|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thư ký LHQ hôm qua tại New York. Ảnh:SGGP
|
Ông Sang khi gặp gỡ ông Ban tại trụ sở LHQ hôm qua đã đề nghị Tổng thư ký cần thúc đẩy việc xử lý khác biệt của các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS), thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Bày tỏ sự đồng tình, ông Ban một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 trong vấn đề này. Ông cũng thúc giục các nước sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại Biển Đông, Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với một số nước thuộc ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia va Brunei. Bắc Kinh gần đây xúc tiến nhiều hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý của nước này ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối và đề nghị Trung Quốc dừng các hành động phi pháp này.
Đến tham dự hội nghị thượng đỉnh lần này của LHQ, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam quyết tâm đưa quan điểm phát triển bền vững trở thành định hướng thường xuyên, lâu dài. Việt Nam sẽ tiếp tục lồng ghép các Mục tiêu Phát triển (MDGs) bền vững vào các chiến lược và chương trình quốc gia, trong đó con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm.
Ông Ban Ki-moon tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn từ nay đến 2030.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững tại New York, Mỹ. Tham gia có lãnh đạo của hơn 160 quốc gia.
Đây là hội nghị lớn nhất của LHQ từ sau hội nghị năm 2000, thông qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).Văn kiện hội nghị, với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu phát triển bền vững, là kết quả của quá trình thương lượng tích cực trong hơn hai năm của các nước thành viên LHQ, được đánh giá là đã đáp ứng được các quan tâm và lợi ích của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.
Ông Sang dự kiến có bài phát biểu tại phiên toàn thể của hội nghị này vàHội nghị thượng đỉnh về hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ. Các sự kiện quan trọng khác có trong lịch trình của chủ tịch nước là phiên Đối thoại chính sách với Hội châu Á, Đối thoại Doanh nghiệp Việt - Mỹ về chủ đề tác động của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hội nghị thường niên của Quỹ Sáng kiến toàn cầu (Quỹ Clinton) và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Sau khi kết thúc các hoạt động ở New York, từ ngày 28/9 đến đến 30/9, Chủ tịch nước sẽ thăm chính thức Cuba.
Cũng trong hôm qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chứng kiến lễ ký thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với Liên bang Comoros. Đây là quốc đảo ở phía Đông châu Phi, trên Ấn Độ Dương, với diện tích hơn 2.000 km2 và dân số gần 800.000 người. Hiện Việt Nam có quan hệ chính thức với 186 nước trên thế giới.
Việt Anh
sang-ok-8105-1443163699.jpg
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thư ký LHQ hôm qua tại New York. Ảnh: SGGP
Ông Sang khi gặp gỡ ông Ban tại trụ sở LHQ hôm qua đã đề nghị Tổng thư ký cần thúc đẩy việc xử lý khác biệt của các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS), thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Bày tỏ sự đồng tình, ông Ban một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 trong vấn đề này. Ông cũng thúc giục các nước sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại Biển Đông, Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với một số nước thuộc ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia va Brunei. Bắc Kinh gần đây xúc tiến nhiều hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý của nước này ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối và đề nghị Trung Quốc dừng các hành động phi pháp này.
Đến tham dự hội nghị thượng đỉnh lần này của LHQ, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam quyết tâm đưa quan điểm phát triển bền vững trở thành định hướng thường xuyên, lâu dài. Việt Nam sẽ tiếp tục lồng ghép các Mục tiêu Phát triển (MDGs) bền vững vào các chiến lược và chương trình quốc gia, trong đó con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm.
Ông Ban Ki-moon tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn từ nay đến 2030.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững tại New York, Mỹ. Tham gia có lãnh đạo của hơn 160 quốc gia.
Đây là hội nghị lớn nhất của LHQ từ sau hội nghị năm 2000, thông qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).Văn kiện hội nghị, với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu phát triển bền vững, là kết quả của quá trình thương lượng tích cực trong hơn hai năm của các nước thành viên LHQ, được đánh giá là đã đáp ứng được các quan tâm và lợi ích của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.
Ông Sang dự kiến có bài phát biểu tại phiên toàn thể của hội nghị này và Hội nghị thượng đỉnh về hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ. Các sự kiện quan trọng khác có trong lịch trình của chủ tịch nước là phiên Đối thoại chính sách với Hội châu Á, Đối thoại Doanh nghiệp Việt - Mỹ về chủ đề tác động của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hội nghị thường niên của Quỹ Sáng kiến toàn cầu (Quỹ Clinton) và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Sau khi kết thúc các hoạt động ở New York, từ ngày 28/9 đến đến 30/9, Chủ tịch nước sẽ thăm chính thức Cuba.
Cũng trong hôm qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chứng kiến lễ ký thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với Liên bang Comoros. Đây là quốc đảo ở phía Đông châu Phi, trên Ấn Độ Dương, với diện tích hơn 2.000 km2 và dân số gần 800.000 người. Hiện Việt Nam có quan hệ chính thức với 186 nước trên thế giới.
Việt Anh