Xuất khẩu tôm tăng trở lại

 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, 2 tháng đầu năm xuất khẩu tôm cả nước đạt 378,4 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015

Nguyên nhân khiến sản lượng tôm xuất khẩu tăng trở lại sau chuỗi ngày ảm đạm của 2015 là do một số thị trường chính tăng mạnh xuất khẩu tôm. Cụ thể, tôm sang Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng tốt trên 36%. Từ vị trí thứ 4 trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất (Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc - Hong Kong và Hàn Quốc) năm 2015, Trung Quốc - Hong Kong vượt qua Nhật Bản, EU vươn lên đứng thứ 2 (sau Mỹ) với giá trị xuất đạt 64,8 triệu USD, chiếm 17,1% tổng xuất khẩu. 

Trong tổng xuất khẩu tôm, sản phẩm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 56,1%; tôm sú chiếm 35,8% và tôm biển khác chiếm 8,1%. 

Về thị trường nhập khẩu, Mỹ vẫn là thị trường nhập lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 24,8% tổng xuất khẩu. Kim ngạch tôm sang Mỹ 2 tháng đầu năm nay đạt 93,8 triệu USD; tăng 36,2% so với cùng kỳ 2015. Nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ năm 2016 được dự báo sẽ nhích lên do USD tăng giá, giá tôm giảm so với 2 năm trước đây và tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Doanh số bán tôm từ dịch vụ thực phẩm và các hãng bán lẻ tăng cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhập tôm của thị trường này.

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đề xuất tăng thuế nhập đối với tôm từ Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan trong đợt xem xét hành chính lần thứ 10 (POR10). Đợt xem xét này sẽ bao gồm tôm được nhập vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2014 đến 31/1/2015. Nếu kết quả chính thức không có điều chỉnh, tôm Việt Nam sang thị trường này có thể bị ảnh hưởng.

Ở chiều ngược lại, tôm sang một số thị trường chính khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Asean giảm quanh mức 1-17%.

Hồng ChâuHiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, 2 tháng đầu năm xuất khẩu tôm cả nước đạt 378,4 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015

Nguyên nhân khiến sản lượng tôm xuất khẩu tăng trở lại sau chuỗi ngày ảm đạm của 2015 là do một số thị trường chính tăng mạnh xuất khẩu tôm. Cụ thể, tôm sang Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng tốt trên 36%. Từ vị trí thứ 4 trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất (Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc - Hong Kong và Hàn Quốc) năm 2015, Trung Quốc - Hong Kong vượt qua Nhật Bản, EU vươn lên đứng thứ 2 (sau Mỹ) với giá trị xuất đạt 64,8 triệu USD, chiếm 17,1% tổng xuất khẩu.

Trong tổng xuất khẩu tôm, sản phẩm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 56,1%; tôm sú chiếm 35,8% và tôm biển khác chiếm 8,1%.

Về thị trường nhập khẩu, Mỹ vẫn là thị trường nhập lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 24,8% tổng xuất khẩu. Kim ngạch tôm sang Mỹ 2 tháng đầu năm nay đạt 93,8 triệu USD; tăng 36,2% so với cùng kỳ 2015. Nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ năm 2016 được dự báo sẽ nhích lên do USD tăng giá, giá tôm giảm so với 2 năm trước đây và tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Doanh số bán tôm từ dịch vụ thực phẩm và các hãng bán lẻ tăng cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhập tôm của thị trường này.

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đề xuất tăng thuế nhập đối với tôm từ Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan trong đợt xem xét hành chính lần thứ 10 (POR10). Đợt xem xét này sẽ bao gồm tôm được nhập vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2014 đến 31/1/2015. Nếu kết quả chính thức không có điều chỉnh, tôm Việt Nam sang thị trường này có thể bị ảnh hưởng.

Ở chiều ngược lại, tôm sang một số thị trường chính khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Asean giảm quanh mức 1-17%.

Hồng Châu


Giày Đại Phát solution
Số người online:
21447
Số người truy cập:
9063947