Dùng Pim điện thoại đúng cách

Trước hết, người dùng phải nắm được các đặc điểm trên điện thoại của mình. Các dòng điện thoại mới đều có hàng loạt chức năng đa dạng , nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn pin của bạn, vì thế nếu không cần chức năng nào bạn nên tắt nó đi. Một vài loại điện thoại có chức năng tiết kiệm nguồn bằng cách đặt điện thoại ở chế độ standby hoặc tự tắt những tính năng không cần thiết khi máy rảnh. Bạn có thể thường xuyên thực hiện bất cứ những thay đổi nào đó về chức năng của máy thông qua phần “Settings” hay “Tools” trên menu của điện thoại. 

Hầu hết các đặc tính hiện đại của máy điện thoại thường ngốn rất nhiều năng lượng và khi pin bị yếu đi, chúng không thể thực hiện tốt chức năng hay hỗ trợ cho các đặc tính của điện thoại trong một thời gian dài. 

Hãy tắt bluetooth khi bạn không sử dụng đến. Một trong những “thủ phạm” nổi tiếng làm hết pin nhanh đó chính là bluetooth, và chúng thường được bật một cách không chủ ý. Bluetooth là một chuẩn vô tuyến có khả năng hỗ trợ việc truyền và nhận các thông tin, nhưng để thực hiện điều đó nó phải sử dụng tới nguồn. Trừ khi bạn sử dụng tai nghe bluetooth, hay đang truyền file hoặc gửi thông tin tới người khác, bạn nên tắt bluetooth đi và bật lên khi cần sử dụng. 

Giảm độ sáng của màn hình. Một đặc tính khác mà bạn cũng cần chú ý tới đó là độ sáng của màn hình. Phần lớn các màn hình điện thoại di động thiết lập chế độ ánh sáng ở mức sáng nhất. Bạn không nên thường xuyên sử dụng chế độ này để nhìn màn hình, nên thiết lập chế độ thấp hơn để có thể tiết kiệm được nguồn. Với những điện thoại cho phép điều chỉnh độ sáng của backlight, tốt nhất là bạn nên để khoảng thời gian chỉ trong vòng 15 giây hoặc dưới 15 giây là tốt nhất.

Hãy để máy đơn giản và yên tĩnh. Screensaver (bảo vệ màn hình) và những bức hình nền động có thể rất đẹp nhưng chúng sử dụng rất nhiều nguồn và bạn nên tắt chúng đi. Chuông lớn và chế độ rung cũng sử dụng khá nhiều nguồn vì vậy hãy giảm âm lượng và tắt chế độ rung khi không cần thiết. 

Thường xuyên kiểm tra tình trạng của GPRS, 3G và Wi-Fi. Một trong những đặc tính khác thường làm cạn nguồn nhưng không phải lúc nào cũng có ở các máy điện thoại đó chính là kết nối 3G và Wi-Fi. Bạn có thể tắt Wifi và chuyển từ chế độ 3G sang GSM trong phần “Connectivity” của điện thoại. Nếu bạn thích lướt web thông qua kết nối GPRS connection, hãy chắc chắn là kết nối GPRS đặt ở chế độ “only when needed” vì đặt như vậy máy sẽ tự tắt chế độ này khi bạn không kết nối. 

Sử dụng đúng chức năng của máy điện thoại và hãy tắt điện thoại khi không cần thiết. Nếu bạn hạn chế máy điện thoại của mình chỉ sử dụng để nhắn tin hay thực hiện cuộc gọi và tắt máy khi không sử dụng thì chắc chắn pin của bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ. 

Mức độ “khỏe” hay "yếu" của tín hiệu cũng là dấu hiệu báo vấn đề của pin. Nếu máy điện thoại của bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc tìm tín hiệu mạng thì việc đó cũng làm ảnh hưởng đến nguồn (tốn nhiều nguồn hơn so với thông thường). Khi điện thoại của bạn đang trong khu vực có vùng phủ sóng kém thì máy điện thoại sẽ sử dụng nhiều nguồn hơn để thực hiện việc kết nối với trạm BTS gần nhất. Vì vậy, bạn nên hạn chế để điện thoại ở những khu vực có tín hiệu kém. Đồng thời cũng chú ý rằng, khi bạn thực hiện cuộc gọi, bạn phải có từ 3 hay nhiều hơn cột sóng trong điện thoại. Và khi điện thoại mất sóng, tốt nhất nên tắt máy điện thoại và bật lại khi chắc chắn bạn đã ở khu vực có sóng.

Trên thị trường có rất nhiều loại pin, điều quan trọng bạn phải nằm rõ điện thoại của mình dùng pin nào. Hầu hết các pin điện thoại đời mới là loại pin Lithium, chỉ sạc khoảng 2 - 4 tiếng là đầy. Nếu như các loại pin Nickel truyền thống thường phải sạc trên 10 tiếng cho lần đầu tiên sử dụng (gọi là “mớm pin”) thì pin Lithium thì chỉ cần sạc cho đến khi điện thoại báo đầy là được. Một viên pin Lithium có thể sạc bất cứ lúc nào bạn muốn, và không cần thiết phải xả hết pin. Thay vào đó, khi pin chỉ còn 1/3 thì bạn có thể sạc như thông thường. Nếu điện thoại của bạn không hiển thị đúng trạng thái năng lượng còn trong pin thì cứ sử dụng cho đến khi máy điện thoại hết sạch pin rồi cắm sạc sau. 

Hãy giữ cho pin điện thoại mát và không để chúng trước mặt trời. Các pin Lithium thường có cấu tạo gồm các mạch pin trong. Các mạch này bảo vệ pin tránh tình trạng quá nóng khi bạn sạc qua đêm hay lâu hơn thế. Tuy nhiên, nếu pin Lithium bị sạc quá lâu (khoảng một tuần) thì nó sẽ bắt đầu nóng. Quá nóng là một trong những tác nhân chính khiến pin Lithium nhanh bị hỏng. Đồng thời pin của máy điện thoại cũng bị nóng khi bạn để chúng ngoài mặt trời hoặc gần một máy bức xạ. 

Cuối cùng, nên mua một viên pin mới cho máy sau một thời gian sử dụng. Một viên pin Lithium chỉ có tuổi thọ trung bình là khoảng từ 300 đến 500 lần sạc. 

 

 

(Theo XHTT)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
2355
Số người truy cập:
4762819