Tự truyện Ái Vân (phần 4): Hư thai con đầu lòng vì chạy show trả nợ

 Thư của chú Vũ Xuân Hồng, bố nuôi chàng là bí thư Sứ quán Việt Nam tại Liên Xô (chú là người cùng hoạt động với anh Hiến trước đây): “Con gái ơi, con diễn về thành công lắm phải không. Nó về rồi, nó đóng thùng rồi, tốt lắm. À, nó nợ bố 800 rúp. Nó bảo là khi nào con về Mát-xcơ-va con trả cho bố”.

Thư của chú Thành lái xe Sứ quán: “Cháu Vân thân mến! Chú nghe nói đoàn thành công lắm. Cháu về đây rất là mừng. Hôm nào chú cháu gặp nhau nhé! Tái bút: À, nó đóng thùng về rồi. Tốt lắm. Mua được nhiều đồ lắm. Nó còn nợ chú 1.200 rúp, bảo là Vân sẽ trả, chú yên tâm”.

Thư của anh bạn quen của chàng: “Em ơi vừa rồi anh giúp nó đóng thùng. Hàng chiến lược mua được đầy đủ hết, thùng đóng ngon lành. Nó nợ anh 700 rúp. Em thanh toán giùm anh nhé, anh cũng đang đóng thùng”.

Ái Vân một thời xuân sắc.

Ái Vân một thời xuân sắc.

Cả thảy là 2.700 rúp. Tôi quýnh lên, còn có mấy ngày nữa là về rồi, làm sao bây giờ? Đánh liều vào sứ quán gọi điện về gặp chàng, tôi vừa nói vừa khóc: “Anh nợ ai, nợ vì việc gì có nói với em đâu, sao để người ta đòi nợ em thế này?” Chàng nói: “Được rồi được rồi, yên tâm yên tâm. Mai có người sang Nga anh sẽ viết thư và gửi ít quần bò sang bảo lãnh nợ cho em về". Chàng viết thư, gửi ít hàng và tôi về. Chuyến bay nặng như đá đeo, chỉ mong về nhà nói một câu stop cho xong.

Nếu chuyến đó tôi dứt khoát chia tay được với chàng thì tốt cho tôi mà cũng tốt cho chàng biết bao nhiêu, chúng tôi không phải tốn nhiều nước mắt vì nhau. Kẹt nỗi lúc đó Chiến tranh biên giới đã bùng nổ. Cả nước chỉ nói chuyện chiến tranh, không nói chuyện gì khác. Câu chuyện tình duyên của tôi đâm lạc lõng. Chàng không nói gì khi tôi tuyên bố stop, chỉ cười nhạt: “Em không hiểu đâu… Em không hiểu đâu”- “Thế vì sao anh nợ nần ghê gớm làm vậy, nói em nghe nào?” Chàng lại ngồi im, cười nhạt. Thế mới điên.

Chiến tranh gần kề lắm rồi. Ông già chàng sang nhà tôi nói chuyện: “Bố hiểu chuyện tình cảm bố không o ép gì đâu. Nhưng mà con thử nghĩ xem, chiến tranh tới nơi rồi, sắp phải sơ tán vào miền Nam. Chạy loạn có vợ có chồng có phải hay không? Hai đứa đã đính hôn với nhau rồi, tình cảm cũng rất bền vững rồi. Bây giờ chỉ những phút nông nổi, con tức giận con quyết định cắt đứt thì bố thấy quá uổng phí.”

Bây giờ nhớ lại thấy lý lẽ của ông già thật buồn cười nhưng khi đó tôi nghe rất vừa tai. Tôi chặc lưỡi, ok vậy thôi, thì cưới. Khi không hiểu nhau hãy khoan lấy nhau, tôi đã khuyên điều này với nhiều người nhưng tôi đã không khuyên nổi tôi. Vì tôi quá yêu chàng. Chàng là một khối kín như bưng không ai hiểu nổi, bố mẹ chàng cũng không hiểu. Tôi đã quyết định cưới một khối kín như bưng, tin và yêu khối kín như bưng ấy, đó là sai lầm của tôi. Giờ đây tôi chỉ biết trách tôi chứ không thể trách ai hết.

