Tương lai mờ mịt với các ngân hàng Mỹ

Thậm chí, lúc đó, nhiều nhà đầu tư ngân hàng đã tranh luận khả năng những tên tuổi lớn của Wall Street như Bear Stearns, Lehman Brothers và Merrill Lynch sẽ phải bắt tay hợp tác với các nhà cho vay lớn hay sẽ mạo hiểm đứng bên lề cuộc chơi.


Cú sốc Lehman làm thị trường chứng khoán chao đảo. Ảnh: Reuters.

Tám năm trôi qua, những dự đoán đó đang dần trở thành hiện thực. Mới đây, ngày 15/9, Lehman Brothers đã đệ đơn xin được bảo hộ phá sản. Trong khi đó tập đoàn môi giới chứng khoán lớn nhất thế giới của Mỹ - Merrill Lynch cũng rơi vào tay ngân hàng bán lẻ lớn nhất nước này – Bank of America.

Cùng với sự sụp đổ của Bear Stearns – ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - hồi đầu năm nay, thứ hạng của ngân hàng Wall Street đã bị giảm đi một nửa. Trong các nhà băng từng được cư dân Wall Street tự hào là “dòng dõi thuần chủng” giờ chỉ còn lại Goldman Sachs và Morgan Standley.

Không hề ngạc nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra một lần nữa đặt ra ra các nghi vấn về khả năng đứng vững của các ngân hàng đầu tư. Ông Kenneth D. Lewis - Chủ tịch kiêm CEO của Bank of America nói: “Merrill đã là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và đáng kính trên thị trường. Tuy nhiên thị trường không ngừng đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của một ngân hàng đơn thương độc mã như thế.”

Khủng hoảng ở các ngân hàng vẫn tiếp tục diễn ra. Chỉ nội phiên hôm thứ hai đầu tuần, cổ phiếu của công ty Morgan Stanley đã mất 9% giá trị và giảm gần một nửa trong 12 tháng qua. Goldman Sachs cứu vãn được tình hình tài chính tốt hơn các đối thủ cạnh tranh, nên chỉ giảm 7%.

Bộ Tài chính Mỹ đã quyết định không hỗ trợ cho Lehman, ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ. Mọi chuyện đã tồi tệ hơn rất nhiều sau động thái này, dường như phát đi thông điệp không có chỗ dựa vững chắc nào cho hệ thống ngân hàng.

Với những nhà điều hành của các ngân hàng có sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng và đầu tư thì Wall Street rất dễ bị tổn thương. Sự hỗn loạn ở trung tâm tài chính lớn nhất thế giới này chỉ là bằng chứng được chờ đợi từ lâu, khi mà các ngân hàng của Wall Street có xu hướng phụ thuộc vào các tờ quyết toán và hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường bán buôn cho quỹ của họ. Họ tin rằng sự tiếp quản gần đây đơn thuần là kết quả bị trì hoãn của sự bãi bỏ đạo luật Glass-Steagall năm 1999 - Hiến pháp của kỷ nguyên khủng hoảng đã chia rẽ các ngân hàng thương mại khỏi các nhà môi giới giao dịch Wall Street.

“Đây là một thời kỳ khó khăn đối với một ngân hàng đầu tư”- lãnh đạo cấp cao một ngân hàng thương mại Mỹ nói – “Các sự kiện của vài tháng trước cho thấy, thật khó để tranh cãi xem có tốt hơn để đơn phương trong bất cứ việc gì dù là ngân hàng đầu tư, thẻ tín dụng hay bảo hiểm”.

Ông Vikram Pandit - từng tham gia Morgan Stanley lâu năm và giờ là người đứng đầu của City Group cũng thể hiện quan điểm tương tự trong một bản thông báo nội bộ.

Tuy nhiên, những người khác phản bác ý kiến cho rằng hình mẫu kinh doanh ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs và Morgan Standley hiện giờ đã bị phá bỏ và họ phải chịu số phận bi đát là kết hợp với một tổ chức kinh doanh lãi suất tiền gửi khác. Nhóm theo quan điểm này cho rằng sự biến mất của ba đối thủ cạnh tranh nặng ký sẽ đắc lợi cho hai ngân hàng còn sống sót.

“Thị trường tiền tệ sẽ không biến mất, các doanh nghiệp kinh doanh ngân hàng đầu tư sẽ vẫn tồn tại và bạn sẽ chỉ còn hai ngân hàng này để tập trung vào. Điều đó có vẻ không giống một công thức cho tại hoạ”- một nhà đầu tư ngân hàng cấp cao cho hay.

Goldman được coi là đang nhỉnh hơn so với Morgan Stanley nhờ sự lão luyện và cơ sở khách hàng vững chắc. Ông John Moack, Giám đốc điều hành Goldman Sachs nhấn mạnh rằng vị trí tài chính vững chắc của tập đoàn cùng với thu nhập ổn định sẽ tạo lợi thế để định hình lại công việc kinh doanh.

Tuy nhiên những ngân hàng đầu tư đơn phương sẽ đối mặt với hai thách thức chủ yếu: tài chính và lưu thông. Wall Street từng được bảo hộ bởi Sở Giao dịch chứng khoán và giờ đây đang được giám sát chặt chẽ bởi Cục Dự trữ liên bang, từ đó sẽ tạo ra những quy định chặt chẽ hơn nhằm quản lý rủi ro mà các ngân hàng này có thể mắc phải.

"Các nhà môi giới giao dịch này có thể không bị sụp đổ. Nhưng trong tương lai, có lẽ hệ thống tài chính nói chung và các nhà môi giới giao dịch nói riêng sẽ lặp lại vết xe đổ của chính nó trước đây", ông Matt King - nhà chiến lược của Citigroup nói.

Điều này không có nghĩa Goldman và Morgan Stanley sẽ không thể tồn tại độc lập như hiện nay. Trước đây, các ngân hàng hoạt động ở phố Wall đã thể hiện là kẻ lão làng trong việc tái tạo chính nó và thích nghi với thị trường đang thay đổi. Dù vậy tạm thời họ đang cảm nhận cảm giác ngày càng đơn độc.

Theo VnExpress

 

Giày Đại Phát solution
Số người online:
27059
Số người truy cập:
8798177