Những dấu hiệu cảnh báo đối với bệnh hiểm nghèo

 

Phát hiện bệnh sớm và được chữa trị đúng cách sẽ giúp bạn "thoát" những căn bệnh hiểm nghèo - Ảnh minh họa

Phương pháp phát hiện bệnh sớm:

- Tầm soát sức khỏe đều đặn
- Biết những dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh hiểm nghèo và báo bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào.

Tại sao phải điều trị sớm?

- Cơ hội chữa khỏi cao hơn.
- Giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
- Giảm chi phí y tế.

1. Những lời khuyên phòng bệnh:

- Duy trì trọng lượng của một thân thể khỏe mạnh.
- Tập thể dục đều đặn.
- Ăn uống lành mạnh:

- Mỗi ngày ăn 5 đơn vị trái cây và rau hay nhiều hơn. Ăn bánh mì loại nguyên hạt, ngũ cốc và cám. Ăn các loại đậu, các sản phẩm đậu nành như đậu hũ

- Mỗi ngày ăn ít nhất 25-30 gram chất sợi.

- Ăn ít chất béo. Nghiêm ngặt hạn chế các loại chất béo và dầu mỡ chuyển hóa.

- Mỗi ngày ăn tối đa 300mg cholesterol.

- Ăn hạn chế các loại muối hóa học, dưa muối, các loại thực phẩm khô hay xông khói.

- Hạn chế uống rượu
- Không hút thuốc và các sản phẩm thuốc lá. Tránh ở gần người hút thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc các nguyên nhân gây ung thư như asbestos, thuốc trừ sâu...
- Chụp X-quang khi cần thiết.
- Hạn chế tiếp xúc với (ánh sáng) mặt trời, đèn (năng lượng) mặt trời. Khi ra ngoài trời nắng nên tìm cách bảo vệ làn da của mình.
- Kiểm soát stress.
- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các loại thuốc giúp ngăn ngừa những bệnh hiểm nghèo như:

- Thuốc aspirin liều thấp (như aspirin 81mg) giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não và đột quỵ.
- Thuốc giảm nguy cơ loãng xương.

- Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc vitamin, khoáng chất và các loại thuốc bổ khác.
- Tầm soát sức khỏe đều đặn.

2. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư:

Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện.Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp phát hiện và điều trị ung thư càng sớm càng có nhiều cơ may chữa dứt bệnh.

Ung thư bàng quang:

- Tiểu ra máu. Nước tiểu có màu đỏ sậm hay mờ nhạt, lợn cợn.
- Đau buốt khi tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần hay tiểu gấp

Ung thư vú:

- Cảm thấy có một cục u dày lên trong ngực, vùng xung quanh, dọc theo vùng xương cổ và dưới bầu vú hay vùng nách.
- Thay đổi kích cỡ hay hình dáng bầu vú.
- Chảy nước (không phải sữa) hay máu từ núm vú.
- Thay đổi màu sắc hay cảm giác ở da vú. Núm vú, hay quầng vú (vùng thâm xung quanh núm vú). Da vú bị co rút, nhăn hay có vảy.

Ung thư đại tràng, trực tràng:

- Thay đổi thói quen đi cầu
- Táo bón. Đi cầu nhiều lần và hay phân lỏng bất thường.
- Cảm thấy ruột luôn đầy.
- Máu nằm trong hay ngoài phân. Có thể màu đỏ sậm hay đỏ tươi.
- Phân ra hẹp hơn bình thường.
- Bao tử phình to, đầy hay co rút.
- Thường sình hơi.
- Sụt cân không lý do.
- Mệt mỏi thường xuyên.

Ung thư thận:

- Tiểu ra máu
- Một khối ở vùng hông
- Đau mơ hồ vùng lưng hay vùng hông
- Ho không rõ nguyên nhân trên ba tuần

Ung thư phổi:

- Ho kéo dài, có thể là ho vì hút thuốc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tức ngực. Có người bị đau lưng.
- Khàn tiếng.
- Thở đứt quãng hay khò khè.
- Viêm phổi hay viêm cuống phổi nhiều lần.
- Ho ra máu.
- Mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân.
- Cảm thấy vai, cánh tay, bàn tay yếu đi.

