Trung Quốc cấm phát 'Bố ơi mình đi đâu thế', siết chặt giới giải trí

 Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh, Truyền hình Trung Quốc mới đây ban hành thông tư về việc thực hiện, phát sóng show truyền hình có sự tham gia của trẻ vị thành niên. Theo đó, nhà đài, công ty truyền thông không được phép chế tác, phát sóng show thực tế có sự tham gia của con cái ngôi sao nổi tiếng. Một trong những show bị cấm có Bố ơi mình đi đâu thế- chương trình ăn khách những năm gần đây.

Cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu nhà sản xuất không được phép mượn show thực tế để đánh bóng tên tuổi cho các ngôi sao cũng như con cái họ, nhằm hạn chế việc các em bé "một đêm nổi tiếng" nhờ bố mẹ.

Tổng cục cho rằng: "Show thực tế cần tăng cường bảo vệ người vị thành niên, cố gắng hạn chế để trẻ em tham gia. Nếu thực sự cần sự xuất hiện của trẻ nhỏ cũng không được phép thương mại hóa và tạo các chiêu trò giải trí, xâm phạm quyền lợi của trẻ".

bo-oi-minh-di-dau-the-bi-cam-va-su-siet-chat-nganh-giai-tri-o-trung-quoc

Kimi - con trai tài tử Lâm Chí Dĩnh - đắt show sự kiện, quảng cáo sau chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế".

Cơ quan quản lý nước này cho rằng truyền thông nên hướng trọng tâm vào người dân, quan tâm đến quần chúng, tránh lạm dụng các ngôi sao để tạo sự hào nhoáng, gây ảnh hưởng đến tư duy của giới trẻ cũng như tiếp tay cho những quan điểm lệch lạc về sự nổi tiếng.

Đại diện Đài truyền hình Chiết Giang, đơn vị chế tác một số show có sự tham gia của con cái người nổi tiếng, trả lời Sina cho biết Đài sẽ thực hiện nghiêm túc yêu cầu của cơ quan chức năng khi nhận được công văn.

Đồng tình với thông tư của Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh, Truyền hình Trung Quốc, Tân Hoa Xã cho rằng việc thương mại hóa, lạm dụng trẻ nhỏ tham gia show thực tế để thu lợi nhuận gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội.

Cấm con cái người nổi tiếng tham gia show thực tế là một trong những bước đi nhằm siết chặt quản lý mảng văn hóa - giải trí ở Trung Quốc.

Mới đây, Tổng cục Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh nước này ra thông tư quy định hạn chế đưa tin về sự giàu sang của người nổi tiếng. Tổng cục dẫn chứng hai đám cưới của Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy và Ngô Kỳ Long - Lưu Thi Thi, qua đó cấm cơ quan truyền thông đưa tin rầm rộ về sự xa xỉ, hào nhoáng và mức độ giàu có của người nổi tiếng, nhằm đánh bóng tên tuổi, tạo giá trị thương mại cho họ.

Các nhà đài Trung Quốc cũng không được phép mời người nổi tiếng dính scandal như sử dụng ma túy, mua bán dâm... lên truyền hình. Sản phẩm văn hóa, giải trí có sự tham gia của những người này cũng bị cấm quảng bá.

bo-oi-minh-di-dau-the-bi-cam-va-su-siet-chat-nganh-giai-tri-o-trung-quoc-1

Đám cưới xa xỉ của Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy từng được một số tờ báo phương Tây đưa tin.

Bên cạnh đó, cơ quan này còn siết chặt quản lý quảng bá phim về đề tài đồng tính, phim ngôn tình. Các phim như Thượng ẩnThái tử phi thăng chức ký... gây sốt trên mạng nhưng sau đó bị gỡ bỏ. Những diễn viên tham gia phim thể loại này cũng bị hạn chế xuất hiện trên truyền thông.

Ngay cả Hậu duệ mặt trời, phim đình đám châu Á thời gian qua, cũng bị Tổng cục "tuýt còi". Theo đó, cơ quan quản lý cấm quảng bá quá đà, thổi phồng giá trị nội dung, nghệ thuật của phim nhằm tăng giá trị thương mại.

Ngoài ra, cơ quan quản lý văn hóa Trung Quốc đưa ra những thông tư quy định về việc sản xuất nội dung phim ảnh. Theo đó, phim truyền hình không được phép "miêu tả cụ thể các hành vi xấu xa như mua bán dâm, dâm loạn, cưỡng bức...", "miêu tả quan hệ loạn luân, đồng tính, biến thái tình dục, ngược đãi tình dục", "miêu tả và cổ vũ hành vi không lành mạnh trong tình yêu, hôn nhân như yêu sớm, tình một đêm, ngoại tình"... Quy định cũng cấm cảnh kích thích, gợi dục.

Thay vào đó, Quy định này khích lệ nhà làm phim hướng tới chủ đề phản ánh tiếng nói người dân hay đề tài về sự tiến bộ xã hội. Những nội dung được kiến nghị đưa vào phim là phát huy truyền thống văn hóa, khích lệ sự tự tin, tự cường, tự tôn ở giới trẻ, nhắc nhở về trách nhiệm xã hội...

