Thần sấm - tiêm kích không người lái tối mật của Anh

 

 
baes-165040-940x529-9702-1444016231.jpg

Taranis, máy bay chiến đấu không người lái tối tân nhất của không lực Hoàng gia Anh. Ảnh: BAE Systems

Taranis là một trong những máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) tối tân nhất hiện nay của không lực Hoàng gia Anh, theo Tech Insider. Được đặt tên theo vị thần sấm của nền văn hoá Celtic, với khả năng đạt vận tốc tối đa hơn 1.100km/h, đôi khi những người quan sát dưới mặt đất còn chưa kịp nghe thấy tiếng chiếc UCAV này thì nó đã bay khuất tầm mắt.

Nó "gần như vô hình trước hệ thống radar", David Coates, phát ngôn viên của BAE Systems, đơn vị chế tạo Taranis, cho biết.

Ngoài những thông tin sơ bộ trên thì quá trình phát triển và các tính năng tự động của Taranis đều "nằm trong vòng bí mật", một bản báo cáo năm 2013 của Liên Hợp Quốc cho hay.

Theo Coates, chiếc chiến đấu cơ này chưa được triển khai và quân đội Anh cũng chưa có kế hoạch chính thức sử dụng nó. Taranis hiện dừng lại ở mức độ một phương tiện dùng cho việc thử nghiệm các công nghệ tương lai.

Thông tin trên trang chủ của BAE Systems khẳng định Taranis có thể "thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong thời gian dài, theo dõi mục tiêu, thu thập thông tin tình báo, ngăn chặn đối phương và không kích các cứ điểm của địch". Những hoạt động này đều được một người điều khiển dưới mặt đất giám sát.

Ông Coates đánh giá, chính tốc độ, khả năng tàng hình tối ưu và tự động hóa là những đặc điểm khiến Taranis vượt trội so với các chiến đấu cơ không người lái khác.

Theo trang Popular Science, về lý thuyết, Taranis có thể bay hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, trong các buổi bay thử, chiếc UCAV này đều chịu sự điều khiển của một phi công.

Với chiều dài 11,6m, sải cánh khoảng 9,7m, Taranis có kích thước tương đương một chiếc xe buýt. Một trong những tính năng đặc biệt phức tạp của máy bay này là khả năng lẩn trốn các hệ thống theo dõi, đồng thời duy trì liên lạc với phi công mặt đất. Song, nguyên tắc hoạt động của cơ chế này lại "không thể tiết lộ".

Theo hình ảnh mô phỏng do BAE cung cấp, Taranis còn có thể xác định những mối nguy hiểm tiềm tàng và tự động tấn công các mục tiêu này sau khi nhận chỉ thị của người điều khiển.

Taranis sẽ tự động tiếp cận khu vực định sẵn dựa trên một đường bay lập trình từ trước. Tại đây, chiếc UCAV sẽ tìm kiếm và khoá mục tiêu. Sau đó, nó gửi thông tin về căn cứ để phi công xác nhận và nhập lệnh đồng ý khai hoả. Khi hoàn thành nhiệm vụ, Taranis lại tự động quay về căn cứ. Trình tự trên cho thấy con người vẫn là bên chịu trách nhiệm chính đưa ra quyết định tấn công.

Nguy cơ của vũ khí tự động hoá

Hơn 16.000 nhà nghiên cứu trí thông minh nhân tạo đã cũng nhau ký vào một bức thư ngỏ trình lên Liên Hợp Quốc, thúc giục các nhà lãnh đạo cấm phát triển những loại vũ khí tự động và bán tự động. Trong số các nhà khoa học kể trên có Elon Musk, giám đốc điều hành của công ty Tesla và SpaceX, nhà vật lý học lỗi lạc Stephen Hawking cùng Peter Norvig, giám đốc nghiên cứu của Google.

Bà Heather Roff, giáo sư đạo đức quốc tế tại Đại học Denver, cho rằng vấn đề đáng lo ngại nhất đó là sự không rõ ràng trong quy trình tự động hoá, liệu con người sẽ nắm vai trò như thế nào trong việc quyết định tìm và tấn công mục tiêu của các vũ khí thông minh.

