SBIC đòi công ty con tiền thanh lý tàu cũ từ 3 năm trước

 Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) vừa có văn bản đề nghị hỗ trợ thu hồi tiền thanh lý tàu Liner 1 mà Vinashinlines đã bán từ tháng 7/2015. 

Đơn vị này cho biết, năm 2010, SBIC đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng mệnh giá trái phiếu là 140 tỷ đồng cho một ngân hàng. Trong số này, Vinashinlines đã vay để trả nợ chính ngân hàng trên  hơn 92 tỷ đồng và thế chấp tàu Liner 1. 

Khoản trái phiếu SBIC phát hành nói trên đã được tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, tàu Liner 1 vẫn là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Vinashinlines tại nhà băng này nên chưa được hoàn trả tài sản thế chấp. Theo số liệu từ phía ngân hàng, dư nợ gốc khoản vay vào thời điểm 2015 là gần 79 tỷ đồng. 

Để trang trải cho các khoản nợ, phía SBIC, Vinashinlines cũng như ngân hàng đã thống nhất triển khai bán tàu và nhận lại gần 34 tỷ đồng. Theo thỏa thuận cả 3 bên, sau khi bán tàu, Vinashinlines sẽ phải chuyển trả cho SBIC 21,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, SBIC sau đó đã có nhiều lần đòi, thậm chí báo cáo Bộ Giao thông đề nghị cơ quan này hỗ trợ thu hồi tiền tàu nhưng Vinashinlines không thực hiện với lý do đơn vị này đang thực hiện thủ tục phá sản.  

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa yêu cầu phía ngân hàng chuyển khoản tiền bán tàu nói trên vào tài khoản Vinashinlines để thực hiện thủ tục phá sản. Tuy nhiên, SBIC cho rằng điều này chưa đủ căn cứ pháp lý bởi trước khi bán, các bên đã có biên bản họp về phương án phân chia nguồn thu từ bán tàu. Hơn nữa, theo đơn vị này, đây là số tiền SBIC được hưởng từ việc xử lý tài sản đảm bảo cho khoản trái phiếu đã được hoán đổi. 

"SBIC đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính có văn bản gửi Toà án nhân dân TP Hà Nội xem xét, có ý kiến chấp thuận việc Vinashinlines chuyển trả SBIC tiền bán thanh lý tàu Liner 1”, SBIC kiến nghị.

Nguyễn HàTổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) vừa có văn bản đề nghị hỗ trợ thu hồi tiền thanh lý tàu Liner 1 mà Vinashinlines đã bán từ tháng 7/2015.

Đơn vị này cho biết, năm 2010, SBIC đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng mệnh giá trái phiếu là 140 tỷ đồng cho một ngân hàng. Trong số này, Vinashinlines đã vay để trả nợ chính ngân hàng trên hơn 92 tỷ đồng và thế chấp tàu Liner 1.

Khoản trái phiếu SBIC phát hành nói trên đã được tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, tàu Liner 1 vẫn là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Vinashinlines tại nhà băng này nên chưa được hoàn trả tài sản thế chấp. Theo số liệu từ phía ngân hàng, dư nợ gốc khoản vay vào thời điểm 2015 là gần 79 tỷ đồng.

Để trang trải cho các khoản nợ, phía SBIC, Vinashinlines cũng như ngân hàng đã thống nhất triển khai bán tàu và nhận lại gần 34 tỷ đồng. Theo thỏa thuận cả 3 bên, sau khi bán tàu, Vinashinlines sẽ phải chuyển trả cho SBIC 21,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, SBIC sau đó đã có nhiều lần đòi, thậm chí báo cáo Bộ Giao thông đề nghị cơ quan này hỗ trợ thu hồi tiền tàu nhưng Vinashinlines không thực hiện với lý do đơn vị này đang thực hiện thủ tục phá sản.

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa yêu cầu phía ngân hàng chuyển khoản tiền bán tàu nói trên vào tài khoản Vinashinlines để thực hiện thủ tục phá sản. Tuy nhiên, SBIC cho rằng điều này chưa đủ căn cứ pháp lý bởi trước khi bán, các bên đã có biên bản họp về phương án phân chia nguồn thu từ bán tàu. Hơn nữa, theo đơn vị này, đây là số tiền SBIC được hưởng từ việc xử lý tài sản đảm bảo cho khoản trái phiếu đã được hoán đổi.

"SBIC đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính có văn bản gửi Toà án nhân dân TP Hà Nội xem xét, có ý kiến chấp thuận việc Vinashinlines chuyển trả SBIC tiền bán thanh lý tàu Liner 1”, SBIC kiến nghị.

Nguyễn Hà


Giày Đại Phát solution
Số người online:
24572
Số người truy cập:
9026174