Nghinh Xuân

Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh, Truyền hình Trung Quốc mới đây ban hành thông tư về việc thực hiện, phát sóng show truyền hình có sự tham gia của trẻ vị thành niên. Theo đó, nhà đài, công ty truyền thông không được phép chế tác, phát sóng show thực tế có sự tham gia của con cái ngôi sao nổi tiếng. Một trong những show bị cấm có Bố ơi mình đi đâu thế - chương trình ăn khách những năm gần đây.

Cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu nhà sản xuất không được phép mượn show thực tế để đánh bóng tên tuổi cho các ngôi sao cũng như con cái họ, nhằm hạn chế việc các em bé "một đêm nổi tiếng" nhờ bố mẹ.

Tổng cục cho rằng: "Show thực tế cần tăng cường bảo vệ người vị thành niên, cố gắng hạn chế để trẻ em tham gia. Nếu thực sự cần sự xuất hiện của trẻ nhỏ cũng không được phép thương mại hóa và tạo các chiêu trò giải trí, xâm phạm quyền lợi của trẻ".

bo-oi-minh-di-dau-the-bi-cam-va-su-siet-chat-nganh-giai-tri-o-trung-quoc
Kimi - con trai tài tử Lâm Chí Dĩnh - đắt show sự kiện, quảng cáo sau chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế".
Cơ quan quản lý nước này cho rằng truyền thông nên hướng trọng tâm vào người dân, quan tâm đến quần chúng, tránh lạm dụng các ngôi sao để tạo sự hào nhoáng, gây ảnh hưởng đến tư duy của giới trẻ cũng như tiếp tay cho những quan điểm lệch lạc về sự nổi tiếng.

Đại diện Đài truyền hình Chiết Giang, đơn vị chế tác một số show có sự tham gia của con cái người nổi tiếng, trả lời Sina cho biết Đài sẽ thực hiện nghiêm túc yêu cầu của cơ quan chức năng khi nhận được công văn.

Đồng tình với thông tư của Tổng cục Phát thanh, Điện ảnh, Truyền hình Trung Quốc, Tân Hoa Xã cho rằng việc thương mại hóa, lạm dụng trẻ nhỏ tham gia show thực tế để thu lợi nhuận gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội.

Cấm con cái người nổi tiếng tham gia show thực tế là một trong những bước đi nhằm siết chặt quản lý mảng văn hóa - giải trí ở Trung Quốc.

Mới đây, Tổng cục Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh nước này ra thông tư quy định hạn chế đưa tin về sự giàu sang của người nổi tiếng. Tổng cục dẫn chứng hai đám cưới của Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy và Ngô Kỳ Long - Lưu Thi Thi, qua đó cấm cơ quan truyền thông đưa tin rầm rộ về sự xa xỉ, hào nhoáng và mức độ giàu có của người nổi tiếng, nhằm đánh bóng tên tuổi, tạo giá trị thương mại cho họ.

Các nhà đài Trung Quốc cũng không được phép mời người nổi tiếng dính scandal như sử dụng ma túy, mua bán dâm... lên truyền hình. Sản phẩm văn hóa, giải trí có sự tham gia của những người này cũng bị cấm quảng bá.

bo-oi-minh-di-dau-the-bi-cam-va-su-siet-chat-nganh-giai-tri-o-trung-quoc-1
Đám cưới xa xỉ của Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy từng được một số tờ báo phương Tây đưa tin.
Bên cạnh đó, cơ quan này còn siết chặt quản lý quảng bá phim về đề tài đồng tính, phim ngôn tình. Các phim như Thượng ẩn, Thái tử phi thăng chức ký... gây sốt trên mạng nhưng sau đó bị gỡ bỏ. Những diễn viên tham gia phim thể loại này cũng bị hạn chế xuất hiện trên truyền thông.

Ngay cả Hậu duệ mặt trời, phim đình đám châu Á thời gian qua, cũng bị Tổng cục "tuýt còi". Theo đó, cơ quan quản lý cấm quảng bá quá đà, thổi phồng giá trị nội dung, nghệ thuật của phim nhằm tăng giá trị thương mại.

Ngoài ra, cơ quan quản lý văn hóa Trung Quốc đưa ra những thông tư quy định về việc sản xuất nội dung phim ảnh. Theo đó, phim truyền hình không được phép "miêu tả cụ thể các hành vi xấu xa như mua bán dâm, dâm loạn, cưỡng bức...", "miêu tả quan hệ loạn luân, đồng tính, biến thái tình dục, ngược đãi tình dục", "miêu tả và cổ vũ hành vi không lành mạnh trong tình yêu, hôn nhân như yêu sớm, tình một đêm, ngoại tình"... Quy định cũng cấm cảnh kích thích, gợi dục.

Thay vào đó, Quy định này khích lệ nhà làm phim hướng tới chủ đề phản ánh tiếng nói người dân hay đề tài về sự tiến bộ xã hội. Những nội dung được kiến nghị đưa vào phim là phát huy truyền thống văn hóa, khích lệ sự tự tin, tự cường, tự tôn ở giới trẻ, nhắc nhở về trách nhiệm xã hội...

Nghinh Xuân

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
60592
Số người truy cập:
7667802