Ngày cưới đã ấn định rồi, ngày 16/12/1979. Bàn chuyện cưới xin, chàng ôm tôi nói: “Vợ chồng mới cưới xong mà không có vốn liếng gì cả. Cần phải làm gì để kiếm ít tiền làm vốn, chứ ở chung với ông bà già cũng kẹt”. Tôi hỏi: “Làm gì?”. Chàng nói: “Có thương vụ đánh xe đạp Diamond bên Đức sang, chơi món này trúng lắm.” Xe đạp Diamond đang là mode thời thượng của Hà Nội. Tôi ok liền. Tôi kiểm tiền thấy nếu đổi ra USD thì được khoảng năm nghìn rưỡi đô. Đây là số tiền kiếm được trong chuyến đi Nhật, mang hàng từ Nhật về bán được giá cao. Tôi tính mua cái xe máy Peugeot 104, vì đi làm ở Mai Dịch xa. Xe máy Peugeot 104, 103 đang là mode của các cô gái Hà Thành. Hoãn lại việc mua xe, tôi lấy ngay số tiền đưa cho Ái Xuân nhờ đổi ra USD. Ái Xuân vừa cầm về, chàng cầm vài tờ soi qua rồi bảo: “ok rồi !” và đút luôn vào túi. Tôi chưa kịp nhìn thấy đồng Dollar tròn méo thế nào thì nó đã bay theo “thương vụ” của chàng.

Nửa tháng sau thấy im tịt chẳng thấy gì cả. Mải lo cưới nhưng thỉnh thoảng tôi hỏi vụ xe Diamond đến đâu rồi, chàng bảo: “yên tâm yên tâm, không sao hết”. Cưới xong vẫn không thấy gì, tôi hỏi: “Sao không thấy anh nói gì về xe Diamond?”. Chàng nói: “Xe Diamond bây giờ đang tắc nghẽn.” - “Thế tiền kia đâu?”- “Tiền kia bị tắc chỗ kia rồi, yên tâm đi, không mất đâu, chỉ tắc thôi”. Tôi chẳng hiểu tắc thế nào, tắc vì cái gì nhưng không muốn hỏi kĩ, đang tuần trăng mật mất vui.

Hôm sau chàng nói: “Vụ xe Diamond mình phải chờ chút. Bây giờ chuyển sang thuốc lá Ba số (555) đang rất được, vụ này nhỏ lẻ đánh nhanh thắng nhanh”. Lại phải cần vốn nữa. Tôi chẳng tin lắm nhưng vợ chồng mới cưới chưa đầy tháng chồng bảo đưa tiền chẳng lẽ không đưa. Còn ít tiền, tôi móc hết ra đưa chàng. Duy nhất còn sáu bảy chục đồng tôi giấu trong quần áo. Đi diễn Hải Phòng tôi tính mang đi mua xe đạp mi ni của dân Vosco hay buôn xe về theo đường tàu thủy. Lục trong tủ chẳng thấy tiền đâu. “Ôi anh ơi!”- “Em tìm gì?”- “Em định đi mua xe đạp mi ni dưới Hải Phòng, sao tìm mãi không thấy tiền đâu cả?” Chàng không nói gì cả. Tôi thấy nghi nghi bèn hỏi: “Thế xe Diamond với thuốc lá ba số đâu anh?” Mặt chàng biến sắc lạnh như băng, thủng thẳng đáp: “Thế này nhá: cả tiền xe Diamond, cả tiền thuốc lá ba số, cả bảy chục đồng kia em quên đi nhé!” Tôi sững người: “Quên là quên thế nào?”. Chàng nói như ra lệnh: “Tốt nhất là đừng nhắc tới nó nữa”. Tôi im tịt. Thế là xong. Thất vọng tràn trề.

Ái Vân trên poster Festival Cuba năm 1978.

Ái Vân trên poster Festival Cuba năm 1978.

