Năm nay, lần đầu tiên tiêu chí đánh giá về an ninh trật tự xuất hiện trong kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tuy nhiên, tiêu chí này lại được nêu là "nỗi lo có xu hướng nổi bật" của doanh nghiệp năm qua. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho hay, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị việc PCI cần tìm hiểu và đánh giá tác động của tình trạng tội phạm cũng như hành động của chính quyền địa phương đối với vấn đề này.
Kết quả điều tra năm 2017 cho thấy không có dấu hiệu tội phạm lan tràn ngoài tẩm kiểm soát, nhưng vẫn có 3% doanh nghiệp cho biết phải trả tiền bảo kê cho các băng nhóm côn đồ, tổ chức xã hội đen để được yên ổn làm ăn.
Chi phí bôi trơn giảm nhưng các doanh nghiệp đang phải trả tiền cho các tổ chức xã hội đen. Ảnh minh hoạ |
Cũng theo điều tra, 56% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh, trật tự tại địa phương là tốt; 14,5% doanh nghiệp cho biết họ bị trộm cắp hoặc đột nhập trong năm vừa qua. Giá trị trung bình tài sản bị mất khoảng 15 triệu đồng (667 USD), một số doanh nghiệp bị mất mát tài sản có giá trị lên đến trên 500 triệu đồng (22.000 USD).
“Đối với các doanh nghiệp nhỏ, con số này chiếm một phần đáng kể trong doanh thu hàng năm của họ. Các doanh nghiệp lớn hơn nhiều khả năng bị thiệt hại nhiều hơn”, báo cáo nhận định.
Xem đầy đủ đồ hoạ Năng lực cạnh tranh 63 tỉnh, thành tại đây |
Có nhiều tỉnh, thành phố nằm trong top đầu bảng xếp hạng PCI 2017, nhưng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại được nhắc tới là nơi "các vấn đề tội phạm đáng lo ngại nhất". Tỷ lệ doanh nghiệp bị trộm cắp cao nhất được ghi nhận ở Cà Mau (26,7%), kế đến là Bạc Liêu (25,3%), Sóc Trăng (23,9%) và An Giang (23,6%). Kiên Giang (23,1%) và Tiền Giang (23%)... Dù thế, đa số doanh nghiệp đặt niềm tin và đánh giá công an địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hậu quả vụ việc.
Kết quả khảo sát PCI 2017 cũng cho thấy cải thiện đáng kể trong đánh giá của doanh nghiệp về chỉ số tiếp cận điện năng, với 74% doanh nghiệp hài lòng và 69,3% đánh giá có nhiều chuyển biến. Thời gian gián đoạn cung cấp điện tính trung bình trên một doanh nghiệp của 2017 được xác định giảm đáng kể so với 2016 và tỷ lệ các doanh nghiệp nhận được thông báo dịch vụ về cấp điện tăng cao (75%) đối với các vấn đề ngừng, giảm cấp điện đã giúp doanh nghiệp có thời gian chủ động hơn để chuẩn bị và điều chỉnh hoạt động.
Ông Đậu Anh Tuấn cũng cho biết, 2017 là năm ghi dấu nỗ lực của chính quyền các địa phương trong giảm chi phí không chính thức. "Không còn đè nặng với doanh nghiệp như trước, các doanh nghiệp trong nước và FDI đều chung nhận định chi phí 'ngầm', tình trạng nhũng nhiễu đã giảm đáng kể so với trước", Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận xét.
Tỷ lệ doanh nghiệp thừa nhận có chi trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục hải quan giảm từ 56,4% năm 2016 xuống chỉ còn 53% trong năm 2017; lĩnh vực đất đai cũng giảm gần 5% so với 2016. “Có thể nói chống tham nhũng là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam trong năm qua. Điều này thể hiện qua một loạt vụ án tham nhũng lớn được điều tra, xét xử”, báo cáo PCI nhận xét.
Nhiều chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, hạ tầng... được cải thiện, song điều khiến ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI lo ngại là doanh nghiệp tư nhân đang "teo" lại.
Được biết đến là nền kinh tế có độ mở rất cao (gấp tới gần 2 lần GDP), song khu vực tư nhân của Việt Nam vẫn hướng vào thị trường trong nước là chủ yếu, xuất khẩu vẫn lệ thuộc vào các FDI, tới 70%. Đáng lưu ý, số lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng, nhưng khu doanh nghiệp tư nhân lại đang nhỏ đi cả về quy mô vốn và lao động.
"Hội chứng thiếu vắng các doanh nghiệp cỡ vừa đã không được khắc phục. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp ngang tầm thế giới. Chỉ 14% doanh nghiệp Việt có lĩnh vực hoạt động chính là chế tạo", Chủ tịch VCCI nhận định.
Dẫn chứng kết quả báo cáo điều tra PCI 2017, ông Lộc nêu, trên 50% doanh nghiệp có ít hơn 10 lao động, trong số này 85% có dưới 50 lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu khả năng phát triển lên quy mô lớn. Theo số liệu điều tra, chỉ có 11% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và chỉ 14% bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
"Thách thức chủ yếu hiện nay là làm thế nào để tăng quy mô của những doanh nghiệp nội địa này và tạo điều kiện để họ hội nhập tốt hơn cùng các doanh nghiệp nước ngoài và nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị", Chủ tịch VCCI nói.
