Phẫu thuật cắt bỏ tử cung được thực hiện trong những tình huống nghiêm trong nhưng thường được khuyến cáo như một lựa chọn cuối cùng vì quá trình phẫu thuật sẽ gặp nhiều rủi ro cũng như ảnh hưởng lâu dài như sớm mãn kinh và sa âm đạo. Phụ nữ phẫu thuật xong sẽ không thể có con được nữa.
Theo một chương trình bảo hiểm quốc gia Ấn Độ, các bệnh viện tư có thể đòi tiền bồi thường từ chính phủ để điều trị cho các bệnh nhân, những người không có khả năng chi trả những thủ tục khám chữa đắt đỏ. Số tiền này có thể lên tới 30.000 rupee ( 543 USD) một gia đình.
Ít nhất 34 trung tâm y tế đã bị tố cáo thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung không cần thiết cho hơn 2.000 phụ nữ, trong đó có 9 trung tâm tại tiểu bang Chhattisgarh, Bộ trưởng Y tế Amar Agarwal cho biết.
Hiện cả 34 trung tâm này vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các cáo buộc trên.
Theo BBC, những phụ nữ tới từ những vùng nông thôn hẻo lánh tìm đến các trung tâm để được điều trị các bệnh thông thường như đau lưng trước khi họ được kể những câu chuyện đáng sợ về nguy cơ ung thư nếu không cắt bỏ tử cung. Chiến thuật đánh vào tâm lý của các bác sĩ đã khiến những người phụ nữ sợ hãi và đồng ý thực hiện các cuộc phẫu thuật.
Đề án bảo hiểm y tế của chính phủ Ấn Độ từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi và được cho là đã bị công nghiệp y học lợi dụng từ năm 2007. Các nhà chỉ trích ước tính hơn 7.000 phụ nữ đã bị yêu cầu thực hiện các thủ tục không cần thiết trong 30 tháng qua, trong khi phe đối lập tuyên bố rằng có hơn 50.000 phụ nữ tại Chhattisgarh đã bị cắt bỏ tử cung trong vòng 5 năm trở lại đây.
<--Sầm Hoa (Theo Asiaone)-->