Tôi không dám nói với ai chuyện này. Về nhà không dám nói tí nào với ba má. Ba má hỏi: “Con đi hát Nga hát Nhật không mua lấy cái xe máy mà đi". Câm miệng hến, không dám ho he. Giá tôi thú thật với ba tôi chuyện này thế nào ông cũng tìm ra cho bằng được vì sao chàng tiêu tiền đến thế. Ba tôi có biệt tài này, lắm khi ông hệt như Sherlock Holmes vậy, chuyện gì cũng tìm ra được manh mối. Chỉ khi trả lời được câu hỏi đó mới có thể tìm được lối thoát cho cuộc hôn nhân. Đấy là hướng đi đúng, nhưng tôi đã không làm. Tôi im lặng sống với khối kín như bưng ấy. Cũng là tuổi trẻ, vợ chồng mới cưới cứ tình cảm cặp kè đi diễn chỗ nọ chỗ kia, rồi cũng nguôi ngoai. Cuối cùng mọi chuyện theo nhau qua đi. Lắm khi nghĩ đến cũng buồn nhưng chậc lưỡi thôi kệ, đến đâu hay đó.

Năm 1980, ra Tết hai đứa theo gia đình chồng dọn về số 8 Trần Hưng Đạo. Nhà số 8 Trần Hưng Đạo của Thông tấn xã Việt Nam phân cho bố mẹ chồng. Nhà có 4 phòng, phòng bố mẹ trước rồi đến phòng chàng và tôi, sau đó là phòng hai đứa em. Một hôm em trai chàng về nhà khóc lóc. Các cụ lôi vào phòng tra hỏi, cậu em bảo phải đi vay tiền để trả nợ cho chàng. Tôi hoảng lên tra hỏi chàng số tiền nợ bên Nga là bao nhiêu. Chàng cứ quanh co mãi cuối cùng mới vỡ lẽ ra chàng nợ gần hai vạn rúp. Không phải 2.700 rúp mà gần hai vạn rúp trời ạ. Tôi chết sững, như rơi xuống vực thẳm.

Bên Nga có tối hậu thư là, nếu không trả họ sẽ sang sứ quán làm um lên. Ông bố đang là chánh văn phòng, bí thư Đảng ủy nữa. Chàng đang ở đỉnh vinh quang vẻ vang thế mà dính vào chuyện đó còn ra cái gì. Gia đình mới bàn nhau gửi mua quần bò, áo cành mai cứ ai sang Nga ông già cũng gửi hàng sang bán đi trả nợ. Với lợi thế là chánh văn phòng và là người đáng trọng, ai đi Nga ông đều biết và nhờ mang hàng, cũng chẳng ai nỡ chối từ. Tôi đi Nga vừa đi hát vừa kiêm nhiệm vụ mang hàng sang bán trả nợ cho chàng. Hè năm 1980 tôi chuyển về Nhà hát Tuổi trẻ, vì chàng làm ở đấy, nghĩ vợ chồng làm cùng nhau, biểu diễn cùng nhau, thôi thì cố gắng gây dựng cả sự nghiệp, cả kinh tế khá lên vì đang nợ ngập đầu. Lúc đó may lại rất đắt show diễn, chàng chạy đằng chàng tôi chạy đằng tôi. Tôi có bầu ba tháng vẫn lao vào diễn như điên. Có khi một ngày diễn bảy nơi. Đi xe đạp chạy show hớt hải. Một lần diễn về trượt hòn gạch ngã xuống đường. Mất luôn em bé. Cay đắng vô cùng.

Thấy Nhà hát Tuổi trẻ nặng về kịch - cô Hà Nhân và chị Phạm Thị Thành đều dân kịch hết, ca nhạc khó mà phát triển, tôi lại xin về Nhà hát ca múa nhạc trung ương. Nhờ sang Nhà hát ca múa nhạc tôi mới được chọn đi thi ở Dresden - Đức và được giải thưởng.

Trả nợ liên tục cho đến cuối năm 1982 tôi đi Đức, ghé qua Nga, cô bạn Galia người Nga báo tin: “Ái Vân, hết nợ, xong hết rồi”. Mừng ơi là mừng, thoát được một việc khủng khiếp, tưởng như trút được gánh nặng ngàn cân. Thế là xong, tin chắc chàng rút được kinh nghiệm, từ này vợ chồng chăm chỉ làm ăn, tay không vẫn dựng được cơ đồ, không lo.

Phần 1phần 2, phần 3còn tiếp...