Ung thư buồng trứng:

Thường không có triệu chứng sớm. Khi có triệu chứng, các dấu hiệu bao gồm:

- Sưng nề hay khó chịu vùng bụng dưới
- Cảm thấy đầy bụng sau bữa ăn nhẹ. Sụt cân và chán ăn
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn ói
- Tiêu chảy, bón hay tiểu nhiều lần
- Chảy máu từ âm đạo

Thường thì ung thư đã phát tán ở thời điểm phát hiện

Ung thư tuyến tiền liệt:

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Nếu có các dấu hiệu này là:

- Đi tiểu nhiều lần, nhất là về đêm
- Khó tiểu, nhất là lúc bắt đầu, khó giữ lại nước tiểu hay không tiểu được
- Dòng nước tiểu yếu hay bị gián đoạn
- Đau hay cảm giác rát bỏng khi đi tiểu
- Đau khi phóng tinh
- Máu trong nước tiểu hay tinh dịch
- Đau kéo dài hay cứng vùng phía dưới lưng, hông hay bắp đùi

Ung thư da:

Có 3 loại ung thư da:

1. Tế bào đáy. Hơn 90% ung thư da ở Mỹ thuộc loại này. Phát triển chậm

2. Tế bào vẩy. Loại ung thư này phát tán nhiều hơn ung thư da loại tế bào đáy.

Cả hai loại ung thư da này thường gặp ở các vùng da tiếp xúc với ánh sáng như đầu, mặt, cổ, bàn tay và cánh tay. Tuy nhiên, vẫn có thể ở bất kỳ vị trí nào.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm của các ung thư này:

 

Cục u nhỏ, trơn, bóng, tái hay nhợt nhạt. Cục u đỏ sậm
Cục u chảy máu hay phát triển thành vảy cứng Một điểm đỏ, phẳng, vảy khô ráp

3. Melanoma. Melanoma là dạng nặng nhất của ung thư da. Thường phát tán đến những vùng khác của cơ thể. Có thể gây chết người nếu không điều trị

Những dấu hiệu cảnh báo của Melanoma

• Thay đổi tính chất của một nốt ruồi có sẵn hay xuất hiện nốt ruồi mới hay nốt ruồi nhìn rất xấu xí.
• Dấu hiệu nhận diện là A-B-C-D-E

A. Asymmetry: Không đối xứng, nửa bên này không giống nửa bên kia

 

Nốt ruồi hiền  Melanoma

 

B. Border: Bờ gồ ghề, có rãnh

 

Nốt ruồi hiền  Melanoma

C. Color: Màu sắc thay đổi

 

Nốt ruồi hiền   Melanoma

D. Diameter: Kích thước thay đổi

 

Nốt ruồi hiền Melanoma

E. Evolving lesion (vết thương phát triển): Thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc hay chảy máu bề mặt

Tự kiểm nghiệm trên da:

 

Khám mỗi tháng, sau khi tắm xong. Để tự khám da bạn cần có:
- Phòng đủ ánh sáng
- Gương toàn thân
- Gương cầm tay

- Nhớ những dấu hiệu, nốt ruồi hay bớt từ lúc mới sinh. Kiểm tra xem có thay đổi kích thước, màu sắc nốt ruồi hay không. Lưu ý những vết loét không chịu lành
- Kiểm tra toàn thân

1) Nhìn phía trước, phía sau người. Giơ tay lên và kiểm tra bên trái, bên phải
2) Gập tay lại và nhìn kỹ lòng bàn tay. Kiểm tra cả hai mặt của cánh tay
3) Nhìn phía trước và phía sau chân. Nhìn giữa hai mông và vùng cơ quan sinh dục
4) Ngồi xuống và nhìn kỹ chân.Nhìn bàn chân và giữa các ngón chân
5) Nhìn vào mặt, cổ và da đầu. Dùng lược rẻ tóc để quan sát da đầu

Đi gặp BS ngay nếu phát hiện bất thường

Ung thư tinh hoàn:

- Một khối ở tinh hoàn
- Cảm giác nặng ở bìu
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới hay ở hang
- Đột ngột có nước ở bìu
- Đau hay khó chịu một bên tinh hoàn hay bìu
- Vú to lên hay nặng

Đàn ông từ 15 tuổi trở lên nên tự khám tinh hoàn đều đặn để phát hiện khối u hay thay đổi kích thước, hình dạng tinh hoàn

Ung thư họng:

- Khàn tiếng hay thay đổi giọng nói
- Khối ở vùng cổ hay cảm giác có một cục trong họng
- Ho kéo dài
- Khó nuốt. Cảm giác nặng hay rát bỏng khi nuốt
- Thường xuyên bị khó tiêu và nóng ngực. Hay bị ói hay nghẹn.
- Đau trong ngực hay trong họng

