Trung Quốc công bố ảnh biến bãi Chữ Thập thành đô thị lớn

 

Bộ ảnh được đăng tải vào ngày 22/1, cho biết từ ngày 1 đến 7/2/1988, Trung Quốc gửi 11 tàu, mang nhân công và nguyên vật liệu đến đá Chữ Thập, bắt đầu đo đạc, xây dựng đường băng. Ảnh: Sohu

 

Ngày 24/2/1988, Trung Quốc cho nổ bom phá đất ở bãi Chữ Thập. Trang quân sự Sohu của Trung Quốc cho biết, bãi Chữ Thập là rạn san hô hình bầu dục thuôn dài, chia làm hai khu, tây nam và đông bắc. Toàn bộ rạn san hô này rộng 7,8 km, dài 26 km, diện tích 108 km2. Ở giữa có hồ nước nông, hình thù không rõ rệt, sâu khoảng 14,6 đến 40m. Khi thủy triều lên, toàn bộ rạn san hô chìm xuống dưới nước khoảng 1 m. Rạn san hô chính nằm ở góc tây nam, ước tính rộng 4 km2. Ảnh: Sohu

 

Khối lượng đất đá, san hô của vụ nổ tạo thành khu vực rộng hơn 8.000 m2. Ảnh: Sohu

 

Khu vực chính ở bãi Chữ Thập năm 2012, nằm trên rạn san hô góc tây nam. Ảnh: Xinhua

 

Sohu cho biết, kể từ cuối năm 2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo các rạn san hô và xây dựng nhiều công trình quy mô lớn trên các bãi đá ở Trường Sa như Gạc Ma, Châu Viên, cụm đá Ga Ven. Trung Quốc bắt đầu cải tạo bãi Chữ Thập từ tháng 6/2014. Trong ảnh là doanh trại mới đang được xây dựng trên khu vực chính ở bãi Chữ Thập. Ảnh: Xinhua

 

Ảnh chụp từ vệ tinh của Digital Globe cho thấy góc đông bắc bãi Chữ Thập là nơi cải tạo đầu tiên của Trung Quốc. Theo Sohu, chưa đầy một tháng, khu vực cải tạo đã tăng diện tích gấp 3 lần, lên 0,96 km2. Sau khi hoàn thành cải tạo góc đông bắc, Trung Quốc sẽ tiếp tục cải tạo các góc khác. Tháng 10/2014,SCMP cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho hay Đá Chữ thập đã được cải tạo mở rộng tới khoảng một km vuông, trở thành đá lớn nhất Trường Sa và việc cải tạo vẫn còn tiếp diễn.

 

 

Hải quân Trung Quốc lần lượt xây dựng một đài quan trắc trên bãi Chữ Thập, một bãi đáp trực thăng và vườn rau rộng 500 m2, phục vụ cho hơn 2.000 quân đồn trú. Ảnh: Navy.81

 

Trung Quốc cũng cho xây một bến tàu có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 4.000 tấn, một tòa nhà 2 tầng ở đây. Trung Quốc có 2.000 lính đồn trú ở bãi Chữ Thập. Ảnh: CRI.

 

Các tàu chở nguyên liệu và công cụ bồi đắp hoạt động quanh bãi Chữ Thập. Ảnh: Xinhua.

 

Phối cảnh bãi Chữ Thập trong tương lai. Trung Quốc muốn bồi đắp và xây dựng bãi Chữ Thập thành đô thị lớn, có nhiều nhà cao tầng, sân bay, bến cảng. Ảnh: Sina

 

 

Hồng Hạnh


Giày Đại Phát solution
Số người online:
74
Số người truy cập:
7717380