(Trích tự truyện Để gió cuốn đi, First News và NXB Hội Nhà văn ấn hành)Thư của chú Vũ Xuân Hồng, bố nuôi chàng là bí thư Sứ quán Việt Nam tại Liên Xô (chú là người cùng hoạt động với anh Hiến trước đây): “Con gái ơi, con diễn về thành công lắm phải không. Nó về rồi, nó đóng thùng rồi, tốt lắm. À, nó nợ bố 800 rúp. Nó bảo là khi nào con về Mát-xcơ-va con trả cho bố”.

Thư của chú Thành lái xe Sứ quán: “Cháu Vân thân mến! Chú nghe nói đoàn thành công lắm. Cháu về đây rất là mừng. Hôm nào chú cháu gặp nhau nhé! Tái bút: À, nó đóng thùng về rồi. Tốt lắm. Mua được nhiều đồ lắm. Nó còn nợ chú 1.200 rúp, bảo là Vân sẽ trả, chú yên tâm”.

Thư của anh bạn quen của chàng: “Em ơi vừa rồi anh giúp nó đóng thùng. Hàng chiến lược mua được đầy đủ hết, thùng đóng ngon lành. Nó nợ anh 700 rúp. Em thanh toán giùm anh nhé, anh cũng đang đóng thùng”.

Ái Vân một thời xuân sắc.
Ái Vân một thời xuân sắc.
Cả thảy là 2.700 rúp. Tôi quýnh lên, còn có mấy ngày nữa là về rồi, làm sao bây giờ? Đánh liều vào sứ quán gọi điện về gặp chàng, tôi vừa nói vừa khóc: “Anh nợ ai, nợ vì việc gì có nói với em đâu, sao để người ta đòi nợ em thế này?” Chàng nói: “Được rồi được rồi, yên tâm yên tâm. Mai có người sang Nga anh sẽ viết thư và gửi ít quần bò sang bảo lãnh nợ cho em về". Chàng viết thư, gửi ít hàng và tôi về. Chuyến bay nặng như đá đeo, chỉ mong về nhà nói một câu stop cho xong.

Nếu chuyến đó tôi dứt khoát chia tay được với chàng thì tốt cho tôi mà cũng tốt cho chàng biết bao nhiêu, chúng tôi không phải tốn nhiều nước mắt vì nhau. Kẹt nỗi lúc đó Chiến tranh biên giới đã bùng nổ. Cả nước chỉ nói chuyện chiến tranh, không nói chuyện gì khác. Câu chuyện tình duyên của tôi đâm lạc lõng. Chàng không nói gì khi tôi tuyên bố stop, chỉ cười nhạt: “Em không hiểu đâu… Em không hiểu đâu”- “Thế vì sao anh nợ nần ghê gớm làm vậy, nói em nghe nào?” Chàng lại ngồi im, cười nhạt. Thế mới điên.

Chiến tranh gần kề lắm rồi. Ông già chàng sang nhà tôi nói chuyện: “Bố hiểu chuyện tình cảm bố không o ép gì đâu. Nhưng mà con thử nghĩ xem, chiến tranh tới nơi rồi, sắp phải sơ tán vào miền Nam. Chạy loạn có vợ có chồng có phải hay không? Hai đứa đã đính hôn với nhau rồi, tình cảm cũng rất bền vững rồi. Bây giờ chỉ những phút nông nổi, con tức giận con quyết định cắt đứt thì bố thấy quá uổng phí.”

Bây giờ nhớ lại thấy lý lẽ của ông già thật buồn cười nhưng khi đó tôi nghe rất vừa tai. Tôi chặc lưỡi, ok vậy thôi, thì cưới. Khi không hiểu nhau hãy khoan lấy nhau, tôi đã khuyên điều này với nhiều người nhưng tôi đã không khuyên nổi tôi. Vì tôi quá yêu chàng. Chàng là một khối kín như bưng không ai hiểu nổi, bố mẹ chàng cũng không hiểu. Tôi đã quyết định cưới một khối kín như bưng, tin và yêu khối kín như bưng ấy, đó là sai lầm của tôi. Giờ đây tôi chỉ biết trách tôi chứ không thể trách ai hết.

