|
Máy bay Y-8 hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập để đưa ba công nhân bị bệnh về Tam Á. Ảnh: ChinaNews
|
Theo China News, máy bay Y-8 của hải quân Trung Quốc mang số hiệu 9271 hôm qua ngang nhiên bay ra đá Chữ Thập, sau khi nhận lệnh đưa ba công nhân bị bệnh bay về thành phố Tam Á, đảo Hải Nam để điều trị. Trước đó, máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ được cho là tuần tra tại Biển Đông. Khoảng 13h50 cùng ngày, phi cơ hạ cánh xuống sân bay Phượng Hoàng ở Tam Á.
Các diễn đàn quân sự của Trung Quốc cho hay, đường băng nước này xây dựng phi pháp tại đá Chữ Thập có thể phù hợp cho hoạt động cất cánh của các loại máy bay dân sự, máy bay chiến đấu và máy bay vận tải cỡ lớn, đáp ứng nhu cầu ứng phó khẩn cấp và tiếp tế vật tư trang bị trên đá này.
Đầu tháng tư, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long thị sát trái phép các đá Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm tìm hiểu tiến độ thi công các công trình.
Đầu tháng một, Trung Quốc liên tục thử nghiệm hạ cánh ở đường băng trên đảo nhân tạo nước này xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập. Trước việc Trung Quốc điều máy bay phi pháp ra đá Chữ Thập, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối.
Việt Nam cho rằng hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc và tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự, có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 m, là một trong ba đường băng Bắc Kinh thực hiện trái phép. Trung Quốc từ 2014 cải tạo và xây dựng phi pháp ít nhất 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quốc Trung
trung-quoc-dieu-may-bay-van-tai-y-8-phi-phap-ra-da-chu-thap
Máy bay Y-8 hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập để đưa ba công nhân bị bệnh về Tam Á. Ảnh: ChinaNews
Theo China News, máy bay Y-8 của hải quân Trung Quốc mang số hiệu 9271 hôm qua ngang nhiên bay ra đá Chữ Thập, sau khi nhận lệnh đưa ba công nhân bị bệnh bay về thành phố Tam Á, đảo Hải Nam để điều trị. Trước đó, máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ được cho là tuần tra tại Biển Đông. Khoảng 13h50 cùng ngày, phi cơ hạ cánh xuống sân bay Phượng Hoàng ở Tam Á.
Các diễn đàn quân sự của Trung Quốc cho hay, đường băng nước này xây dựng phi pháp tại đá Chữ Thập có thể phù hợp cho hoạt động cất cánh của các loại máy bay dân sự, máy bay chiến đấu và máy bay vận tải cỡ lớn, đáp ứng nhu cầu ứng phó khẩn cấp và tiếp tế vật tư trang bị trên đá này.
Đầu tháng tư, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long thị sát trái phép các đá Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm tìm hiểu tiến độ thi công các công trình.
Đầu tháng một, Trung Quốc liên tục thử nghiệm hạ cánh ở đường băng trên đảo nhân tạo nước này xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập. Trước việc Trung Quốc điều máy bay phi pháp ra đá Chữ Thập, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối.
Việt Nam cho rằng hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc và tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự, có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 m, là một trong ba đường băng Bắc Kinh thực hiện trái phép. Trung Quốc từ 2014 cải tạo và xây dựng phi pháp ít nhất 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quốc Trung
trung-quoc-dieu-may-bay-van-tai-y-8-phi-phap-ra-da-chu-thap
Máy bay Y-8 hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập để đưa ba công nhân bị bệnh về Tam Á. Ảnh: ChinaNews
Theo China News, máy bay Y-8 của hải quân Trung Quốc mang số hiệu 9271 hôm qua ngang nhiên bay ra đá Chữ Thập, sau khi nhận lệnh đưa ba công nhân bị bệnh bay về thành phố Tam Á, đảo Hải Nam để điều trị. Trước đó, máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ được cho là tuần tra tại Biển Đông. Khoảng 13h50 cùng ngày, phi cơ hạ cánh xuống sân bay Phượng Hoàng ở Tam Á.
Các diễn đàn quân sự của Trung Quốc cho hay, đường băng nước này xây dựng phi pháp tại đá Chữ Thập có thể phù hợp cho hoạt động cất cánh của các loại máy bay dân sự, máy bay chiến đấu và máy bay vận tải cỡ lớn, đáp ứng nhu cầu ứng phó khẩn cấp và tiếp tế vật tư trang bị trên đá này.
Đầu tháng tư, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long thị sát trái phép các đá Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm tìm hiểu tiến độ thi công các công trình.
Đầu tháng một, Trung Quốc liên tục thử nghiệm hạ cánh ở đường băng trên đảo nhân tạo nước này xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập. Trước việc Trung Quốc điều máy bay phi pháp ra đá Chữ Thập, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối.
Việt Nam cho rằng hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc và tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự, có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 m, là một trong ba đường băng Bắc Kinh thực hiện trái phép. Trung Quốc từ 2014 cải tạo và xây dựng phi pháp ít nhất 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Quốc Trung