Giáo sư Roff cũng là một trong những người ký tên vào bức thư ngỏ. Bà cho rằng sự mập mờ này là rất nguy hiểm. Liên Hợp Quốc hiện chưa có hướng dẫn nào về vai trò của vũ khí tự động trong chiến tranh đa quốc gia. Roff và các nhà khoa học cùng quan điểm đánh giá, khi mà những vũ khí thông minh như Taranis hiện diện ngày càng nhiều, sự tham gia của con người trong các quyết định khai hỏa sẽ càng ít đi.

Các yếu tố thường được con người xét đến, ví dụ như liệu mục tiêu có nằm gần trường học hay không, rất có thể sẽ nằm ngoài thông tin được gửi về cho phi công, Roff nói. Quân đội các nước cứ tiếp tục phát triển các loại vũ khí thông minh này thì chẳng mấy chốc những thiết bị tự động tìm diệt mục tiêu cũng sẽ xuất hiện, bà nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về những mối lo ngại kể trên, ông Coates khẳng định Taranis "hiện chỉ là một thiết bị trình diễn công nghệ, được dùng trong các cuộc thử nghiệm công nghệ mới áp dụng cho máy bay chiến đấu trong tương lai".

"BAE Systems tin rằng các hệ thống của máy bay không người lái, cả ở hiện tại và tương lai, đều nên có sự giám sát của con người, đặc biệt là trong việc sử dụng vũ khí", ông Coates cho biết trong một email gửi Tech Insider.

Video Taranis hoạt động trên thực địa

Gia Quang
baes-165040-940x529-9702-1444016231.jpg
Taranis, máy bay chiến đấu không người lái tối tân nhất của không lực Hoàng gia Anh. Ảnh: BAE Systems
Taranis là một trong những máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) tối tân nhất hiện nay của không lực Hoàng gia Anh, theo Tech Insider. Được đặt tên theo vị thần sấm của nền văn hoá Celtic, với khả năng đạt vận tốc tối đa hơn 1.100km/h, đôi khi những người quan sát dưới mặt đất còn chưa kịp nghe thấy tiếng chiếc UCAV này thì nó đã bay khuất tầm mắt.

Nó "gần như vô hình trước hệ thống radar", David Coates, phát ngôn viên của BAE Systems, đơn vị chế tạo Taranis, cho biết.

Ngoài những thông tin sơ bộ trên thì quá trình phát triển và các tính năng tự động của Taranis đều "nằm trong vòng bí mật", một bản báo cáo năm 2013 của Liên Hợp Quốc cho hay.

Theo Coates, chiếc chiến đấu cơ này chưa được triển khai và quân đội Anh cũng chưa có kế hoạch chính thức sử dụng nó. Taranis hiện dừng lại ở mức độ một phương tiện dùng cho việc thử nghiệm các công nghệ tương lai.

Thông tin trên trang chủ của BAE Systems khẳng định Taranis có thể "thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong thời gian dài, theo dõi mục tiêu, thu thập thông tin tình báo, ngăn chặn đối phương và không kích các cứ điểm của địch". Những hoạt động này đều được một người điều khiển dưới mặt đất giám sát.

Ông Coates đánh giá, chính tốc độ, khả năng tàng hình tối ưu và tự động hóa là những đặc điểm khiến Taranis vượt trội so với các chiến đấu cơ không người lái khác.

Theo trang Popular Science, về lý thuyết, Taranis có thể bay hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, trong các buổi bay thử, chiếc UCAV này đều chịu sự điều khiển của một phi công.

Với chiều dài 11,6m, sải cánh khoảng 9,7m, Taranis có kích thước tương đương một chiếc xe buýt. Một trong những tính năng đặc biệt phức tạp của máy bay này là khả năng lẩn trốn các hệ thống theo dõi, đồng thời duy trì liên lạc với phi công mặt đất. Song, nguyên tắc hoạt động của cơ chế này lại "không thể tiết lộ".

Theo hình ảnh mô phỏng do BAE cung cấp, Taranis còn có thể xác định những mối nguy hiểm tiềm tàng và tự động tấn công các mục tiêu này sau khi nhận chỉ thị của người điều khiển.

