ổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Getty
“Chúng tôi lo ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan, tính chất nghiêm trọng của dịch lẫn sự thờ ơ đáng báo động của nhiều bên. Do đó, chúng tôi đưa ra đánh giá rằng COVID-19 có thể được coi là đại dịch”, Tổng giám đốc WHO WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo hôm 11/3. “Tất cả các quốc gia vẫn có thể thay đổi tiến trình của đại dịch này. Nếu các quốc gia phát hiện, kiểm tra, xử lý, cô lập, truy tìm và huy động người dân phản ứng”, ông Ghebreyesus nói.
Virus corona xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái, sau đó đã lan rộng khắp thế giới, khiến ngành công nghiệp, hàng không đình trệ, các trường học đóng cửa và các sự kiện đều bị hoãn hoặc hủy bỏ.
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, mức báo động cao nhất, vào ngày 30/1 vừa qua khi có dưới 100 ca nhiễm COVID-19 bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và 8 trường hợp lây truyền bệnh từ người sang người.
Hiện tại, 4.291 người tử vong, hơn 118.000 trường hợp mắc virus corona được ghi nhận ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo ông Ghebreyesus. Con số dự kiến sẽ còn tăng lên.
WHO không còn hạng mục phân loại bệnh là “đại dịch”, ngoại trừ cúm. Các quan chức WHO đã báo hiệu trong nhiều tuần rằng họ có thể sử dụng từ “đại dịch” như một thuật ngữ mô tả nhưng nhấn mạnh rằng nó không mang ý nghĩa pháp lý. COVID-19 không phải là cúm.
WHO từng tuyên bố dịch cúm lợn H1N1 năm 2009 là đại dịch. Tuy nhiên, dịch này sau đó được coi là không quá nghiêm trọng, khiến WHO bị chỉ trích, trong bối cảnh lúc đó các công ty dược phẩm vội vã phát triển vaccine và thuốc.