Xe đạp Thống Nhất được định giá 11 triệu USD

 Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty TNHH Thống Nhất. Theo đó, giá chào mua bình quân đạt 10.386 đồng một cổ phần. 10 nhà đầu tư đã mua hết hơn 3 triệu cổ phiếu chào bán. Theo đó, Thống Nhất thu về khoảng 31,5 tỷ đồng.

Với tổng số 23,7 triệu cổ phần, Xe đạp Thống Nhất được thị trường định giá khoảng 246 tỷ đồng (khoảng 11 triệu USD). Mức giá này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thương lượng giá chào bán cho nhà đầu tư chiến lược sắp tới của Thống Nhất.

Đây là mức định giá khá thấp cho việc sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn 30.000m2 đất tại Hà Nội cùng doanh thu 200 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc Nhà nước vẫn giữ 45% vốn có thể đã làm giảm bớt sự hấp dẫn của đợt chào bán cổ phần tại thương hiệu một thời "vàng son" này.

Theo phương án cổ phần hoá, Thống Nhất sẽ bán 9,88 triệu cổ phần, tương ứng 41,7% vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Sau khi bán ưu đãi cho người lao động 119.000 cổ phần, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước giảm xuống 45%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 237 tỷ đồng.

Sau cổ phần hoá, Thống Nhất vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận khá khiêm tốn với khoảng 4,7 tỷ đồng trong khi doanh thu là 275 tỷ năm 2016.

Xe đạp Thống Nhất từng là một thương hiệu gắn liền người dân Việt Nam ở thế kỷ trước. Nay thương hiệu này đã dần trở nên yếu thế trước sự xâm lấn của các các dòng xe Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan… Dù lượng xe đạp tiêu thụ có hướng tăng (năm 2015 là 120.000 xe) song doanh thu của công ty lại giảm gần một nửa so với 2014, còn 200 tỷ đồng.

Dù cố gắng tập trung các dòng xe mới phù hợp thị hiếu người dùng như xe đạp địa hình, xe đạp thể thao có kiểu dáng hiện đại, nhiều tính năng hơn, song với đặc thù sản xuất xe đạp, chi phí nguyên vật liệu và nhân công quá lớn đã khiến cho lợi nhuận của Thống Nhất sa sút và ở mức rất thấp. Năm 2014, con số này giảm xuống 1,5 tỷ, năm 2016 cũng chỉ đạt 1,7 tỷ đồng.

Tổng tài sản cuối năm 2015 khoảng 510 tỷ đồng, trong đó gần một nửa là vay nợ. Thu nhập bình quân của nhân viên ở mức 4-6 triệu đồng một tháng.

Thống Nhất giờ đây không chỉ có xe đạp mà còn góp sản xuất nội thất và đang hợp tác với nhiều đơn vị để thực hiện các dự án đầu tư bất động sản, nổi bật nhất là Tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ tại Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội).

Bạch Dương   |  Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty TNHH Thống Nhất. Theo đó, giá chào mua bình quân đạt 10.386 đồng một cổ phần. 10 nhà đầu tư đã mua hết hơn 3 triệu cổ phiếu chào bán. Theo đó, Thống Nhất thu về khoảng 31,5 tỷ đồng.

Với tổng số 23,7 triệu cổ phần, Xe đạp Thống Nhất được thị trường định giá khoảng 246 tỷ đồng (khoảng 11 triệu USD). Mức giá này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thương lượng giá chào bán cho nhà đầu tư chiến lược sắp tới của Thống Nhất.

Đây là mức định giá khá thấp cho việc sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn 30.000m2 đất tại Hà Nội cùng doanh thu 200 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc Nhà nước vẫn giữ 45% vốn có thể đã làm giảm bớt sự hấp dẫn của đợt chào bán cổ phần tại thương hiệu một thời "vàng son" này.

Theo phương án cổ phần hoá, Thống Nhất sẽ bán 9,88 triệu cổ phần, tương ứng 41,7% vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Sau khi bán ưu đãi cho người lao động 119.000 cổ phần, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước giảm xuống 45%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 237 tỷ đồng.

Sau cổ phần hoá, Thống Nhất vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận khá khiêm tốn với khoảng 4,7 tỷ đồng trong khi doanh thu là 275 tỷ năm 2016.

Xe đạp Thống Nhất từng là một thương hiệu gắn liền người dân Việt Nam ở thế kỷ trước. Nay thương hiệu này đã dần trở nên yếu thế trước sự xâm lấn của các các dòng xe Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan… Dù lượng xe đạp tiêu thụ có hướng tăng (năm 2015 là 120.000 xe) song doanh thu của công ty lại giảm gần một nửa so với 2014, còn 200 tỷ đồng.

Dù cố gắng tập trung các dòng xe mới phù hợp thị hiếu người dùng như xe đạp địa hình, xe đạp thể thao có kiểu dáng hiện đại, nhiều tính năng hơn, song với đặc thù sản xuất xe đạp, chi phí nguyên vật liệu và nhân công quá lớn đã khiến cho lợi nhuận của Thống Nhất sa sút và ở mức rất thấp. Năm 2014, con số này giảm xuống 1,5 tỷ, năm 2016 cũng chỉ đạt 1,7 tỷ đồng.

Tổng tài sản cuối năm 2015 khoảng 510 tỷ đồng, trong đó gần một nửa là vay nợ. Thu nhập bình quân của nhân viên ở mức 4-6 triệu đồng một tháng.

Thống Nhất giờ đây không chỉ có xe đạp mà còn góp sản xuất nội thất và đang hợp tác với nhiều đơn vị để thực hiện các dự án đầu tư bất động sản, nổi bật nhất là Tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ tại Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội).

Bạch Dương |

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
1566
Số người truy cập:
9033788