Taranis sẽ tự động tiếp cận khu vực định sẵn dựa trên một đường bay lập trình từ trước. Tại đây, chiếc UCAV sẽ tìm kiếm và khoá mục tiêu. Sau đó, nó gửi thông tin về căn cứ để phi công xác nhận và nhập lệnh đồng ý khai hoả. Khi hoàn thành nhiệm vụ, Taranis lại tự động quay về căn cứ. Trình tự trên cho thấy con người vẫn là bên chịu trách nhiệm chính đưa ra quyết định tấn công.

Nguy cơ của vũ khí tự động hoá

Hơn 16.000 nhà nghiên cứu trí thông minh nhân tạo đã cũng nhau ký vào một bức thư ngỏ trình lên Liên Hợp Quốc, thúc giục các nhà lãnh đạo cấm phát triển những loại vũ khí tự động và bán tự động. Trong số các nhà khoa học kể trên có Elon Musk, giám đốc điều hành của công ty Tesla và SpaceX, nhà vật lý học lỗi lạc Stephen Hawking cùng Peter Norvig, giám đốc nghiên cứu của Google.

Bà Heather Roff, giáo sư đạo đức quốc tế tại Đại học Denver, cho rằng vấn đề đáng lo ngại nhất đó là sự không rõ ràng trong quy trình tự động hoá, liệu con người sẽ nắm vai trò như thế nào trong việc quyết định tìm và tấn công mục tiêu của các vũ khí thông minh.

Giáo sư Roff cũng là một trong những người ký tên vào bức thư ngỏ. Bà cho rằng sự mập mờ này là rất nguy hiểm. Liên Hợp Quốc hiện chưa có hướng dẫn nào về vai trò của vũ khí tự động trong chiến tranh đa quốc gia. Roff và các nhà khoa học cùng quan điểm đánh giá, khi mà những vũ khí thông minh như Taranis hiện diện ngày càng nhiều, sự tham gia của con người trong các quyết định khai hỏa sẽ càng ít đi.

Các yếu tố thường được con người xét đến, ví dụ như liệu mục tiêu có nằm gần trường học hay không, rất có thể sẽ nằm ngoài thông tin được gửi về cho phi công, Roff nói. Quân đội các nước cứ tiếp tục phát triển các loại vũ khí thông minh này thì chẳng mấy chốc những thiết bị tự động tìm diệt mục tiêu cũng sẽ xuất hiện, bà nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về những mối lo ngại kể trên, ông Coates khẳng định Taranis "hiện chỉ là một thiết bị trình diễn công nghệ, được dùng trong các cuộc thử nghiệm công nghệ mới áp dụng cho máy bay chiến đấu trong tương lai".

"BAE Systems tin rằng các hệ thống của máy bay không người lái, cả ở hiện tại và tương lai, đều nên có sự giám sát của con người, đặc biệt là trong việc sử dụng vũ khí", ông Coates cho biết trong một email gửi Tech Insider.

Video Taranis hoạt động trên thực địa

Gia Quang
baes-165040-940x529-9702-1444016231.jpg
Taranis, máy bay chiến đấu không người lái tối tân nhất của không lực Hoàng gia Anh. Ảnh: BAE Systems
Taranis là một trong những máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) tối tân nhất hiện nay của không lực Hoàng gia Anh, theo Tech Insider. Được đặt tên theo vị thần sấm của nền văn hoá Celtic, với khả năng đạt vận tốc tối đa hơn 1.100km/h, đôi khi những người quan sát dưới mặt đất còn chưa kịp nghe thấy tiếng chiếc UCAV này thì nó đã bay khuất tầm mắt.

Nó "gần như vô hình trước hệ thống radar", David Coates, phát ngôn viên của BAE Systems, đơn vị chế tạo Taranis, cho biết.

Ngoài những thông tin sơ bộ trên thì quá trình phát triển và các tính năng tự động của Taranis đều "nằm trong vòng bí mật", một bản báo cáo năm 2013 của Liên Hợp Quốc cho hay.

Theo Coates, chiếc chiến đấu cơ này chưa được triển khai và quân đội Anh cũng chưa có kế hoạch chính thức sử dụng nó. Taranis hiện dừng lại ở mức độ một phương tiện dùng cho việc thử nghiệm các công nghệ tương lai.