Anh MinhNăm nay, lần đầu tiên tiêu chí đánh giá về an ninh trật tự xuất hiện trong kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tuy nhiên, tiêu chí này lại được nêu là "nỗi lo có xu hướng nổi bật" của doanh nghiệp năm qua. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho hay, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị việc PCI cần tìm hiểu và đánh giá tác động của tình trạng tội phạm cũng như hành động của chính quyền địa phương đối với vấn đề này.
Kết quả điều tra năm 2017 cho thấy không có dấu hiệu tội phạm lan tràn ngoài tẩm kiểm soát, nhưng vẫn có 3% doanh nghiệp cho biết phải trả tiền bảo kê cho các băng nhóm côn đồ, tổ chức xã hội đen để được yên ổn làm ăn.
Chi phí bôi trơn giảm nhưng các doanh nghiệp đang phải trả tiền cho các tổ chức xã hội đen để được yên ổn làm ăn. Ảnh minh hoạ
Chi phí bôi trơn giảm nhưng các doanh nghiệp đang phải trả tiền cho các tổ chức xã hội đen. Ảnh minh hoạ
Cũng theo điều tra, 56% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh, trật tự tại địa phương là tốt; 14,5% doanh nghiệp cho biết họ bị trộm cắp hoặc đột nhập trong năm vừa qua. Giá trị trung bình tài sản bị mất khoảng 15 triệu đồng (667 USD), một số doanh nghiệp bị mất mát tài sản có giá trị lên đến trên 500 triệu đồng (22.000 USD).
“Đối với các doanh nghiệp nhỏ, con số này chiếm một phần đáng kể trong doanh thu hàng năm của họ. Các doanh nghiệp lớn hơn nhiều khả năng bị thiệt hại nhiều hơn”, báo cáo nhận định.
Xem đầy đủ đồ hoạ Năng lực cạnh tranh 63 tỉnh, thành tại đây
Xem đầy đủ đồ hoạ Năng lực cạnh tranh 63 tỉnh, thành tại đây
Có nhiều tỉnh, thành phố nằm trong top đầu bảng xếp hạng PCI 2017, nhưng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại được nhắc tới là nơi "các vấn đề tội phạm đáng lo ngại nhất". Tỷ lệ doanh nghiệp bị trộm cắp cao nhất được ghi nhận ở Cà Mau (26,7%), kế đến là Bạc Liêu (25,3%), Sóc Trăng (23,9%) và An Giang (23,6%). Kiên Giang (23,1%) và Tiền Giang (23%)... Dù thế, đa số doanh nghiệp đặt niềm tin và đánh giá công an địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hậu quả vụ việc.
Kết quả khảo sát PCI 2017 cũng cho thấy cải thiện đáng kể trong đánh giá của doanh nghiệp về chỉ số tiếp cận điện năng, với 74% doanh nghiệp hài lòng và 69,3% đánh giá có nhiều chuyển biến. Thời gian gián đoạn cung cấp điện tính trung bình trên một doanh nghiệp của 2017 được xác định giảm đáng kể so với 2016 và tỷ lệ các doanh nghiệp nhận được thông báo dịch vụ về cấp điện tăng cao (75%) đối với các vấn đề ngừng, giảm cấp điện đã giúp doanh nghiệp có thời gian chủ động hơn để chuẩn bị và điều chỉnh hoạt động.
Ông Đậu Anh Tuấn cũng cho biết, 2017 là năm ghi dấu nỗ lực của chính quyền các địa phương trong giảm chi phí không chính thức. "Không còn đè nặng với doanh nghiệp như trước, các doanh nghiệp trong nước và FDI đều chung nhận định chi phí 'ngầm', tình trạng nhũng nhiễu đã giảm đáng kể so với trước", Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận xét.
Tỷ lệ doanh nghiệp thừa nhận có chi trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục hải quan giảm từ 56,4% năm 2016 xuống chỉ còn 53% trong năm 2017; lĩnh vực đất đai cũng giảm gần 5% so với 2016. “Có thể nói chống tham nhũng là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam trong năm qua. Điều này thể hiện qua một loạt vụ án tham nhũng lớn được điều tra, xét xử”, báo cáo PCI nhận xét.
Nhiều chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, hạ tầng... được cải thiện, song điều khiến ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI lo ngại là doanh nghiệp tư nhân đang "teo" lại.
Được biết đến là nền kinh tế có độ mở rất cao (gấp tới gần 2 lần GDP), song khu vực tư nhân của Việt Nam vẫn hướng vào thị trường trong nước là chủ yếu, xuất khẩu vẫn lệ thuộc vào các FDI, tới 70%. Đáng lưu ý, số lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng, nhưng khu doanh nghiệp tư nhân lại đang nhỏ đi cả về quy mô vốn và lao động.
"Hội chứng thiếu vắng các doanh nghiệp cỡ vừa đã không được khắc phục. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp ngang tầm thế giới. Chỉ 14% doanh nghiệp Việt có lĩnh vực hoạt động chính là chế tạo", Chủ tịch VCCI nhận định.
Dẫn chứng kết quả báo cáo điều tra PCI 2017, ông Lộc nêu, trên 50% doanh nghiệp có ít hơn 10 lao động, trong số này 85% có dưới 50 lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu khả năng phát triển lên quy mô lớn. Theo số liệu điều tra, chỉ có 11% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và chỉ 14% bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
"Thách thức chủ yếu hiện nay là làm thế nào để tăng quy mô của những doanh nghiệp nội địa này và tạo điều kiện để họ hội nhập tốt hơn cùng các doanh nghiệp nước ngoài và nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị", Chủ tịch VCCI nói.
Anh Minh