HLV Calisto (áo đen) bắt tay chúc mừng các cầu thủ Malaysia vào chung kết - Ảnh: S.H. |
Và đây là ý kiến của một số thành viên Hội đồng HLV quốc gia với Tuổi Trẻ ngày 21-12 trước cuộc họp này:
* HLV Dương Ngọc Hùng: Tôi kêu gọi các thành viên dự họp hãy bàn luận bằng cái tâm để giúp bóng đá VN phát triển và đừng nên đưa ra sự chỉ trích nặng nề trước sự việc đã rồi. Với tôi, nguyên nhân thất bại của tuyển VN do:
1. Tuyển VN kém may mắn nên không có lực lượng mạnh nhất khi chấn thương lại rơi vào các vị trí trụ cột.
2. Do hàng tiền đạo không có cầu thủ thật sự xuất sắc nên HLV Calisto buộc phải đá với một tiền đạo cắm cùng sự hỗ trợ của hai tiền vệ biên để hình thành thế công với ba mũi nhọn. Lối đá ấy giúp chúng ta vô địch AFF Cup 2008 nhưng đã bị đối thủ bắt bài ở giải này.
3. Thất bại có thể do chúng ta chưa lường hết sức mạnh thật sự của đối thủ trong bài phản công, điển hình là hai trận thua trước Philippines vòng bảng và Malaysia ở bán kết lượt đi. Tuy trong hai thất bại ấy có sai lầm cá nhân nhưng hãy xem đó là tai nạn nghề nghiệp. Vì vậy, đừng nặng lời phê phán mà hãy động viên để cầu thủ mắc sai lầm có cơ hội vươn lên.
4. Với cầu thủ nhập tịch, không nên tuyển chọn ồ ạt như cách làm của Philippines hay Singapore mà có chọn lọc từng vị trí cần thiết bổ sung. Đội tuyển nên tập trung nhiều cầu thủ để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong việc giành suất đá chính thức.
* HLV Mai Đức Chung: Đây không phải là lúc chỉ trích lẫn nhau mà phải vạch ra rõ đâu là nguyên nhân thất bại để giúp nhau đi lên. Thất bại vừa qua, theo tôi, bắt nguồn từ các nguyên nhân:
Cùng ngày, chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển và ông Lê Thế Thọ, thành viên hội đồng, cho biết sẽ phát biểu ý kiến của mình trong phiên họp do VFF tổ chức. (K.X.) |
Thứ nhất, thời gian tập trung quá dài gây ức chế tâm lý, ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu. Điều đó cũng ảnh hưởng đến sức bền thể lực vào cuối trận. Có thể thấy từ phút 75 trở đi, thể lực của các tuyển thủ VN yếu dần. Ba tháng tập trung, tại sao lại như vậy? Đó là vấn đề thứ nhất.
Thứ hai, quỹ thời gian rộng rãi cho đội tuyển là cần thiết nhưng nên cho họ kết hợp tập cùng CLB để tạo cảm giác thoải mái trong một không gian khác. Đồng thời việc chia thời gian tập trung làm nhiều giai đoạn cũng giúp cầu thủ gần gũi gia đình nhiều hơn.
Thứ ba là do tính toán sai lầm về chiến lược. Cụ thể, khi không chọc thủng lưới Malaysia ở bán kết lượt đi, chúng ta bắt buộc phải chơi phòng ngự để chia điểm và nhắm tới chiến thắng trên sân nhà ở lượt về.
Tôi không cổ xúy lối đá phòng ngự tiêu cực bằng mọi giá để có điểm. Tuy nhiên, đó là phương án bắt buộc khi tuyển VN chẳng khác nào “chim cánh cụt” do vắng hai hậu vệ biên Quang Thanh và Việt Cường. Việc tấn công biên khiến hai tiền vệ cánh mệt mỏi và bị bắt bài do không có sự hỗ trợ của hai hậu vệ biên.
Về việc sử dụng cầu thủ nhập tịch, tuy phải mở cửa nhưng phải có chọn lọc. Những cầu thủ nhập tịch được gọi vào đội tuyển phải hội đủ yêu cầu chuyên môn, phải biết và hiểu rõ phong tục, tập quán cũng như văn hóa của người Việt để có cách ứng xử thích hợp.
Và đây là ý cuối cùng tôi sẽ trình bày trong cuộc họp của VFF: tôi cảm động trước việc Việt Thắng xin được thi đấu. Tuy nhiên, do Việt Thắng mất cảm giác bóng rất nhiều sau hơn một tháng chấn thương nặng nên tại sao không sử dụng Quang Hải từ sớm để tận dụng sự khéo léo, sung mãn của anh trong việc chọc thủng bức tường phòng thủ của Malaysia?
SĨ HUYÊN lược ghi