3. Những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường:

1/3 người bị tiểu đường không biết mình mắc bệnh. Nên đi gặp BS ngay nếu bạn có ít nhất một trong các dấu hiệu sau :

- Tiểu nhiều lần
- Khát quá mức
- Đói quá mức
- Sụt cân bất thường
- Mỏi mệt
- Bứt rứt
- Mờ mắt

Ở tiểu đường type 1, các triệu chứng diễn ra nhanh chóng hơn. Với loại này, cơ thể không tạo được Insulin hay số lượng rất ít

Ở tiểu đường type 2, các triệu chứng diễn ra chậm hơn. Cơ thể không tạo ra đủ Insulin hay tạo ra không đúng cách. Loại này thường gặp ở người trên 40 tuổi, béo phì và không tập thể dục.

Tiền tiểu đường xảy ra trước khi bị tiểu đường type 2. Chẩn đoán và điều trị loại này giúp bạn không bị tiểu đường type 2.

Tiểu đường có thể diễn ra âm thầm không triệu chứng. Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng

4. Những dấu hiệu cảnh báo đau tim:

- Khó chịu ở ngực. Thường diễn ra trên vài phút hay biến mất rồi bị lại, cảm giác giống như đè ép, nặng ngực hay đau.
- Khó chịu ở nửa trên thân người. Có thể đau hay khó chịu ở một hay hai tay hay ở lưng, cổ, hàm hay vùng bao tử
- Thở gấp.Thường đi kèm với khó chịu ở ngực nhưng cũng có thể xảy ra trước đó
- Các triệu chứng khác. Bao gồm vã mồ hôi lạnh, buồn ói hay đầu óc quay cuồng

Triệu chứng thường gặp nhất ở cả nam lẫn nữ là đau hay khó chịu ở ngực... Nhưng phụ nữ thường có thêm các dấu hiệu khác như thở gấp, buồn ói,ói và đau lưng hay đau hàm

Nếu có dấu hiệu cảnh báo đau tim, nên đi cấp cứu ngay

5. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:

- Đột ngột bị tê hay yếu ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên người
- Đột nhiên bị lẫn lộn, khó nói chuyện hay nói bậy bạ vô nghĩa
- Đột ngột khó nhìn ở một hay hai mắt
- Đột ngột khó đi, chóng mặt, mất thăng bằng hay không phối hợp được
- Đột ngột nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân

Nếu có dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nên đi cấp cứu ngay

 

Xét nghiệm

18-40 tuổi

40-50 tuổi

Trên 50 tuổi

Khám răng

Mỗi 6-12 tháng

Khám sức khỏe

Mỗi 5 năm

Mỗi 2-4 năm (mỗi 1-2 năm nếu trên 65 tuổi)

Đo huyết áp

Mỗi lần đi khám bệnh. Ít nhất mỗi 2 năm

Khám thị lực

Mỗi 5 năm

Mỗi 2-4 năm (mỗi 1-2 năm nếu trên 65 tuổi)

Đo cholesterol

XN máu

Bắt đầu từ 35 tuổi (nam);45 tuổi (nữ) mỗi 5 năm hay theo yêu cầu

XN Pap

P

H

N

Mỗi 1-3 năm cho đến 65 tuổi

Nhũ ảnh

 

Mỗi 1-2 năm

Tự khám vú

Mỗi tháng hay theo yêu cầu

Khám lâm sàng tuyến vú(Nhân viên y tế khám)

Mỗi 3 năm

Mỗi năm

Tầm soát loãng xương

Bắt đầu từ 65 tuổi  (60 nếu nhiều nguy cơ gãy xương)

Tự khám tinh hoàn

N

A

M

Mỗi tháng hay theo yêu cầu

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

 

Hỏi BS

Tầm soát ung thư đại trực tràng

 

Hỏi BS

Đây là hướng dẫn chung. Nếu bạn có nhiều nguy cơ bệnh tật, các xét nghiệm nên làm sớm hơn. Các xét nghiệm phụ trợ như tầm soát tiểu đường hay tăng nhãn áp cũng có thể cần thiết. Nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mặc dù hiếm, đàn ông vẫn có thể bị ung thư vú và nếu thấy một cục trong vú nên đi gặp bác sĩ

BS CK2 HUỲNH HỒNG HẠNH 
(Theo Major illness warning signs)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
32491
Số người truy cập:
9075565