Ngày cưới đã ấn định rồi, ngày 16/12/1979. Bàn chuyện cưới xin, chàng ôm tôi nói: “Vợ chồng mới cưới xong mà không có vốn liếng gì cả. Cần phải làm gì để kiếm ít tiền làm vốn, chứ ở chung với ông bà già cũng kẹt”. Tôi hỏi: “Làm gì?”. Chàng nói: “Có thương vụ đánh xe đạp Diamond bên Đức sang, chơi món này trúng lắm.” Xe đạp Diamond đang là mode thời thượng của Hà Nội. Tôi ok liền. Tôi kiểm tiền thấy nếu đổi ra USD thì được khoảng năm nghìn rưỡi đô. Đây là số tiền kiếm được trong chuyến đi Nhật, mang hàng từ Nhật về bán được giá cao. Tôi tính mua cái xe máy Peugeot 104, vì đi làm ở Mai Dịch xa. Xe máy Peugeot 104, 103 đang là mode của các cô gái Hà Thành. Hoãn lại việc mua xe, tôi lấy ngay số tiền đưa cho Ái Xuân nhờ đổi ra USD. Ái Xuân vừa cầm về, chàng cầm vài tờ soi qua rồi bảo: “ok rồi !” và đút luôn vào túi. Tôi chưa kịp nhìn thấy đồng Dollar tròn méo thế nào thì nó đã bay theo “thương vụ” của chàng.

Nửa tháng sau thấy im tịt chẳng thấy gì cả. Mải lo cưới nhưng thỉnh thoảng tôi hỏi vụ xe Diamond đến đâu rồi, chàng bảo: “yên tâm yên tâm, không sao hết”. Cưới xong vẫn không thấy gì, tôi hỏi: “Sao không thấy anh nói gì về xe Diamond?”. Chàng nói: “Xe Diamond bây giờ đang tắc nghẽn.” - “Thế tiền kia đâu?”- “Tiền kia bị tắc chỗ kia rồi, yên tâm đi, không mất đâu, chỉ tắc thôi”. Tôi chẳng hiểu tắc thế nào, tắc vì cái gì nhưng không muốn hỏi kĩ, đang tuần trăng mật mất vui.

Hôm sau chàng nói: “Vụ xe Diamond mình phải chờ chút. Bây giờ chuyển sang thuốc lá Ba số (555) đang rất được, vụ này nhỏ lẻ đánh nhanh thắng nhanh”. Lại phải cần vốn nữa. Tôi chẳng tin lắm nhưng vợ chồng mới cưới chưa đầy tháng chồng bảo đưa tiền chẳng lẽ không đưa. Còn ít tiền, tôi móc hết ra đưa chàng. Duy nhất còn sáu bảy chục đồng tôi giấu trong quần áo. Đi diễn Hải Phòng tôi tính mang đi mua xe đạp mi ni của dân Vosco hay buôn xe về theo đường tàu thủy. Lục trong tủ chẳng thấy tiền đâu. “Ôi anh ơi!”- “Em tìm gì?”- “Em định đi mua xe đạp mi ni dưới Hải Phòng, sao tìm mãi không thấy tiền đâu cả?” Chàng không nói gì cả. Tôi thấy nghi nghi bèn hỏi: “Thế xe Diamond với thuốc lá ba số đâu anh?” Mặt chàng biến sắc lạnh như băng, thủng thẳng đáp: “Thế này nhá: cả tiền xe Diamond, cả tiền thuốc lá ba số, cả bảy chục đồng kia em quên đi nhé!” Tôi sững người: “Quên là quên thế nào?”. Chàng nói như ra lệnh: “Tốt nhất là đừng nhắc tới nó nữa”. Tôi im tịt. Thế là xong. Thất vọng tràn trề.

