Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đầu tư 2 tỷ USD (khoảng 45.000 tỷ đồng) để xây dựng cảng Cái Mép - Thị Vải có công suất thiết kế gần 7 triệu TEU (là đơn vị của container) mỗi năm và sau khi mở rộng hiện công suất thông qua 11 triệu TEU. Đây là cụm cảng nước sâu duy nhất ở Việt Nam có thể đón được tàu hàng trên 100.000 tấn và trở thành một trong 19 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu siêu trọng. Tuy nhiên, hiện lượng hàng hóa thông qua đây mới chỉ đạt 15-20%.
Trong Diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ mới đây, ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chia sẻ, dù tỉnh này đã đầu tư 2 tỷ USD vào cảng Cái Mép nhưng giao thông kết nối rất kém dẫn tới hiệu quả khai thác thấp.
Cảng Cái Mép - Thị Vải dù đầu tư hàng tỷ USD nhưng công suất hoạt động chỉ 15-20%. Ảnh: PV. |
Theo ông Thảo, nguyên nhân dẫn tới hạ tầng giao thông kết nối kém là thiếu công tâm trong việc phân bổ nguồn lực.
"Nguồn thu nộp về ngân sách Trung ương của cảng Cái Mép - Thị Vải từ năm 2009 đến 2017 là 79.000 tỷ đồng, nhưng Trung ương đầu tư cho hệ thống cảng này chỉ khoảng 3.600 tỷ, chiếm 4,6%", ông nói và cho biết nguyên nhân quan trọng khác còn do "điều phối luồng hàng hóa trong khu vực hạn chế, mang tính cục bộ", dẫn đến việc nơi này "đói" hàng nhưng nơi kia lại không giải phóng hàng kịp dẫn đến ách tắc. Việc này liên quan đến câu chuyện liên kết vùng dù đã được đề cập cả chục năm qua nhưng đến nay kết quả "không được gì cả, mạnh tỉnh nào tỉnh đó làm, thậm chí còn làm thui chột lợi thế của địa phương".
Để giải quyết thực trạng trên, ông Thảo cho biết, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thông qua một chương trình nghị quyết về cảng biển, trong đó liên kết vùng là giải pháp chủ yếu và rất cần có sự điều tiết từ Trung ương.
Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Logistic Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Giao nhận Quốc tế Intelog cũng nhìn nhận, Cái Mép Thị Vải đóng vai trò cửa ngõ giao thương số một của quốc gia và hiện tại đang cần sự phối hợp của TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều này nhằm chuyển đổi hành vi giao nhận xuất nhập khẩu của chủ hàng cùng các nhà cung cấp dịch vụ logistics sao cho hài hòa luồng hàng để chia sẻ bớt gánh nặng cho Cảng Cát Lái.
Việc phân phối hài hòa lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Cảng Cái Mép - Thị Vải và Cảng Cát Lái thông qua Hệ thống ICD tại TP HCM sẽ góp phần làm giảm chi phí logistics, tăng nhanh thời gian giao hàng, phát huy hiệu quả của các cảng và ICD.
Trong cuộc họp mới đây với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải đang vướng hạ tầng giao thông, logistics lẫn quản lý nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương cùng các bộ ngành liên quan ngồi lại xử lý những bất cập cũng như các kiến nghị của Bà Rịa - Vũng Tàu như xây cầu Phước An (nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai), phân luồng hàng, thành lập trung tâm kiểm tra hàng hóa tại Cái Mép, làm cảng cạn... để giải quyết rốt ráo các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong phát triển cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
Thanh LêTỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đầu tư 2 tỷ USD (khoảng 45.000 tỷ đồng) để xây dựng cảng Cái Mép - Thị Vải có công suất thiết kế gần 7 triệu TEU (là đơn vị của container) mỗi năm và sau khi mở rộng hiện công suất thông qua 11 triệu TEU. Đây là cụm cảng nước sâu duy nhất ở Việt Nam có thể đón được tàu hàng trên 100.000 tấn và trở thành một trong 19 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu siêu trọng. Tuy nhiên, hiện lượng hàng hóa thông qua đây mới chỉ đạt 15-20%.
Trong Diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ mới đây, ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chia sẻ, dù tỉnh này đã đầu tư 2 tỷ USD vào cảng Cái Mép nhưng giao thông kết nối rất kém dẫn tới hiệu quả khai thác thấp.
vi-sao-cang-2-ty-usd-doi-hang
Cảng Cái Mép - Thị Vải dù đầu tư hàng tỷ USD nhưng công suất hoạt động chỉ 15-20%. Ảnh: PV.
Theo ông Thảo, nguyên nhân dẫn tới hạ tầng giao thông kết nối kém là thiếu công tâm trong việc phân bổ nguồn lực.
"Nguồn thu nộp về ngân sách Trung ương của cảng Cái Mép - Thị Vải từ năm 2009 đến 2017 là 79.000 tỷ đồng, nhưng Trung ương đầu tư cho hệ thống cảng này chỉ khoảng 3.600 tỷ, chiếm 4,6%", ông nói và cho biết nguyên nhân quan trọng khác còn do "điều phối luồng hàng hóa trong khu vực hạn chế, mang tính cục bộ", dẫn đến việc nơi này "đói" hàng nhưng nơi kia lại không giải phóng hàng kịp dẫn đến ách tắc. Việc này liên quan đến câu chuyện liên kết vùng dù đã được đề cập cả chục năm qua nhưng đến nay kết quả "không được gì cả, mạnh tỉnh nào tỉnh đó làm, thậm chí còn làm thui chột lợi thế của địa phương".
Để giải quyết thực trạng trên, ông Thảo cho biết, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thông qua một chương trình nghị quyết về cảng biển, trong đó liên kết vùng là giải pháp chủ yếu và rất cần có sự điều tiết từ Trung ương.
Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Logistic Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Giao nhận Quốc tế Intelog cũng nhìn nhận, Cái Mép Thị Vải đóng vai trò cửa ngõ giao thương số một của quốc gia và hiện tại đang cần sự phối hợp của TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều này nhằm chuyển đổi hành vi giao nhận xuất nhập khẩu của chủ hàng cùng các nhà cung cấp dịch vụ logistics sao cho hài hòa luồng hàng để chia sẻ bớt gánh nặng cho Cảng Cát Lái.
Việc phân phối hài hòa lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Cảng Cái Mép - Thị Vải và Cảng Cát Lái thông qua Hệ thống ICD tại TP HCM sẽ góp phần làm giảm chi phí logistics, tăng nhanh thời gian giao hàng, phát huy hiệu quả của các cảng và ICD.
Trong cuộc họp mới đây với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải đang vướng hạ tầng giao thông, logistics lẫn quản lý nhà nước.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương cùng các bộ ngành liên quan ngồi lại xử lý những bất cập cũng như các kiến nghị của Bà Rịa - Vũng Tàu như xây cầu Phước An (nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai), phân luồng hàng, thành lập trung tâm kiểm tra hàng hóa tại Cái Mép, làm cảng cạn... để giải quyết rốt ráo các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong phát triển cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
Thanh Lê