Thông tin trên trang chủ của BAE Systems khẳng định Taranis có thể "thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong thời gian dài, theo dõi mục tiêu, thu thập thông tin tình báo, ngăn chặn đối phương và không kích các cứ điểm của địch". Những hoạt động này đều được một người điều khiển dưới mặt đất giám sát.

Ông Coates đánh giá, chính tốc độ, khả năng tàng hình tối ưu và tự động hóa là những đặc điểm khiến Taranis vượt trội so với các chiến đấu cơ không người lái khác.

Theo trang Popular Science, về lý thuyết, Taranis có thể bay hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, trong các buổi bay thử, chiếc UCAV này đều chịu sự điều khiển của một phi công.

Với chiều dài 11,6m, sải cánh khoảng 9,7m, Taranis có kích thước tương đương một chiếc xe buýt. Một trong những tính năng đặc biệt phức tạp của máy bay này là khả năng lẩn trốn các hệ thống theo dõi, đồng thời duy trì liên lạc với phi công mặt đất. Song, nguyên tắc hoạt động của cơ chế này lại "không thể tiết lộ".

Theo hình ảnh mô phỏng do BAE cung cấp, Taranis còn có thể xác định những mối nguy hiểm tiềm tàng và tự động tấn công các mục tiêu này sau khi nhận chỉ thị của người điều khiển.

Taranis sẽ tự động tiếp cận khu vực định sẵn dựa trên một đường bay lập trình từ trước. Tại đây, chiếc UCAV sẽ tìm kiếm và khoá mục tiêu. Sau đó, nó gửi thông tin về căn cứ để phi công xác nhận và nhập lệnh đồng ý khai hoả. Khi hoàn thành nhiệm vụ, Taranis lại tự động quay về căn cứ. Trình tự trên cho thấy con người vẫn là bên chịu trách nhiệm chính đưa ra quyết định tấn công.

Nguy cơ của vũ khí tự động hoá

Hơn 16.000 nhà nghiên cứu trí thông minh nhân tạo đã cũng nhau ký vào một bức thư ngỏ trình lên Liên Hợp Quốc, thúc giục các nhà lãnh đạo cấm phát triển những loại vũ khí tự động và bán tự động. Trong số các nhà khoa học kể trên có Elon Musk, giám đốc điều hành của công ty Tesla và SpaceX, nhà vật lý học lỗi lạc Stephen Hawking cùng Peter Norvig, giám đốc nghiên cứu của Google.

Bà Heather Roff, giáo sư đạo đức quốc tế tại Đại học Denver, cho rằng vấn đề đáng lo ngại nhất đó là sự không rõ ràng trong quy trình tự động hoá, liệu con người sẽ nắm vai trò như thế nào trong việc quyết định tìm và tấn công mục tiêu của các vũ khí thông minh.

Giáo sư Roff cũng là một trong những người ký tên vào bức thư ngỏ. Bà cho rằng sự mập mờ này là rất nguy hiểm. Liên Hợp Quốc hiện chưa có hướng dẫn nào về vai trò của vũ khí tự động trong chiến tranh đa quốc gia. Roff và các nhà khoa học cùng quan điểm đánh giá, khi mà những vũ khí thông minh như Taranis hiện diện ngày càng nhiều, sự tham gia của con người trong các quyết định khai hỏa sẽ càng ít đi.

Các yếu tố thường được con người xét đến, ví dụ như liệu mục tiêu có nằm gần trường học hay không, rất có thể sẽ nằm ngoài thông tin được gửi về cho phi công, Roff nói. Quân đội các nước cứ tiếp tục phát triển các loại vũ khí thông minh này thì chẳng mấy chốc những thiết bị tự động tìm diệt mục tiêu cũng sẽ xuất hiện, bà nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về những mối lo ngại kể trên, ông Coates khẳng định Taranis "hiện chỉ là một thiết bị trình diễn công nghệ, được dùng trong các cuộc thử nghiệm công nghệ mới áp dụng cho máy bay chiến đấu trong tương lai".

"BAE Systems tin rằng các hệ thống của máy bay không người lái, cả ở hiện tại và tương lai, đều nên có sự giám sát của con người, đặc biệt là trong việc sử dụng vũ khí", ông Coates cho biết trong một email gửi Tech Insider.

Video Taranis hoạt động trên thực địa

Gia Quang

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
3700
Số người truy cập:
9036826