Ái Vân trên poster Festival Cuba năm 1978.
Ái Vân trên poster Festival Cuba năm 1978.
Tôi không dám nói với ai chuyện này. Về nhà không dám nói tí nào với ba má. Ba má hỏi: “Con đi hát Nga hát Nhật không mua lấy cái xe máy mà đi". Câm miệng hến, không dám ho he. Giá tôi thú thật với ba tôi chuyện này thế nào ông cũng tìm ra cho bằng được vì sao chàng tiêu tiền đến thế. Ba tôi có biệt tài này, lắm khi ông hệt như Sherlock Holmes vậy, chuyện gì cũng tìm ra được manh mối. Chỉ khi trả lời được câu hỏi đó mới có thể tìm được lối thoát cho cuộc hôn nhân. Đấy là hướng đi đúng, nhưng tôi đã không làm. Tôi im lặng sống với khối kín như bưng ấy. Cũng là tuổi trẻ, vợ chồng mới cưới cứ tình cảm cặp kè đi diễn chỗ nọ chỗ kia, rồi cũng nguôi ngoai. Cuối cùng mọi chuyện theo nhau qua đi. Lắm khi nghĩ đến cũng buồn nhưng chậc lưỡi thôi kệ, đến đâu hay đó.

Năm 1980, ra Tết hai đứa theo gia đình chồng dọn về số 8 Trần Hưng Đạo. Nhà số 8 Trần Hưng Đạo của Thông tấn xã Việt Nam phân cho bố mẹ chồng. Nhà có 4 phòng, phòng bố mẹ trước rồi đến phòng chàng và tôi, sau đó là phòng hai đứa em. Một hôm em trai chàng về nhà khóc lóc. Các cụ lôi vào phòng tra hỏi, cậu em bảo phải đi vay tiền để trả nợ cho chàng. Tôi hoảng lên tra hỏi chàng số tiền nợ bên Nga là bao nhiêu. Chàng cứ quanh co mãi cuối cùng mới vỡ lẽ ra chàng nợ gần hai vạn rúp. Không phải 2.700 rúp mà gần hai vạn rúp trời ạ. Tôi chết sững, như rơi xuống vực thẳm.

Bên Nga có tối hậu thư là, nếu không trả họ sẽ sang sứ quán làm um lên. Ông bố đang là chánh văn phòng, bí thư Đảng ủy nữa. Chàng đang ở đỉnh vinh quang vẻ vang thế mà dính vào chuyện đó còn ra cái gì. Gia đình mới bàn nhau gửi mua quần bò, áo cành mai cứ ai sang Nga ông già cũng gửi hàng sang bán đi trả nợ. Với lợi thế là chánh văn phòng và là người đáng trọng, ai đi Nga ông đều biết và nhờ mang hàng, cũng chẳng ai nỡ chối từ. Tôi đi Nga vừa đi hát vừa kiêm nhiệm vụ mang hàng sang bán trả nợ cho chàng. Hè năm 1980 tôi chuyển về Nhà hát Tuổi trẻ, vì chàng làm ở đấy, nghĩ vợ chồng làm cùng nhau, biểu diễn cùng nhau, thôi thì cố gắng gây dựng cả sự nghiệp, cả kinh tế khá lên vì đang nợ ngập đầu. Lúc đó may lại rất đắt show diễn, chàng chạy đằng chàng tôi chạy đằng tôi. Tôi có bầu ba tháng vẫn lao vào diễn như điên. Có khi một ngày diễn bảy nơi. Đi xe đạp chạy show hớt hải. Một lần diễn về trượt hòn gạch ngã xuống đường. Mất luôn em bé. Cay đắng vô cùng.

Thấy Nhà hát Tuổi trẻ nặng về kịch - cô Hà Nhân và chị Phạm Thị Thành đều dân kịch hết, ca nhạc khó mà phát triển, tôi lại xin về Nhà hát ca múa nhạc trung ương. Nhờ sang Nhà hát ca múa nhạc tôi mới được chọn đi thi ở Dresden - Đức và được giải thưởng.

Trả nợ liên tục cho đến cuối năm 1982 tôi đi Đức, ghé qua Nga, cô bạn Galia người Nga báo tin: “Ái Vân, hết nợ, xong hết rồi”. Mừng ơi là mừng, thoát được một việc khủng khiếp, tưởng như trút được gánh nặng ngàn cân. Thế là xong, tin chắc chàng rút được kinh nghiệm, từ này vợ chồng chăm chỉ làm ăn, tay không vẫn dựng được cơ đồ, không lo.

Phần 1, phần 2, phần 3, còn tiếp...

(Trích tự truyện Để gió cuốn đi, First News và NXB Hội Nhà văn ấn hành)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
73917
Số người truy cập:
7682962