Tình hình nghiêm trọng đến mức Hội nghị Chuối Quốc tế (IBC) tuần này đã phải dời từ Costa Rica sang Miami (Mỹ) vào phút chót để người tham dự không mang dịch bệnh đến đây qua bụi đất bám vào giày. Mỹ Latin hiện là nguồn cung chuối chủ chốt cho Bắc Mỹ và châu Âu.
Căn bệnh này có tên "bệnh Panama", khiến lá chuối vàng và héo úa. Nó đã lan từ châu Á sang Australia, châu Phi và Trung Đông. Dịch bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến giống chuối Cavendish mà người phương Tây đã quen dùng.
Dịch bệnh đang đe dọa ngành chuối toàn cầu. Ảnh: Pri |
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tháng này đã cảnh báo ngành chuối quy mô 36 tỷ USD phải hành động để "giải quyết một trong những dịch bệnh chuối nguy hiểm nhất thế giới". Các nhà khoa học và người trồng đang cân nhắc một giống chuối mới có khả năng thay thế giống Cavendish. Dịch bệnh này đã khiến sản xuất tại nhiều nơi ở châu Á bị đình trệ.
Hiện giá chuối tại các cửa hàng thực phẩm phương Tây vẫn chưa tăng, do Mỹ Latin chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại Bắc Mỹ và châu Âu có thể nhận thấy sự thay đổi về giống chuối và giá chuối trong thập kỷ tới, nếu dịch bệnh này lan đến Mỹ Latin.
Các nước đang phát triển chịu rủi ro lớn nhất, do mầm bệnh này có thể nằm trong đất tới 40 năm. Hàng tỷ USD và hàng tỷ tấn chuối đang có nguy cơ đổ bỏ. Và việc trồng giống mới sẽ rất đắt đỏ.
"Sự lan truyền của bệnh Panama có thể gây tác động lớn lên người trồng, nhà buôn và các gia đình phụ thuộc vào ngành chuối", nhà nghiên cứu bệnh dịch thực vật - Fazil Dusunceli tại FAO cảnh báo.
Hà Thu (theo CNN)Tình hình nghiêm trọng đến mức Hội nghị Chuối Quốc tế (IBC) tuần này đã phải dời từ Costa Rica sang Miami (Mỹ) vào phút chót để người tham dự không mang dịch bệnh đến đây qua bụi đất bám vào giày. Mỹ Latin hiện là nguồn cung chuối chủ chốt cho Bắc Mỹ và châu Âu.
Căn bệnh này có tên "bệnh Panama", khiến lá chuối vàng và héo úa. Nó đã lan từ châu Á sang Australia, châu Phi và Trung Đông. Dịch bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến giống chuối Cavendish mà người phương Tây đã quen dùng.
toan-cau-dang-khung-hoang-chuoi
Dịch bệnh đang đe dọa ngành chuối toàn cầu. Ảnh: Pri
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tháng này đã cảnh báo ngành chuối quy mô 36 tỷ USD phải hành động để "giải quyết một trong những dịch bệnh chuối nguy hiểm nhất thế giới". Các nhà khoa học và người trồng đang cân nhắc một giống chuối mới có khả năng thay thế giống Cavendish. Dịch bệnh này đã khiến sản xuất tại nhiều nơi ở châu Á bị đình trệ.
Hiện giá chuối tại các cửa hàng thực phẩm phương Tây vẫn chưa tăng, do Mỹ Latin chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại Bắc Mỹ và châu Âu có thể nhận thấy sự thay đổi về giống chuối và giá chuối trong thập kỷ tới, nếu dịch bệnh này lan đến Mỹ Latin.
Các nước đang phát triển chịu rủi ro lớn nhất, do mầm bệnh này có thể nằm trong đất tới 40 năm. Hàng tỷ USD và hàng tỷ tấn chuối đang có nguy cơ đổ bỏ. Và việc trồng giống mới sẽ rất đắt đỏ.
"Sự lan truyền của bệnh Panama có thể gây tác động lớn lên người trồng, nhà buôn và các gia đình phụ thuộc vào ngành chuối", nhà nghiên cứu bệnh dịch thực vật - Fazil Dusunceli tại FAO cảnh báo.
Hà Thu (theo CNN)Tình hình nghiêm trọng đến mức Hội nghị Chuối Quốc tế (IBC) tuần này đã phải dời từ Costa Rica sang Miami (Mỹ) vào phút chót để người tham dự không mang dịch bệnh đến đây qua bụi đất bám vào giày. Mỹ Latin hiện là nguồn cung chuối chủ chốt cho Bắc Mỹ và châu Âu.
Căn bệnh này có tên "bệnh Panama", khiến lá chuối vàng và héo úa. Nó đã lan từ châu Á sang Australia, châu Phi và Trung Đông. Dịch bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến giống chuối Cavendish mà người phương Tây đã quen dùng.
toan-cau-dang-khung-hoang-chuoi
Dịch bệnh đang đe dọa ngành chuối toàn cầu. Ảnh: Pri
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tháng này đã cảnh báo ngành chuối quy mô 36 tỷ USD phải hành động để "giải quyết một trong những dịch bệnh chuối nguy hiểm nhất thế giới". Các nhà khoa học và người trồng đang cân nhắc một giống chuối mới có khả năng thay thế giống Cavendish. Dịch bệnh này đã khiến sản xuất tại nhiều nơi ở châu Á bị đình trệ.
Hiện giá chuối tại các cửa hàng thực phẩm phương Tây vẫn chưa tăng, do Mỹ Latin chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại Bắc Mỹ và châu Âu có thể nhận thấy sự thay đổi về giống chuối và giá chuối trong thập kỷ tới, nếu dịch bệnh này lan đến Mỹ Latin.
Các nước đang phát triển chịu rủi ro lớn nhất, do mầm bệnh này có thể nằm trong đất tới 40 năm. Hàng tỷ USD và hàng tỷ tấn chuối đang có nguy cơ đổ bỏ. Và việc trồng giống mới sẽ rất đắt đỏ.
"Sự lan truyền của bệnh Panama có thể gây tác động lớn lên người trồng, nhà buôn và các gia đình phụ thuộc vào ngành chuối", nhà nghiên cứu bệnh dịch thực vật - Fazil Dusunceli tại FAO cảnh báo.
Hà Thu (theo CNN)