Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo bán đấu giá phần vốn góp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines. Theo đó, Vinalines muốn chuyển nhượng lượng cổ phần trị giá 262,5 tỷ đồng tại công ty này với giá bán khởi điểm gần 81,8 tỷ đồng. Lượng cổ phần này tương đương 88,65% vốn điều lệ (thực góp) của Vinalines tại Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines. Dự kiến thời gian đấu giá là sáng ngày 24/4.
Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines được thành lập năm 2008, vốn điều lệ đăng ký là 800 tỷ đồng, tỷ lệ vốn góp của Vinalines theo cam kết là 85%, tương đương 680 tỷ đồng. Khi mới thành lập, mục tiêu của công ty này là trở thành nơi huy động vốn, đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển của Vinalines tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy này có diện tích trên 95,3 ha với tổng mức đầu tư gần 6.500 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2016, vốn thực góp của các cổ đông tại công ty này mới dừng ở con số 296,5 tỷ đồng trong đó, Vinalines sở hữu gần 89% vốn, phần còn lại là của Công ty Cổ phần Phát triển hàng hải (Vimadeco).
Theo báo cáo tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2016, công ty không phát sinh doanh thu. Trong khi các khoản chi phí duy trì hoạt động cao khiến doanh nghiệp lỗ 151 tỷ đồng. Năm 2015, khoản lỗ của công ty là 1,85 tỷ đồng. Tính đến cuối quý III/2016, công ty chỉ còn gần 160 triệu đồng tiền mặt.
Theo kế hoạch khi mới thành lập, trong giai đoạn 2008-2015, Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines sẽ bao trọn gói công tác sửa chữa đội tàu của tổng công ty mẹ gồm 23-25 tàu trọng tải đến 40.000 DWT mỗi năm. Sau đó, từ 2020 trở đi sẽ trở thành cơ sở sửa chữa tàu biển hàng đầu khu vực với 110-120 tàu biển có tải trọng đến 100.000 DWT. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập, công ty này hầu như không hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu chỉ quản lý, bảo vệ ụ nổi 83M tai tiếng liên quan đến đại án Dương Chí Dũng neo đậu tại cảng Gò Dầu - Đồng Nai. Cách đây gần một năm, ụ nổi được bán thanh lý với giá 38,5 tỷ đồng. Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo bán đấu giá phần vốn góp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines. Theo đó, Vinalines muốn chuyển nhượng lượng cổ phần trị giá 262,5 tỷ đồng tại công ty này với giá bán khởi điểm gần 81,8 tỷ đồng. Lượng cổ phần này tương đương 88,65% vốn điều lệ (thực góp) của Vinalines tại Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines. Dự kiến thời gian đấu giá là sáng ngày 24/4.
Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines được thành lập năm 2008, vốn điều lệ đăng ký là 800 tỷ đồng, tỷ lệ vốn góp của Vinalines theo cam kết là 85%, tương đương 680 tỷ đồng. Khi mới thành lập, mục tiêu của công ty này là trở thành nơi huy động vốn, đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển của Vinalines tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy này có diện tích trên 95,3 ha với tổng mức đầu tư gần 6.500 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2016, vốn thực góp của các cổ đông tại công ty này mới dừng ở con số 296,5 tỷ đồng trong đó, Vinalines sở hữu gần 89% vốn, phần còn lại là của Công ty Cổ phần Phát triển hàng hải (Vimadeco).
Theo báo cáo tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2016, công ty không phát sinh doanh thu. Trong khi các khoản chi phí duy trì hoạt động cao khiến doanh nghiệp lỗ 151 tỷ đồng. Năm 2015, khoản lỗ của công ty là 1,85 tỷ đồng. Tính đến cuối quý III/2016, công ty chỉ còn gần 160 triệu đồng tiền mặt.
Theo kế hoạch khi mới thành lập, trong giai đoạn 2008-2015, Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines sẽ bao trọn gói công tác sửa chữa đội tàu của tổng công ty mẹ gồm 23-25 tàu trọng tải đến 40.000 DWT mỗi năm. Sau đó, từ 2020 trở đi sẽ trở thành cơ sở sửa chữa tàu biển hàng đầu khu vực với 110-120 tàu biển có tải trọng đến 100.000 DWT. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập, công ty này hầu như không hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu chỉ quản lý, bảo vệ ụ nổi 83M tai tiếng liên quan đến đại án Dương Chí Dũng neo đậu tại cảng Gò Dầu - Đồng Nai. Cách đây gần một năm, ụ nổi được bán thanh lý với giá 38,5 tỷ đồng.