người nghèo hơn thì coi thường. Đám giỗ, đám cưới, dù gia đình thiếu thốn vẫn cố vay mượn để mời cả làng, sau đó è cổ trả nợ. Những người được mời, dù không khá giả, dù không thích đi nhưng không ai dám từ chối. Mọi người cứ tạo ra cái vòng luẩn quẩn, cuộc sống của mình phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác. Gần như không ai dám sống đơn giản theo đúng ý mình.

Trước đây, tôi từng chạy theo vài trào lưu trong xã hội. Ví dụ hồi năm 2003, tôi từng xây một ngôi nhà to cho gia đình mình ở. Nghĩ đến xây nhà, tôi đã mặc định trong đầu là nhà phải to vì đến nhà mấy đứa bạn cũng toàn nhà to. Chỉ có hai vợ chồng và hai đứa con, tôi xây 3 tầng (tổng diện tích 210m2), 4 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng ăn, 2 phòng đọc sách và một nhà kho. Trong khi đó, tôi đi công tác thường xuyên. Vợ con tôi phàn nàn nhà rộng quá, tối không dám lên tầng thượng vì sợ ma, ngày thu dọn thì vất vả. Hàng tuần, vợ tôi thuê một người giúp việc đến dọn theo giờ. Nhà rộng, vợ tôi mua đồ chất đầy trong nhà, cuối cùng thành nhà chật.

Khi quyết định cuộc sống đơn giản, tôi mang hết đồ cũ, ít dùng đến trong nhà đi cho hoặc đem bán. Nhà tôi thông thoáng trở lại.

Đó là chuyện nhà ở. Còn chuyện ăn mặc, trước đây tôi cũng từng có một thời kỳ tối nào cũng phải ngồi là quần Âu và áo sơ mi. Đôi khi thấy rất gò bó mà vẫn cứ phải "cắm thùng". Bây giờ, dù cũng có một vị trí quản lý trong công ty, trừ những sự kiện bắt buộc phải mặc vest, tôi mặc đơn giản quần jeans và áo thun. Tôi mua vài cái gần giống nhau, đỡ băn khoăn chuyện phối trang phục mỗi sáng. Tất các các đôi tất của tôi đều giống nhau và tôi không bao giờ sợ lạc mất một chiếc.

Tôi cũng không cầu kỳ chuyện ăn uống. Bữa sáng của tôi có khi chỉ là một cái bánh mì và một ly cà phê, tổng cộng chỉ 20 nghìn, ngồi ngay quán cóc cổng công ty. Tôi ăn uống đơn giản vì thấy thoải mái là ngon miệng. Nhiều ông bạn của tôi giờ đã bị gout và cũng đành ăn uống đơn giản như tôi.

Có đủ khả năng nhưng tôi không mua ô tô, sẽ đỡ hẳn khoản tìm chỗ gửi xe, đỡ được việc chăm sóc xe, thời gian đó dành đọc sách, nói chuyện với con cái để hiểu con hơn. Tôi có một chiếc xe máy cũ không bao giờ lo mất. Khi cần, tôi đi taxi, thậm chí có thể cả xe bus nếu tiện.

Tôi thấy cái được nhất của lối sống đơn giản là mình không phải phải đau đầu vì vật chất, mình có cảm giác tự do hơn.

Tuy nhiên, vợ tôi thì không. Cô ấy vẫn bị ảnh hưởng bởi đánh giá của mọi người xung quanh. Ví dụ, đi ăn cưới một người quen vào buổi tối, từ trưa cô ấy đã cuống lên đi làm tóc, trang điểm, đắn đo chọn đầm, làm sao mặc không bị trùng với đám cưới trước. Vợ tôi xem quảng cáo, ngồi tám chuyện với mọi người, thấy một loại thực phẩm chức năng nào đó tốt, về lùng sục đi mua. Bây giờ nghe thấy ăn chay tốt, cô ấy lại bỏ dở mấy hộp thuốc bổ kia. Đôi khi niềm vui nỗi buồn của vợ tôi bị phụ thuộc vào món đồ vật chất, mua được thì vui, không mua được thì buồn. Đi đâu, vợ tôi cũng túi lớn túi bé rồi khư khư giữ đồ vì sợ bị giật mất. Tôi ái ngại cho vợ nhưng không can thiệp vào quan điểm sống của vợ. Vợ tôi là người duy nhất quyết định cho niềm vui hay nỗi buồn của chính cô ấy.

Tôi mới đọc một bài báo, nói rằng người Bắc Âu hạnh phúc bởi vì họ sống đơn giản. Họ không thể không ăn nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon, không thể không có tiền nhưng không nhất thiết phải có nhiều tiền. Họ hạnh phúc vì họ không quan trọng chuyện nhà to xe đẹp, không quan trọng chuyện ăn kiêng mặc mốt.

Phạm Đình Giang

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
13452
Số người truy cập:
9049859